Cho biết tên một bài thơ cùng thể thơ với bài Cảnh Khuya mà em đã được học

Câu 1.  Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu được làm theo thể thơ nào? Vận dụng những hiểu biết về thể thơ này qua những bài thơ Đường mà em đã học, hãy chi ra đặc điểm về số tiếng trong mỗi câu thơ, số câu của một bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của hai bài thơ nói trên.

 

– Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

– Đặc điểm:

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ [thất ngôn]

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ [tứ tuyệt]

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.

 Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.

 Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.

– Ngắt nhịp:

+ Cảnh khuya: Câu 1: 3/4; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.+ Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.
 

Câu 2. Phân tích hai câu đầu của bài thơ Cảnh khuya.
 

Hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng về khuya. Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.
 

Câu 3.  Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thề hiện tâm trạng của nhà thơ?

 

  Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác “chưa ngủ” không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

 

Câu 4.  Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngừ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

– Nhận xét về không gian miêu tả trong bài thơ:

+ Rộng bao la: bởi sự mở ra đến vô biên của dòng sông và bầu trời. Tràn ngập ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chơ đầy trăng.

+ Tràn ngập ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất “Nguyệt chính viên”: “trăng ngày rằm”, hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong “rằm tháng giêng”.

+ Tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng nồng sự sống.

=> Dù là ban đêm nhưng cảnh vật ở đây vẫn phơi phới lồng lộng rất đẹp và đầy sức sống.

 

– Cách miêu tả:

+ Không miêu tả cụ thể chi tiết.

+ Chú ý sự khái quát của toàn cảnh và sự hài hòa giữa các cảnh vật.

  Soạn bài – Tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

 

– Nét đặc biệt về từ ngữ của câu thơ thứ hai:+ Ba chữ xuân nối tiếp nhau: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên.+ Ý nghĩa: thể hiện sự tràn đầy của sức xuân và sắc xuân, tạo cảm giác sức sống ấy đang ùn ùn trỗi dậy, đây là một mùa xuân đang ở trong trạng thái chuyển động lớn dần, lớn dần lên.

 

Câu 5. Trong bài Nguyên tiêu [phiên âm] gợi cho em nhớ tới tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong SGK Ngữ văn 7 tập 1?

  Bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến câu thơ: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Câu cuối của bài Nguyên tiêu và câu thơ này của Trương Kế đều nói về lúc đêm khuya [dạ bán] và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước. Tuy vậy, điểm khác là ở chỗ, một bên “người khách” đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa [Hàn Sơn], còn bên kia “người khách” ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát, đượm tình.
 

Câu 6. Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

  Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là:

– Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.

– Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.– Cả hai bài thơ đều thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ Cách mạng, đêm ngày lo vận nước.
 

Câu 7. Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mồi bài có nét đẹp riêng như thế nào?


 

  Tuy hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng.

  Trăng trong Cảnh khuya là ánh trăng đã được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi “hoa” [hoa trăng] trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng.   Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng.

  Trong khi đó, trăng trong “Rằm tháng riêng” là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.

Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.

- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

   - Một số bài thơ cùng loại: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Bánh trôi nước, Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết vô đạo". Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hỏng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, nghi thường. Chúa tầm thường, thầm nịnh hót. Nước mất, nhà tam đều do những điều tệ hại ấy. [Trích Bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp Ngữ Văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019] Câu 1. [0,5 điểm] Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. [0,5 điểm] Theo tác giả, “đạo” được hiểu là gì? Câu 3. [1,0 điểm] Chi ra phép liên kết được sử dụng trong những câu văn sau: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo" Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Câu 4. [0,5 điểm] Em hiểu thế nào là “lối học hình thức”.

  • Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

    a] - Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? 

    - Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

    [Nam Cao, Lão Hạc]

    b] Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?

    [Sọ Dừa]

    c] Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

    [Ngô Văn Phú, Luỹ làng]

    d] Vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi:

    - Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

    [Em bé thông minh]

    - Trong những đoạn văn trên, câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

Soạn văn 8: Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình văn 8 kì 2

Soạn văn 8: Ôn tập kiến tiếng Việt trong văn 8 kì 2

Soạn văn 8: Các tác phẩm trọng tâm trong chương trình văn 8 kì 2

Soạn văn 8 bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận trang 108

Soạn văn 8 bài: Hội thoại trang 92 sgk

Soạn văn 8 bài: Hội thoại [ tiếp theo] trang 102

Soạn văn 8 bài: Đi bộ ngao du trang 98 sgk

Soạn văn 8 bài: Ôn tập phần tập làm văn trang 151 sgk

Soạn văn 8 bài: Luyện tập làm văn bản thông báo trang 148

Soạn văn 8 bài: Tổng kết phần văn [ tiếp theo] trang 148 sgk

Soạn văn 8 bài: Kiểm tra tổng hợp cuối năm trang 145 sgk

Soạn văn 8 bài: Chương trình địa phương[ phần tiếng việt] trang 145

Soạn văn 8 bài: Tổng kết phần văn [ tiếp theo] trang 144 sgk

Soạn văn 8 bài: Văn bản thông báo trang 140 sgk

Soạn văn 8 bài: Viết bài tập làm văn số 6

Soạn văn 8 bài: Luyện tập làm văn bản tường trình trang 136 sgk

Soạn văn 8 bài: Văn bản tường trình trang 133 sgk

Soạn văn 8 bài: Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt trang 130 sgk

Soạn văn 8 bài: Tổng kết phần văn trang 130 sgk

Soạn văn 8 bài: Bài viết tập làm văn số 7

Soạn văn 8 bài: Chữa lỗi diễn đạt [lỗi lô- gic] trang 127

Soạn văn 8 bài Chương trình địa phương [phần Văn] trang 127

Soạn văn 8 bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu[ luyện tập] trang 122 sgk

Soạn văn 8 bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu trang 110 sgk

Soạn văn 8 bài: Ông Guốc Đanh mặc lễ phục trang 118 sgk

Soạn văn 8 bài: Thuế máu [Trích Bản án chế độ thực dân Pháp] trang 86 sgk

Video liên quan

Chủ Đề