Chuyên đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Các bệnh mạn tính ở đường hô hấp dưới, như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD], là nguyên nhân gây tử vong thứ ba ở những người trên 65 tuổi. Trong số người cao tuổi, khoảng 10% nam giới và 13% nữ giới đang sống chung với bệnh hen suyễn; 10% nam giới và 11% nữ giới phải sống chung với viêm phế quãn mạn tính hoặc khí phế thũng.

  • Những nguy cơ khiến cho bệnh hô hấp ở người già gia tăng gồm có:
  • Khí hậu chia thành hai mùa nóng ẩm và khô lạnh
  • Thiếu không gian sống xanh và trong lành ở một số khu vực đô thị
  • Thường xuyên tiếp xúc khói, bụi ở nơi làm việc, sinh sống
  • Thói quen hút thuốc lá, thuốc lào

Hệ hô hấp không khỏe mạnh, những đợt bệnh không được chữa trị dứt điểm là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh hô hấp mạn tính. Những bệnh này về lâu dài sẽ gây ra tổn thương cho phổi của người cao tuổi. Nhưng nếu được theo dõi và điều trị đúng cách, bệnh có thể được chữa khỏi hoặc được kiểm soát giúp tránh những khó chịu và tác hại lên sức khỏe người cao tuổi.

>> Tìm hiểu thêm: 7 cách trị ho cho người lớn tuổi tại nhà an toàn, hiệu quả cao

6. Giảm chức năng các giác quan

Khi cơ thể già đi, các giác quan [thính giác, thị giác, vị giác, khứu giác và xúc giác] trở nên kém nhạy bén và khiến người cao tuổi khó khăn hơn trong việc để tâm đến các chi tiết. Đây là một trong những vấn đề người cao tuổi gặp phải mà bạn không nên lơ là.

Giảm chức năng các gian quan có thể ảnh hưởng lối sống, trong cách người cao tuổi giao tiếp, tham gia các hoạt động cùng người xung quanh mình. Từ đó vấn đề này khiến người già dần cô lập khỏi gia đình và xã hội.

Âm thanh, hình ảnh, mùi, vị và các sờ chạm cần rõ ràng hơn để người cao tuổi ghi nhận. Tuổi tác ảnh hưởng đến mọi giác quan, nhưng thường rõ ràng nhất là khả năng nghe và nhìn. Theo CDC, khoảng 1 trong 6 người cao tuổi bị suy giảm thị lực và 1 trong 4 người thì bị giảm thính lực. May mắn thay, các vấn đề này có thể khắc phục dễ dàng nhờ vào các thiết bị hỗ trợ như mắt kính hoặc máy trợ thính.

Người lớn tuổi cần bắt đầu quan tâm đến sức khỏe toàn diện từ sớm để sự lão hóa các cơ quan đến chậm. Đồng thời, cần thường xuyên chú ý kiểm tra và thăm khám thị lực và thính lực để có những biện pháp chăm sóc, hỗ trợ cần thiết.

7. Lạm dụng chất kích thích

Lạm dụng chất kích thích, điển hình là rượu hay chất gây nghiện, thường xảy ra khá phổ biến ở người cao tuổi. Tình trạng này là một mối lo ngại to lớn đối với sức khỏe của người cao tuổi vì chúng có thể gây ra tương tác với các thuốc theo toa. Hơn thế nữa, chất kích thích còn tác động đến sức khỏe tổng thể, làm tăng nguy cơ xảy ra té ngã hay ngộ độc.

Lưu ý khi chăm sóc cho người già

Một số bí quyết sau đây có thể hỗ trợ người già cắt giảm rượu bia:
  • Đặt ra giới hạn cứng. Bạn có thể giới hạn lượng đồ uống có cồn mà ông bà có thể uống mỗi lần. Tốt nhất là không nên để cụ ông uống nhiều hơn 2 ly/ ngày; và 1 ly/ngày với cụ bà.
  • Chỉ định một ngày không rượu bia. Nếu người già có thói quen uống rượu mỗi ngày, đây có thể là một cách tốt để giảm mức sử dụng rượu của ông bà.
  • Hạn chế lưu trữ rượu bia ở nhà. Lưu trữ quá nhiều rượu bia có sẵn sẽ có thể dẫn đến thói quen sử dụng đồ uống có cồn quá mức của người già.
  • Hãy thử các lựa chọn thay thế không chứa cồn. Nếu người cao tuổi yêu thích hương vị của bia hoặc rượu vang, hãy thử các sản phẩm không cồn.

8. Sức khỏe răng miệng

Mặc dù không được chú ý thường xuyên nhưng sức khỏe răng miệng là một trong những vấn đề quan trọng với người cao tuổi. Có khoảng 25% người trên 65 tuổi bị mất răng tự nhiên. Những vấn đề răng miệng khác có thể gặp bao gồm khô miệng, bệnh về nướu và ung thư miệng.

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng [đặc biệt là canxi và vitamin D] và vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh răng miệng. Khi răng miệng gặp các vấn đề, cản trở quá trình ăn uống sẽ lại càng làm cho vấn đề thêm trầm trọng và ảnh hưởng sức khỏe nói chung.

Hãy giữ gìn sức khỏe răng miệng người cao tuổi Những tình trạng này có khả năng được quản lý hay ngăn ngừa bằng dinh dưỡng hợp lý, giữ vệ sinh răng miệng tốt và đến phòng khám nha khoa kiểm tra định kỳ.

9. Sức khỏe người cao tuổi và vấn đề suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là một trong những vấn đề thường bị bỏ qua nhất khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi [trên 65 tuổi] không được chẩn đoán sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như: suy giảm hệ miễn dịch và khiến hệ cơ xương mất đi khả năng đứng vững. Nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng rất đa dạng, từ những thay đổi do tuổi tác đến chứng mất trí nhớ gây quên ăn, thu nhập hạn chế, nghiện rượu và thậm chí trầm cảm,…

Chỉ cần những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn hàng ngày như tăng lượng trái cây và rau quả, đảm bảo đủ protein, giảm lượng chất béo bão hòa và hạn chế muối cũng đã cải thiện được chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi.

Lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho người già

Một số bí quyết bạn có thể thử để người già ăn uống lành mạnh hơn:
  • Giữ giờ ăn và duy trì một lịch trình ăn uống đều đặn;
  • Đảm bảo ông bà không bỏ bữa;
  • Dùng bữa cùng người già;
  • Hạn chế sử dụng quá nhiều gia vị.

Việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đòi hỏi một sự quan tâm, để ý toàn diện lên những thay đổi nhỏ nhất về thể chất và tinh thần. Vì người cao tuổi vốn thường chấp nhận những suy giảm sức khỏe của bản thân mình như một điều tất nhiên của tuổi tác, và tâm lý ngại làm phiền con cháu. Hy vọng những thông tin trên đây hỗ trợ bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho người thân của mình.

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu tổng quát:

Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thích ứng với giai đoạn già hóa dân số góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể:

a] Nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận và phong trào toàn xã hội tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Các chỉ tiêu đến năm 2025:

- 100% lãnh đạo, các cấp ủy Đảng chính quyền, ban ngành đoàn thể được cung cấp thông tin về già hóa dân số, thực trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; ban hành văn bản chỉ đạo, kế hoạch về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi;

100% người cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi biết thông tin về già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và các kiến thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

b] Nâng cao sức khỏe của người cao tuổi trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi.

Các chỉ tiêu đến năm 2025:

- 80% người cao tuổi có khả năng tự chăm sóc, được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe;

- 80% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần/năm và được lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe.

c] Đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của người cao tuổi với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp [tại các cơ sở y tế, tại nhà,...]

Các chỉ tiêu đến năm 2025:

- 90% người cao tuổi khi bị bệnh được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe;

- 100% bệnh viện Trung ương và tuyến tỉnh [trừ bệnh viện chuyên khoa nhi] có tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi; khuyến khích thành lập mới bệnh viện lão khoa tại các thành phố trực thuộc Trung ương;

- 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế.

d] Đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe dài hạn của người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung.

Các chỉ tiêu đến năm 2025:

- 100% người cao tuổi không có khả năng tự chăm sóc, được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng;

- Tăng ít nhất 2 lần số người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, không còn khả năng tự chăm sóc, không có người trợ giúp tại nhà và có điều kiện chi trả được chăm sóc trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung so với năm 2016.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Phạm vi thực hiện của Đề án

Đề án được triển khai trên toàn quốc, gồm 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tập trung triển khai ở các tỉnh thành phố có tỷ lệ người cao tuổi cao; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; người cao tuổi có hoàn cảnh kinh tế xã hội khó khăn.

2. Đối tượng của Đề án

- Đối tượng thụ hưởng: Người cao tuổi, gia đình có người cao tuổi.

- Đối tượng tác động: Cấp ủy Đảng, Chính quyền và Ban ngành đoàn thể; cán bộ y tế, dân số; tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Đề án; cộng đồng người cao tuổi sinh sống.

3. Thời gian thực hiện của Đề án

Đề án được thực hiện từ 2017 đến 2025 và chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 [2017-2020]: Tập trung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng: tăng cường các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi; tổ chức khám sức khỏe định kì, lập hồ sơ quản lý sức khỏe người cao tuổi tại trạm y tế xã; tăng cường năng lực khám chữa bệnh cho người cao tuổi của các cơ sở y tế; xây dựng các quy chuẩn chuyên môn, kỹ thuật trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, hướng dẫn sử dụng Bảo hiểm y tế trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; xây dựng tổ chức, quản lý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; xây dựng các tài liệu, chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; thử nghiệm các mô hình, loại hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dài hạn; thí điểm xây dựng phong trào xã/phường phù hợp với người cao tuổi; nghiên cứu phát triển hệ thống chỉ báo thống kê về quản lý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; thực hiện một số nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Giai đoạn 2 [2021-2025]: Tổng kết giai đoạn 1, lựa chọn đẩy mạnh các hoạt động của đề án đã triển khai có hiệu quả trong giai đoạn 1; nhân rộng các mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi, ưu tiên cho các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; tạo môi trường thân thiện cho người cao tuổi thông qua việc thúc đẩy phong trào xã/phường phù hợp với người cao tuổi; xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn tổ chức, quản lý các cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chính sách huy động các nguồn lực bao gồm cả tư nhân trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

III. CÁC GIẢI PHÁP, NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Tăng cường truyền thông giáo dục thay đổi hành vi nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Thường xuyên tổ chức truyền thông giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng; định kỳ tổ chức các hoạt động truyền thông sự kiện, hội thảo, hội nghị, hội thi, hội diễn; biên soạn, biên tập, nhân bản, phát hành các sản phẩm truyền thông, tư vấn; thường xuyên tổ chức truyền thông trực tiếp, hướng dẫn chăm sóc và người cao tuổi tự chăm sóc; lồng ghép với các hoạt động truyền thông khác.

- Xây dựng và triển khai mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi qua sử dụng mạng điện tử [internet], viễn thông.

2. Xây dựng, phát triển phong trào chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Khảo sát nghiên cứu các nội dung của bộ tiêu chí; xây dựng và ban hành bộ tiêu chí của xã/phường phù hợp với người cao tuổi; hướng dẫn triển khai thí điểm phong trào xây dựng xã/phường phù hợp với người cao tuổi.

- Đánh giá kết quả và phát động phong trào xây dựng xã/phường phù hợp với người cao tuổi.

3. Củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho người cao tuổi.

a] Nâng cao năng lực cho y tế cơ sở bao gồm cả trạm y tế xã/phường/thị trấn trong thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi

- Khảo sát, xây dựng và ban hành quy định về nhân lực và trang thiết bị để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và phục hồi chức năng cho người cao tuổi của y tế cơ sở, bao gồm cả trạm y tế xã/phường/thị trấn; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho cán bộ y tế cơ sở, bao gồm cả trạm y tế xã/phường/thị trấn; bổ sung trang thiết bị thiết yếu cho y tế cơ sở và trạm y tế xã/phường/thị trấn thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và phục hồi chức năng cho người cao tuổi tại cộng đồng; thường xuyên tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại trạm y tế xã/phường/thị trấn theo quy định;

- Tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại trạm y tế xã/phường/thị trấn để khám sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi.

b] Nâng cao năng lực cho các khoa lão của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa [trừ bệnh viện chuyên khoa nhi] thực hiện khám, chữa bệnh cho người cao tuổi

- Khảo sát về thực trạng nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; xây dựng quy định về tiêu chí phòng khám lão khoa, khoa lão, khu có giường điều trị người bệnh là người cao tuổi;

- Cung cấp trang thiết bị cho các phòng khám lão khoa, khoa lão, khu có giường điều trị người bệnh là người cao tuổi của bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố; tổ chức tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho các phòng khám lão khoa, khoa lão, khu có giường điều trị người bệnh là người cao tuổi của bệnh viện đa khoa, chuyên khoa [trừ bệnh viện chuyên khoa nhi].

c] Nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, hỗ trợ kỹ thuật của Bệnh viện Lão khoa Trung ương

- Cung cấp một số trang thiết bị thiết yếu; hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho Bệnh viện Lão khoa Trung ương để hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, công nghệ; phối hợp nghiên cứu khoa học về lão khoa cơ bản, lão khoa lâm sàng và lão khoa xã hội; tổ chức thực hiện đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao về chuyên ngành lão khoa; phối hợp với các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trong việc biên soạn tài liệu và hướng dẫn thực hành lão khoa.

- Tổ chức giám sát hỗ trợ kỹ thuật, chỉ đạo tuyến trên phạm vi cả nước.

4. Xây dựng và phổ biến mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi

a] Xây dựng và duy trì hoạt động của đội ngũ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại gia đình

- Thành lập tổ tình nguyện viên ở cấp xã; xây dựng, hướng dẫn quy định về chức năng, nhiệm vụ, cách thức thành lập tổ tình nguyện viên, các chính sách khuyến khích cho các tình nguyện viên; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới tình nguyện viên; trang bị một số thiết bị thiết yếu phục vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho tình nguyện viên. Duy trì các hoạt động của tổ tình nguyện viên ở cấp xã/phường/thị trấn.

- Xây dựng và phát triển mô hình sử dụng bác sỹ gia đình tham gia chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi.

b] Xây dựng các câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, lồng ghép các nội dung tự chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào các câu lạc bộ liên thế hệ và các loại hình câu lạc bộ của người cao tuổi khác.

- Xây dựng và duy trì hoạt động của câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; tổ chức tập huấn về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho người nhà người cao tuổi, chủ nhiệm câu lạc bộ để hướng dẫn người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe; lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe vào các loại hình câu lạc bộ của người cao tuổi khác.

- Tổ chức các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ tập trung có nội nội dung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

c] Các mô hình thí điểm xã hội hóa chăm sóc y tế cho người cao tuổi tại các cơ sở chăm sóc tập trung

- Khảo sát về thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tập trung; xây dựng, triển khai thí điểm mô hình xã hội hóa Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dài hạn và mô hình xã hội hóa Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ban ngày.

- Đánh giá kết quả mô hình, triển khai mở rộng mô hình; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn tổ chức, quản lý Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dài hạn và Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ban ngày.

5. Phát triển nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

a] Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Tổ chức xây dựng quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi các cấp Trung ương, tỉnh, huyện, xã/phường

b] Đào tạo bác sỹ chuyên khoa lão khoa; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lão khoa cho sinh viên các trường y, người chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo bác sỹ chuyên khoa lão khoa.

- Xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo về lão khoa cho sinh viên ngành y đa khoa của các trường đại học y, sinh viên ngành điều dưỡng của các trường có ngành điều dưỡng.

- Xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho người chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Thành lập bộ môn lão khoa tại các trường đại học y.

- Tổ chức đào tạo các nhóm đối tượng có nhu cầu.

6. Hoàn thiện chính sách pháp luật về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Khảo sát đánh giá tình hình thực hiện các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; các văn bản liên quan đến việc xây dựng, phát triển phong trào chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiện hành ở Trung ương và địa phương.

- Xây dựng và ban hành: Quy định về hệ thống tổ chức cơ quan quản lý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; quy định về tiêu chuẩn khoa lão và khu điều trị lão khoa của Bệnh viện; các quy chế chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; bộ tiêu chí xã/phường phù hợp với người cao tuổi; quy định về hướng dẫn sử dụng bảo hiểm y tế trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tập trung; quy định về khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Thường xuyên rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các văn bản đã được xây dựng và triển khai, đề xuất chỉnh sửa hoặc ban hành mới các văn bản phù hợp trong triển khai Đề án.

7. Nghiên cứu, hợp tác quốc tế

a] Triển khai một số nghiên cứu khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Trung ương và địa phương.

b] Tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực song phương và đa phương, của các tổ chức phi chính phủ, vay ưu đãi [ODA, NGO, IDA] để thực hiện Đề án.

8. Củng cố, phát triển hệ thống chỉ báo thống kê về quản lý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

a] Xây dựng các chỉ tiêu thống kê và chỉ tiêu báo cáo, quản lý, giám sát chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

b] Xây dựng hệ thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu điện tử quản lý công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

c] Thực hiện đánh giá đầu kì; giữa kỳ và cuối kỳ để kiểm điểm thực hiện các mục tiêu của Đề án; các hoạt động quản lý Đề án.

IV. NGUỒN VỐN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nguồn vốn thực hiện Đề án

Vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác, trong đó:

- Ngân sách trung ương từ nguồn kinh phí sự nghiệp y tế đóng vai trò chủ đạo, đảm bảo tiến độ triển khai Đề án.

- Ngân sách địa phương được lấy từ nguồn sự nghiệp y tế của địa phương, là nguồn trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động của đề án của địa phương; nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ, chính sách chế độ theo đặc thù của địa phương trong thực hiện đề án.

- Nguồn vốn [ODA, NGO, IDA] là để thực hiện các mục tiêu ưu tiên của các nhà tài trợ.

- Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác là nguồn lực chủ yếu để các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân tham gia thực hiện đề án.

2. Tổng kinh phí thực hiện Đề án

Tổng kinh phí giai đoạn 2017-2025: 4.019.703 triệu đồng

- Kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2017-2020: 1.880.725 triệu đồng

• Vốn đầu tư phát triển: 319.772 triệu đồng

• Vốn sự nghiệp: 1.560.953 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 199.013 triệu đồng

+ Ngân sách địa phương: 1.139.712 triệu đồng

+ Các nguồn vốn viện trợ và huy động hợp pháp khác: 222.228 triệu đồng.

- Kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2021-2025: 2.138.978 triệu đồng

Giai đoạn 2021-2025: Đến năm 2020, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2017-2020, cơ quan Chủ trì thực hiện đề án sẽ xây dựng kế hoạch và ngân sách phù hợp với tình hình thực tế và kế hoạch đầu tư công trung hạn.

V. CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH ĐỀ ÁN

Cơ chế quản lý và điều hành Đề án thực hiện theo các quy định về quản lý nguồn vốn sự nghiệp y tế/dân số và xã hội hóa công tác y tế/dân số và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

1. Tại Trung ương [Bộ Y tế, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình]

Thành lập Ban chỉ đạo Đề án do Lãnh đạo Bộ Y tế làm trưởng Ban, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình làm Phó Ban thường trực, thành viên là Lãnh đạo Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, các Vụ/đơn vị của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và các đơn vị có liên quan. Ban chỉ đạo có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn huy động nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

Thành lập Ban Quản lý Đề án tại Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Ban Quản lý Đề án có trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của Đề án, các nguồn vốn được đầu tư theo đúng quy định hiện hành về quản lý tài chính; huy động các nguồn vốn từ ngân sách và nguồn vốn khác xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền; thẩm định kế hoạch hoạt động của các địa phương; tổ chức triển khai các hoạt động; kiểm tra, giám sát hỗ trợ kỹ thuật.

2. Tại địa phương [Sở Y tế, Chi cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình]

Thành lập Ban quản lý Đề án cấp tỉnh do Lãnh đạo Sở Y tế làm Trưởng Ban, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình là Phó Ban thường trực, thành viên là các đơn vị có liên quan. Ban quản lý Đề án cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở Y tế xây dựng kế hoạch/Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của tỉnh/thành phố, bố trí nguồn lực thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Cơ quan thực hiện Đề án

a] Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

- Chủ trì, điều phối và chịu trách nhiệm thực hiện Đề án; phối hợp với các Vụ/đơn vị có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, quy chế chuyên môn của cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành các thủ tục tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật, bao gồm cả nguồn vốn nước ngoài và nguồn vốn huy động hợp pháp khác cho Đề án.

- Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết các hoạt động của Đề án báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; hướng dẫn tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Tổ chức triển khai hệ thống báo cáo, điều tra, thống kê, hệ cơ sở dữ liệu về người cao tuổi và cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, tổng hợp báo cáo định kỳ.

- Trên cơ sở Đề án được duyệt, xây dựng, điều chỉnh kịp thời danh mục chi tiết các dự án đầu tư liên quan [nếu có] trình Bộ Y tế phê duyệt và công bố theo quy định.

b] Vụ Kế hoạch - Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình báo cáo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính để cân đối và phân bổ nguồn lực cho Đề án; cơ chế, chính sách thực hiện Đề án; hướng dẫn triển khai đề án.

- Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Dân Số - Kế hoạch hóa gia đình, trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, hàng năm bố trí ngân sách thực hiện Đề án; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan.

- Chủ trì tham mưu xây dựng kế hoạch phù hợp, bố trí vốn nhà nước cho các dự án hợp tác công tư thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo chức năng nhiệm vụ.

c] Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

- Chủ trì thực hiện Đề án trong phạm vi nhiệm vụ về chăm sóc sức khỏe NCT tại các cơ sở khám chữa bệnh.

- Phối hợp với Tổng cục Dân số và các đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo chức năng nhiệm vụ.

d] Bệnh viện Lão khoa Trung ương

- Phối hợp tham gia thực hiện Đề án trong phạm vi nhiệm vụ chỉ đạo, hỗ trợ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho tuyến dưới trong phạm vi cả nước. Phối hợp nghiên cứu khoa học về lão khoa cơ bản, lão khoa lâm sàng và lão khoa xã hội. Phối hợp tổ chức thực hiện đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao về chuyên ngành lão khoa. Phối hợp với các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trong việc biên soạn tài liệu và hướng dẫn thực hành lão khoa.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo chức năng nhiệm vụ.

e] Các cơ quan trực thuộc Bộ Y tế khác

- Theo phạm vi quản lý, các Vụ, Cục, cơ quan tham mưu thuộc Bộ Y tế chủ động phối hợp với Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình nghiên cứu triển khai có hiệu quả Đề án.

- Trong quá trình quản lý thực hiện, ngoài việc tuân thủ Quyết định này, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện theo các quy định hiện hành. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, báo cáo Bộ Y tế xử lý kịp thời.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố

a] Chỉ đạo Sở Y tế, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình xây dựng kế hoạch/Đề án chăm sóc sức khỏe NCT của tỉnh/thành phố, bố trí nguồn lực thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện.

b] Huy động nguồn lực và khai thác lợi thế của địa phương để triển khai Đề án.

c] Lồng ghép có hiệu quả các hoạt động của Đề án với các hoạt động của các Chương trình/dự án của Hội Người cao tuổi, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các ngành khác có liên quan đang thực hiện trên cùng địa bàn đảm bảo, hiệu quả tiết kiệm.

d] Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án tại địa phương theo kế hoạch định kỳ và đột xuất [nếu có].

e] Thực hiện chế độ báo cáo thực hiện Đề án theo quy định hiện hành.

3. Cơ quan phối hợp thực hiện Đề án

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban quốc gia về người cao tuổi, Trung Ương Hội người cao tuổi Việt Nam, các Bộ ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Bộ Y tế lồng ghép các hoạt động trong các chương trình, kế hoạch của ngành để thực hiện Đề án.

Video liên quan

Chủ Đề