Chương trình đào tạo đại học Bách Khoa

This browser does not support the video element.

Theo Luật Giáo dục Đại học mới có hiệu lực, bằng kỹ sư cần có chương trình với khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên [đối với người đã tốt nghiệp THPT và tương đương] hoặc từ 30 tín chỉ trở lên [với người đã tốt nghiệp trình độ Đại học].

PGS.TS Bùi Hoài Thắng [Trưởng phòng đào tạo trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM], cho biết nhà trường điều chỉnh chương trình đào tạo để cấp bằng cho sinh viên học trong 4 năm với 132 tín chỉ là cử nhân kỹ thuật.

Song song đó, nhà trường cùng với 6 trường kỹ thuật khác trên cả nước ký kết xây dựng chương trình đào tạo 180 tín chỉ để cấp bằng kỹ sư và thạc sĩ.

Đại học Bách Khoa sẽ xây dựng cho khoá tuyển sinh năm 2021 với chương trình mới được cấp. Đồng thời, các sinh viên đang học ở khoá 2019 và 2020 cũng có thể tham gia vào chương trình học này.

Với chương trình này, thay vì học hết chương trình cử nhân, rồi học thêm 2 năm để lấy bằng thạc sĩ thì có thể rút gọn chương trình, cho các sinh viên có thể hoàn thành khoá học trong 5 năm hoặc 5,5 năm [tối đa là 6 năm] để có thể có bằng kỹ sư, thạc sĩ.

Đáng lưu ý, điểm mới từ khóa tuyển sinh này là cho phép sinh viên cùng một ngành có thể lựa chọn học để nhận bằng kỹ sư hoặc chỉ cấp bằng cử nhân, tuỳ theo số tín chỉ tích luỹ.

"Với cách như vậy, sẽ giúp sinh viên có bằng cấp tương xứng với công sức bỏ ra. Các bạn có thể sang nước ngoài hoặc làm việc ở những tập đoàn đa quốc gia sau khi học chương trình kỹ sư" - ông Thắng nói.

AQAS - Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học uy tín thế giới [trụ sở tại Đức], vừa thông báo công nhận đạt chất lượng kiểm định cho 3 chương trình đào tạo của khoa Cơ khí, Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM. Đây là 3 chương trình đạt kiểm định AQAS đầu tiên ở Việt Nam.

3 chương trình này gồm Kỹ thuật Cơ Điện tử, Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp đã được AQAS thực hiện kiểm định trực tuyến từ ngày 7-10/12/2021. Đoàn đã sử dụng nhiều phương pháp khách quan, đa chiều nhằm lấy ý kiến của các đối tượng liên quan [cán bộ, giảng viên, sinh viên đang học, sinh viên đã tốt nghiệp, nhà tuyển dụng lao động...] nhằm đảm bảo việc đánh giá chất lượng là thực chất nhất có thể.

AQAS sẽ cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cho 3 chương trình này vào giữa tháng 3/2022. Sinh viên học các chương trình được AQAS kiểm định sẽ dễ dàng thực hiện trao đổi sinh viên [student exchange] hoặc chuyển đổi tín chỉ với các chương trình khác được AQAS kiểm định hoặc với trường đại học ở châu Âu. Đồng thời, sinh viên tốt nghiệp từ những chương trình này sẽ có nhiều thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm ở châu Âu và quốc tế.

TS Võ Đại Nhật - Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lượng, Trường ĐHBách Khoa -  cho biết năm 2022, Trường ĐH Bách Khoa sẽ kiểm định thêm 21 chương trình đào tạo theo chuẩn chất lượng của các tổ chức uy tín trong khu vực và thế giới: AUN-QA, FIBAA, AQAS, ASIIN, CTI...

Đến nay, Trường ĐH Bách Khoa có 36 chương trình đào tạo kiểm đạt chuẩn kiểm định quốc tế, chiếm 25,53% tổng số chương trình đào tạo của trường. Riêng bậc đại học, 32/63 chương trình đào tạo đã đạt chuẩn kiểm định quốc tế, chiếm tỷ lệ 50,79%.

PHAN ANH

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Từ năm 2014 chương trình đào tạo của trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM được xây dựng mới theo hướng tiếp cận CDIO [Conceive Design Implement Operate] đáp ứng chuẩn đầu ra. Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo của các ngành trung bình là 142 tín chỉ với kế hoạch giảng dạy trong 8 học kỳ và 1 học kỳ thực tập tốt nghiệp.

Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM có 34 ngành đào tạo đại học, trong đó 11 ngành có chương trình Kỹ sư tài năng và 15 ngành có chương trình Tiên tiến/ Chất lượng cao được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Ngoài ra trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM có 7 ngành thuộc chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao PFIEV [Việt Pháp] với thời gian đào tạo 5 năm và 1 ngành cao đẳng với thời gian đào tạo 3 năm.

Để xét tốt nghiệp, sinh viên phải hoàn thành các môn thuộc chương trình đào tạo theo khóa và theo ngành đang theo học, đạt điểm trung bình tích lũy ngành, đạt chuẩn tiếng Anh, hoàn thành công tác xã hội, đạt chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và đạt điểm rèn luyện [xem chi tiết tại Quy chế Đào tạo và Học vụ].

Chương trình đào tạo từ khóa 2014

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo từ khóa 2008 đến khóa 2013

Chương trình đào tạo

Môn tiên quyết của môn Thực tập tốt nghiệp và Luận văn tốt nghiệp 

Chuẩn đầu ra của ngành đào tạo

Nội dung tóm tắt môn học

Chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao PFIEV

Chương trình đào tạo

Môn học tương đương, thay thế

Quy định về môn tương đương, thay thế

Danh sách môn tương đương, thay thế 

Thực tập tốt nghiệp – Đề cương luận văn – Luận văn tốt nghiệp

Điều chỉnh quy chế đào tạo và học vụ từ học kỳ 2/2017-2018 [về môn Thực tập tốt nghiệp, Đề cương luận văn, Luận văn tốt nghiệp]

Điều kiện số tín chỉ tích lũy ngành để nhận TTTN & LVTN/TLTN từ  Khóa 2010 – Khóa 2013

Điều kiện số tín chỉ tích lũy ngành để nhận TTTN & LVTN/TLTN Khóa 2014

Điều kiện số tín chỉ tích lũy ngành để nhận TTTN & LVTN/TLTN từ Khóa 2015

Điều kiện số tín chỉ tích lũy ngành để nhận TTTN & LVTN/TLTN từ Khóa 2016

Điều kiện số tín chỉ tích lũy ngành để nhận TTTN & LVTN/TLTN từ Khóa 2017

Điều kiện số tín chỉ tích lũy ngành để nhận TTTN & LVTN từ Khóa 2018

Điều kiện số tín chỉ tích lũy ngành để nhận TTNT & LVTN/ĐATN từ Khóa 2019

Chuẩn tổng số tín chỉ tích lũy để đăng ký các học phần tốt nghiệp khóa 2019 [Áp dụng cho đợt đăng ký học phần từ học kỳ 2 năm 2022-2023]

Chuẩn tổng số tín chỉ tích lũy để đăng ký các học phần tốt nghiệp khóa 2020

Danh sách các môn thực tập ngoài trường

Thông báo

Các thông báo theo học kỳ

Video liên quan

Chủ Đề