Chọn không đúng nghề là gì

Không ít bạn trẻ vào đại học rồi mới biết mình không phù hợp với ngành đã chọn, thậm chí tốt nghiệp đi làm rồi mới biết bản thân không hợp với công việc đó.

Chọn sai ngành nghề không khác gì việc bạn bị đeo gông vào cổ, không thể phát huy được năng lực, không thể chạm tới đỉnh cao của sự nghiệp, và đáng tiếc hơn cả là bạn đánh mất khoảng thời gian quý báu nhất của bản thân: Tuổi thanh xuân. Độ tuổi từ 18 30 là giai đoạn phát triển nhất của trí tuệ, bạn không chọn đúng nghề coi như bạn đã để tuột mất cơ hội tỏa sáng.

Vậy trót học sai ngành nên làm gì? Hãy cùng AUM phân tích một số hướng đi tiếp theo cho bạn nhé:

Tiếp tục theo ngành nghề đã lựa chọn

Con người là sinh vật kỳ diệu có khả năng thích nghi tuyệt vời. Chúng ta không cần quá cứng nhắc phải chọn lại ngành khác nếu lỡ chọn sai ngành, vì trên thực tế nhiều người cũng chưa biết ngành mình thực sự muốn học là gì, chọn lại cũng đâu biết phải chọn ngành nào?

Nếu rơi vào trường hợp này và cảm thấy ngành học đã chọn không quá sai, bạn vẫn có thể tiếp tục học tập, trong tương lai cần học hỏi thêm từ quá trình làm việc, tự điều chỉnh phù hợp. Khi đi làm rồi bạn sẽ có nhiều trải nghiệm khác so với việc học thời sinh viên, như tính chất công việc, môi trường làm việc, đồng nghiệp Biết đâu bạn sẽ yêu thích công việc này thì sao?

Ưu điểm

  • Không mất thêm thời gian, chi phí để học lại ngành học mới
  • Phù hợp với người chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng

Hạn chế

  • Gặp nhiều khó khăn do phải học ngành mà mình không thích
  • Có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc sau này do không có sự hứng thú ngay từ đầu

Rẽ ngang sang ngành học mới

Trong trường hợp bạn dứt khoát phải chia tay với ngành đang học, hãy tìm một ngành khác phù hợp với bản thân hơn. Muốn định hướng tốt nghề nghiệp, phải nắm rõ 3 yếu tố:

Hiểu mình: Hiểu rõ bản thân thuộc về tuýp người nào, mạnh về cái gì?

Hiểu nghề: Ngành nghề bạn chọn có phù hợp với bạn? Có thể phát triển thế mạnh của bản thân?

Hiểu nhu cầu xã hội: Ngành nghề có phù hợp với xu hướng của xã hội trong 5 10 năm tới? Hãy nhớ rằng bạn chọn ngành cho tương lai sau khi ra trường, chứ không phải chọn ngành Hot của hiện tại.

Thường là sau khi học xong 1 2 năm, các nhưng không cảm thấy hứng thú sẽ có tư tưởng nghỉ học và thi lại học ngành khác. Có thể xem như đây là quãng thời gian trải nghiệm đời sống sinh viên để bạn nhìn nhận lại hướng đi của mình trong tương lai. Sớm chọn cho mình hướng đi đúng, còn hơn là cứ mãi lạc lối trong vòng quay của việc chọn ngành, chọn nghề.

Ưu điểm

  • Có thời gian để trải nghiệm và định hướng nghề nghiệp
  • Chọn đúng ngành theo đam mê của bản thân

Hạn chế

  • Do 1 2 năm đầu đều học kiến thức đại cương, nên việc học lại kiến thức cũ sẽ khiến bạn cảm thấy nhàm chán
  • Học cùng với các em ít tuổi hơn nhiều khi khiến bạn cảm thấy tự ti, khó hòa đồng

Ngoài việc chọn ngành học khác, cũng có nhiều bạn sinh viên chọn con đường Start-up trong giai đoạn này. Đó cũng là một hướng đi tốt nhưng dễ thất bại vì bạn vẫn còn trẻ, bạn chưa chuẩn bị đủ kinh nghiệm, nguồn lực và các mối quan hệ. Do đó hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi đi theo tiếng gọi Khởi Nghiệp.

Hơn nữa, liệu sau này bạn có hối tiếc vì đã không học đại học hay không? Lắng nghe trải lòng của những người ở độ tuổi 30 không có bằng đại học trước đã nhé.

Học văn bằng 2 ngành khác

Học văn bằng 2 là hướng đi an toàn hơn dành cho những bạn muốn học thêm ngành khác. Khi bạn đã hoàn thành chương trình học ngành thứ nhất, bạn có thể đi làm ngay để tích lũy kinh nghiệm, cũng như chuẩn bị tài chính để học tiếp văn bằng thứ 2.

Chọn học văn bằng 2 là cách để bạn chuyển đổi ngành nghề, nâng cao năng lực chuyên môn để phù hợp với yêu cầu công việc.

Ưu điểm

  • Có kiến thức đa chuyên ngành, mở rộng cơ hội làm việc
  • Khả năng thăng tiến nhanh do có kiến thức chuyên môn ở nhiều lĩnh vực
  • Không phải học lại kiến thức đại cương, chỉ tiếp cận ngành học thứ 2 từ kiến thức chuyên ngành

Hạn chế

  • Yêu cầu bắt buộc của hình thức học văn bằng 2 chính quy hay vừa học vừa làm là bạn phải đến trường học vào các buổi tối trong tuần, hoặc ngày thứ 7 chủ nhật. Vì thế có rất nhiều điểm hạn chế ở cách học này:
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe do áp lực làm việc với cường độ cao
  • Hiệu quả học tập không cao do cần phân bổ thời gian cho cả công việc và học tập
  • Khung giờ học cố định, rất khó để những người thường xuyên đi công tác, làm tăng ca, tham gia học tập

Nhằm khắc phục những mặt hạn chế kể trên, đại học trực tuyến E-learning ra đời, cho phép sinh viên có thể học ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào:

Học đại học trực tuyến

Đại học trực tuyến là hình thức học qua mạng, thông qua các thiết bị có kết nối internet như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính cá nhân, truy cập lên hệ thống E-learning của trường đại học mà bạn theo học.

Ngoài ra, Bộ GD & ĐT đã có quy định: Từ ngày 01/7/2019, bằng đại học từ xa có giá trị tương đương bằng chính quy, bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng học và giá trị văn bằng đại học trực tuyến

Ưu điểm

  • Cách học linh động, sinh viên tự sắp xếp lịch học phù hợp với thời gian biểu của bản thân
  • Tiết kiệm thời gian di chuyển đến trường, thời gian học
  • Sinh viên tự học tại nhà, tiết kiệm được nhiều chi phí phát sinh khác
  • Phù hợp với những bạn muốn đi làm sớm, hoặc những người thường xuyên thay đổi lịch làm việc

Hạn chế

  • Người học không được trải nghiệm quãng thời gian sinh viên như cách học truyền thống
  • Không phù hợp với cách học thụ động, phụ thuộc vào giảng viên

Nếu cần hỗ trợ thêm về hình thức học đại học trực tuyến, các bạn vui lòng đặt câu hỏi Tại đây nhé! Chúc các bạn thành công!

Nguồn:
AUM

Video liên quan

Chủ Đề