Chọn hành vi đúng về đạo đức, kỉ luật bằng cách khoanh vào chủ cái

I. Trắc nghiệm khách quan: [3 điểm]

Câu 1 [0,5 điểm]. Trong những hành vi dưới đây theo em hành vi nào thể hiện hành vi thiếu đạo đức và kỉ luật? Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng.
A. Nói chuyện riêng trong lớp.
B. Làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
C. Biết nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
D. Luôn giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.

Câu 2 [0,5 điểm]. Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tình yêu thương con người? Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Bạn Hà thường xuyên làm bài tập hộ bạn Dương.
B. Bạn Lan thường che giấu khuyết điểm của bạn Lê.
C. Bạn An thường cho bạn Nam vay tiền hút thuốc lá.
D. Bạn Huệ rủ các bạn trong lớp đến thăm và động viên bạn Hồng học cùng lớp bị ốm.

Câu 3 [0,5 điểm]. Tôn sư trọng đạo là gì? Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Tôn trọng, kính yêu và biết ơn ông bà.
B. Tôn trọng, kính yêu và biết ơn thầy cô giáo, tôn trọng đạo lí mà thầy cô đã dạy.
C. Tôn trọng, kính yêu và biết ơn cha mẹ.
D. Tôn trọng anh chị.

Câu 4 [0,5 điểm]. Ý kiến nào sau đây là đúng? Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Người trung thực luôn phản ánh đúng bản chất và nội dung sự việc.
B. Người trung thực xử lí tế nhị, khôn khéo.
C. Người trung thực luôn công bằng.
D. Cả 3 câu trên đúng.

Câu 5 [1 điểm] Nối các câu ca dao, tục ngữ ở cột A với các phẩm chất đạo đức ở cột B sao cho phù hợp:​​​​​
A B
1. Ao có bờ, sông có bến.
2. Đồng cam cộng khổ.
3. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
4. Giấy rách phải giữ lấy lề.
a. Tự trọng.
b. Trung thực.
c. Kỉ luật.
d. Yêu thương con người.

II. Tự luận: [7 điểm]

Câu 1 [2 điểm]. Tự trọng là gì? Em hãy nêu 2 việc làm của em thể hiện tính tự trọng.

Câu 2 [2 điểm]. Anh và Hà là đôi bạn rất thân. Hai bạn ngồi cùng bàn nên cứ đến giờ kiểm tra là Anh lại chép bài của Hà. Hà nể bạn nên không nói gì.
Em có tán thành việc làm của hai bạn không? Vì sao?

Câu 3 [3 điểm]. Hãy nêu những biểu hiện trung thực mà em biết [2 biểu hiện]. Nêu ý nghĩa của trung thực. Nêu 2 câu ca dao, tục ngữ nói về tính trung thực?


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 7

I. Trắc nghiệm khách quan: [3 điểm]

Câu 1 [0,5 điểm]. Chọn câu A
Câu 2 [0,5 điểm]. Chọn câu D
Câu 3 [0,5 điểm]. Chọn câu B
Câu 4 [0,5 điểm]. Chọn câu D
Câu 5 [1 điểm]. Một kết nối đúng được 0,25 điểm:
1 - C; 2 - D; 3 - B; 4 - A.

II. Tự luận: [7 điểm]

Câu 1 [2 điểm]. Có 2 yêu cầu:
* Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. [1 điểm]
* Học sinh nêu được 2 trong sô các việc làm sau: [1 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm]
- Không đem tài liệu vào phòng thi.
- Không nhìn bài trong giờ kiểm tra.
- Đúng hứa, đúng hẹn.
- Không nói dối.
- Không nói xấu sau lưng bạn.
- Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi.

Câu 2 [2 điểm]. Có hai yêu cầu:
- Em không tán thành việc làm của Anh và Hà. [0,5 điểm]
- Học sinh trình bày theo cách của mình nhưng yêu cầu giải thích được: Việc làm của hai bạn đã vi phạm nội quy khi kiểm tra, thiếu trung thực và bạn Anh còn đánh mất lòng tự trọng của mình, việc làm đó còn khiến bạn Anh không có kiến thức và như vậy là bạn Hà làm hại bạn chứ không phải là thương bạn, giúp đỡ bạn... [1,5 điểm]

Câu 3 [3 điểm]. Có 3 yêu cầu:
* Học sinh nêu được 2 trong số các biểu hiện sau: [1 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm]
- Sống ngay thẳng, thật thà.
- Đối xử với mọi người nhân hậu không lừa dôi.
- Không quanh co dối trá.
- Không che giấu hoặc xuyên tạc sự thật.
- Dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
* Ý nghĩa của trung thực: Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi con người. Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các môi quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, quý trọng. [1 điểm]
* Học sinh nêu được 2 trong số các câu ca dao, thành ngữ nói về tính trung thực sau: [1 điểm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm]
1. Ăn ngay, nói thẳng.
2. Cây ngay không sợ chết đứng.
3. Chết vinh còn hơn sống nhục.
4. Đói cho sạch, rách cho thơm.
5. Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng...

Video liên quan

Chủ Đề