Cho con bú an bánh tét được không

07-02-2019 Hạnh Nguyên

Tết đến, xuân về là dịp để nghỉ ngơi và sum họp bên mâm cơm gia đình với những món ăn truyền thống như bánh chưng, thịt gà, dưa muối, mứt... Tuy nhiên, nếu ngày Tết cổ truyền lại rơi đúng vào thời gian bạn vừa sinh xong và vẫn đang ở cữ thì chuyện ăn uống cần đặc biệt chú ý. Đương nhiên, theo quan điểm hiện đại, sau sinh phụ nữ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, không nhất thiết phải "gắn bó" với "rau ngót, thịt nạc". Vậy nhưng những món "đặc sản" ngày Tết sau thì bạn vẫn nên hạn chế ăn. 

Những món mẹ cho con bú nên kiêng trong dịp Tết

Bánh chưng 

Bánh chưng là món ngon, đặc trưng trong ngày Tết nhưng lại chứa quá nhiều calo. Nếu tiếp nhận một lượng lớn calo trong thời gian ngắn, sẽ dễ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu.
Điều này có thể gây ức chế làm giảm tiết sữa khiến nguồn sữa cung cấp cho bé bị thiếu hụt. Ngoài ra món này còn khiến mẹ dễ tăng cân nữa. Vậy nên, các mẹ chú ý đừng ăn quá nhiều.

Thực phẩm muối chua, lên men

Thực phẩm lên men phổ biến trong ngày Tết là dưa muối, hành muối, củ kiệu ngâm… Mọi người thường ăn các loại thực phẩm này để chống ngán khi phải ăn quá nhiều đồ dầu mỡ. Tuy nhiên, đồ lên men đều có chứa nitrit, nhất là trong dưa cải muối chưa đủ vàng. Chất này tăng nguy cơ thiếu máu cho mẹ và tiềm ẩn khả năng gây bệnh ung thư.

Ngoài ra, mẹ ăn đồ muối chua nhiều khiến chứng ợ nóng phát triển theo chiều hướng xấu. Lượng muối trong các món này cũng khá lớn, làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ.

Tết cũng là dịp tiêu thụ các món nem chua, thịt ngâm nhiều nhất trong năm. Tuy nhiên món ăn được chế biến từ thịt sống này lại ẩn chứa vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy nên mẹ mới sinh tốt nhất nên hạn chế.

Cà phê, trà, nước uống có ga

Rượu, bia, trà hay cà phê đều nên kiêng trong suốt thời gian ở cữ, đặc biệt là những mẹ cho con bú. Cồn hay caffein đều có thể truyền qua sữa mẹ khiến bé bú vào có hiện tượng mất ngủ, quấy khóc và hay cáu gắt.

Nước uống có ga, nước ngọt có chứa hàm lượng đường cao, dễ dẫn đến bệnh tiểu đường đồng thời là nguyên nhân gây đầy bụng, chướng bụng ở bà mẹ sau sinh.

Món cay nóng

Ớt, tiêu là những gia vị thiết yếu trong bữa com hằng ngày chứ chẳng riêng gì Tết. Tuy nhiên, việc ăn quá cay không chỉ làm dạ dày mẹ khó chịu mà còn khiến đường tiêu hóa của bé bị ảnh hưởng. Bé có thể bị đau bụng, táo bón và ảnh hưởng đến tâm tính. Tỏi cũng là một loại gia vị cần thiết nhưng mùi của tỏi sẽ khiến mùi sữa của mẹ thay đổi làm bé khó chịu, thậm chí bỏ bú. Thế nên mẹ cũng hạn chế sử dụng loại thực phẩm này

Bông cải xanh

Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ ăn bông cải xanh có thể làm bé cung bị ngứa ngáy, trướng bụng. Tuy nhiên, tình trạng này không xảy ra với tất cả mọi người.

Tốt nhất, nếu nghi ngờ bông cải xanh là thủ phạm, mẹ có thể ngừng ăn vài ngày để theo dõi triệu chứng của bé có tiến triển tốt hơn không. Không nên ngưng hoàn toàn mà nên ăn lượng nhỏ từ từ để xem phản ứng của bé vì đây là loại rau rất tốt cho sức khỏe. Nếu có thể, mẹ nên hấp sơ thay vì ăn sống, sẽ giúp cải thiện chứng đầy hơi của bé.

Những món mẹ cho con bú có thể ăn trong dịp Tết

Các loại hạt

Ngày Tết trong gia đình sẽ có nhiều các loại hạt dẻ, hạt bí, hạt hướng dương, óc chó, hạnh nhân... những loại hạt này có lượng protein dồi dào và nhiều loại axit amin có lợi kích thích sản sinh serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh cần thiết cho sự sản xuất sữa mẹ

Đặc biệt, hạt óc chó và hạnh nhân rất giàu axit folic, mẹ cần bổ sung vào bữa ăn phụ hằng ngày để bé được bổ sung đầy đủ axit folic, giúp phát triển toàn diện cả về thể chất và não bộ. Vì thế, mẹ cứ tha hồ "chén" những món này nhé.

Cá chép

Thực đơn ngày Tết của nhiều gia đình có món cá chép kho, cá chép rán... Trong thịt cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như axit lutamic, glycine, chất béo, arginine, đặc biệt hàm lượng protein trong thịt cá chép rất cao, rất bổ dưỡng để gọi sữa mẹ về. Ngoài ra, cá chép rất tốt cho trí não trẻ sơ sinh. Vậy nên, mẹ hãy tích cực ăn cá chép để vừa lợi sữa, vừa giúp con thông minh.

Thịt bò

Thịt bò là loại thực phẩm quen thuộc trong các mâm cỗ Tết, thường góp mặt trong các món hầm hoặc xào thập cẩm. Thịt bò chứa nhiều chất sắc giúp tiết sữa. Vì vậy trong ngày Tết, mẹ hãy thoải mái ăn thịt bò để bồi bổ cơ thể, đảm bảo dinh dưỡng cho nguồn sữa cho con bý mà không lo tăng cân

Móng giò

Vào ngày Tết móng giò thường xuất hiện trong các món như canh móng giò hầm măng, thịt đông. Nếu mẹ không ngán những món này thì đừng bỏ qua bởi móng giò là thực phẩm cực kỳ lợi sữa. Tuy nhiên, ăn móng giò nhiều cũng sẽ dễ tăng cân, nên nếu mẹ sợ không kiểm soát được cân nặng thì cũng nên ăn vừa phải thôi nhé

Thử nghiệm xã hội - Cho con bú nơi công cộng

Sữa mẹ luôn là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên sẽ có nhiều thứ thực phẩm không tốt cho bé lại có thể xâm nhập vào cơ thể bé khi mẹ ăn uống hấp thụ qua đường sữa mẹ. Vì vậy khi cho con bú, thai phụ cần tìm hiểu mẹ cho con bú nên và không nên ăn gì để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé cưng nhất là trong những ngày Tết đầy ắp những món ngon như thế này.

Theo: //yan.thethaovanhoa.vn/ban-than-phai-dep/nhung-mon-nen-va-khong-nen-an-ma-me-cho-con-bu-can-luu-y-trong-dip-tet-44103.html

Tin liên quan

Ngày Tết nhà nào cũng tràn ngập những món ăn truyền thống như bánh chưng, đồ nếp, đồ muối,... nhưng nếu bạn đang ở cữ thì cần nhớ những nguyên tắc ăn uống sau để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con nhỏ:

- Không ăn thức ăn cũ/ lạnh: Mới sinh xong, cơ thể người mẹ còn yếu ớt nên cần tránh ăn các loại thực phẩm, đồ ăn để qua đêm… Những đồ ăn này có thể làm mẹ bị tiêu chảy hoặc đầy hơi, thậm chí là rối loạn tiêu hóa từ đó ảnh hưởng tới nguồn sữa cho bé bú.

- Ăn vừa phải bánh chưng, bánh tét: Không thể thừa nhận bánh chưng, bánh tét là những là món cung cấp lượng dinh dưỡng khá lớn với các nguyên liệu chính là gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ. Nhưng nếu đang ở cữ mà ăn quá nhiều thì cũng đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ phải tiếp nhận một lượng lớn calo trong thời gian ngắn gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Hơn nữa, chúng cũng có thể gây ức chế làm giảm tiết sữa khiến nguồn sữa cung cấp cho bé bị thiếu hụt. Bạn cũng cần biết rằng ăn quá nhiều bánh chưng có thể khiến chị em bị tiểu đường trong thời gian ở cữ.

Ăn quá nhiều bánh chưng là điều không nên đối với bà đẻ ở cữ


- Ăn ít thực phẩm lên men: Dưa muối, hành muối, củ kiệu ngâm…là món ăn chống ngấy ngày Tết nhưng nó lại chứa nhiều nitrit. Chất này tăng nguy cơ thiếu máu cho mẹ và tiềm ẩn khả năng gây bệnh ung thư về lâu dài.

- Ăn vừa phải mứt Tết, bánh kẹo: Kể cả là mứt hay bánh kẹo tự làm thì bạn cũng không nên lạm dụng vì chúng có các vitamin có lợi cho sức khỏe. Hơn nữa, nó cũng khiến mẹ tăng cân quá mức, trong khi đó bé lại không nhận được nguồn dinh dưỡng thiết yếu để phát triển toàn diện.

- Thực phẩm chế biến sẵn: Những món như giò, chả, thịt hun khói, xúc xích, thực phẩm đóng hộp,...cũng cần phải tiết chế nếu bạn ở cữ vì nó chứa nhiều hàn the, chất bảo quản.

- Rượu bia, nước ngọt: Đang cho con bú bạn cần tuyệt đối tránh xa cồn hay caffein bới chúng đều có thể truyền qua sữa mẹ khiến bé bú vào có hiện tượng mất ngủ, quấy khóc và hay cáu gắt.

Theo sohuutritue.net.vn

Các chị em mới sinh luôn có chế độc chăm sóc đặc biệt từ việc ăn uống, đi lại và sinh hoạt. Đặc biệt là chế độ chăm sóc dinh dưỡng của chị em sau sinh được chú trọng, cần ăn món gì và tránh món gì, để tốt cho cả mẹ và em bé. Việc kiêng cữ cũng cần phải có khoa học và hợp lý thì mới đảm bảo sức khỏe cho mẹ nuôi bé được. Bánh chưng là một loại đồ nếp, cũng không ít người e dè trong việc lựa chọn bánh chưng cho mẹ mới sinh ăn. Vậy sau sinh có được ăn bánh chưng không, điều này là tốt hay xấu chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Sau sinh có được ăn bánh chưng không?

Vì nỗi lo khi ăn bánh chưng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé và sức khỏe của mẹ nên bánh chưng không được liệt kê vào những món cho bà mẹ mới sinh. Những món truyền thống đó là rau ngót, thịt nạc, trứng luộc,…khiến chị em đến ngán ngẩm rồi. Nhưng một số quan điểm khác thì lại khuyến khích chị em nên ăn đa dạng thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho mẹ. Vậy còn món bánh chưng thì sao? Tốt hay xấu cho chị em?

Đối với chị em sinh thường thì món bánh chưng cũng là một món thực phẩm giàu dinh dưỡng, nên chị em có thể ăn được, nhưng không nên ăn nhiều. Trong mỗi bữa, chị em nên ăn rau củ quả để giúp bổ sung chất xơ và vitamin nhiều hơn.

Bánh chưng thì luôn được ăn kèm với các món khác nữa như dưa hành, thịt nướng,…nhưng chị em cũng hết sức lưu ý nhé, mình nên hạn chế ăn kèm vì sẽ có thể gây rối loạn tiêu hóa khi lượng đạm được bổ sung quá nhiều. Ăn theo chế độ vừa phải để đảm bảo cho hệ tiêu hóa được ổn định nhé!

Chất lượng bánh chưng cũng cực kì quan trọng. Bánh phải là bánh mới, vì bánh chưng để khoảng 3 ngày trong thời tiết ấm là sẽ bất đầu có dấu hiệu hỏng, lúc này thì bánh không còn đảm bảo chất lượng rồi. Tuyệt đối chị em sau sinh không được ăn bánh này nhé, phải là bánh mới, chất lượng đảm bảo.

Đó là với chị em sinh thường, còn với chị em phải sinh mổ thì sao? Với chế độ chăm sóc đặc biệt hơn thì bánh chưng có được ăn không?

Bánh chưng được làm từ nếp nên những chị em sinh mổ nên kiêng ăn bánh chưng nói riêng và đồ nếp nói chung cho đến khi vết khâu liền khô, và hoàn toàn lành hẳn. Ăn đồ nếp vào sẽ làm cho vết mổ bị sưng, mưng lên, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nó cũng có thể làm mủ lên, rồi để lại sẹo lồi nữa, không tốt chút nào đúng không! Đến khi vết mổ đã lành hoàn toàn thì chị em có thể quay lại ăn đồ nếp, bánh chưng, nhưng cũng cần ăn uống hợp lý.

Việc sinh con là một dấu ấn đặc biệt, cũng lấy đi nhiều sức khỏe của chị em phụ nữ, vì thế mà chế độ chăm sóc cho chị em cần được quan tâm đặc biệt. Những gì tốt cho chị em, tốt cho em bé thì cần được bổ sung và những gì hại đến hệ tiêu hóa, sức khỏe của mẹ và bé thì cần loại bỏ. Sữa của mẹ trong những ngày đầu là một nguồn đề kháng cung cấp cho bé, ăn uống tốt là tốt cho bạn và chính em bé của bạn nữa đó.

Giờ chị em đã hết thắc mắc: sau sinh có được ăn bánh chưng không? Với mỗi người, mỗi trường hợp thì có thể ăn được hay không. Và ăn với chế độ hợp lý thì sẽ tốt cho bạn, không là sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn đó. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt và chăm em bé của mình thật khỏe mạnh nhé!

Video liên quan

Chủ Đề