Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số việt nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Mục tiêu tổng quát, đến năm 2035, ngành cơ khí Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỷ luật và có năng suất cao, chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản phẩm cơ khí của thị trường trong nước.Về xuất khẩu, giai đoạn đến năm 2020 sản lượng xuất khẩu đạt 35% tổng sản lượng ngành cơ khí, giai đoạn đến năm 2030 đạt 40%. Đến năm 2035 đạt 45% tổng sản lượng ngành cơ khí.

Cụ thể, đến năm 2025, tập trung phát triển một số phân ngành cơ khí ô tô, máy kéo, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp và thiết bị điện, có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và một phần xuất khẩu; đội ngũ lao động ngành cơ khí cơ bản có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại.

Sau năm 2025, hình thành một số tổ hợp nhà thầu tư vấn và chế tạo có khả năng làm chủ công tác thiết kế, chế tạo nhóm thiết bị phụ, gói thầu EPC của các công trình công nghiệp; tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp trong nước có tiềm năng trở thành các tập đoàn mạnh trong khu vực trong lĩnh vực chế tạo như ô tô, máy nông nghiệp và thiết bị điện; hình thành hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí đạt tiêu chuẩn nhà cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm vai trò chủ đạo.

Chiến lược đề ra các chính sách thực hiện, tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung các chính sách thúc đẩy ngành cơ khí bao gồm các ưu đãi về thuế [Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế nhập khẩu], các biện pháp hỗ trợ đầu tư và kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính; tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ ngành cơ khí phù hợp với pháp luật về đầu tư và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và định hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nhằm tạo động lực cho phát triển ngành cơ khí Việt Nam, kết hợp chặt chẽ với phát triển công nghiệp lưỡng dụng; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước, xây dựng chuỗi sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí trong nước và chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất ngành cơ khí thế giới.

Tập trung sản xuất sản phẩm cơ khí quan trọng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung phát triển một số loại vật liệu cơ bản phục vụ ngành cơ khí, nhằm tận dụng lợi thế so sánh về nguồn khoáng sản trong nước với trình độ công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; tạo lập thị trường ở các phân ngành đã chọn, tạo tiền đề cho ngành cơ khí làm chủ công nghệ và nâng cao khả năng chế tạo. Ban hành các chế tài để bảo hộ hàng trong nước đã sản xuất được, phù hợp cam kết quốc tế.

Thu hút các tập đoàn chế tạo đa quốc gia có tiềm lực và thương hiệu với các ưu đãi có sức hấp dẫn nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong đó đặc biệt tập trung vào các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí quan trọng, có khả năng cạnh tranh, có dung lượng thị trường đủ lớn; đồng thời, chú trọng xúc tiến đầu tư đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mua thiết kế, công nghệ, đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất, áp dụng công nghệ và mô hình quản lý sản xuất tiên tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tài nguyên đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm cơ khí; đa dạng hóa và khác biệt hóa sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm hoặc hỗ trợ mua sát nhập các doanh nghiệp toàn cầu có thương hiệu, bao gồm cả phần R&D để rút ngắn quá trình phát triển.

Nhà nước ưu tiên đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo ngành cơ khí, gắn đào tạo với thực hành; hỗ trợ kinh phí cử cán bộ, công nhân giỏi đi đào tạo và thực tập tại nước ngoài theo các chương trình, dự án được phê duyệt, từng bước xây dựng lực lượng tổng công trình sư và kỹ sư trưởng.

Nhà nước có cơ chế về lãi suất tín dụng để đầu tư và thời hạn vay vốn lưu động cho các nhà sản xuất thiết bị cơ khí có dung lượng thị trường đủ lớn; xây dựng hệ thống thông tin ngành cơ khí để làm cơ sở dữ liệu cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp dùng chung; thúc đẩy và phát huy vai trò các hiệp hội ngành nghề trong việc liên kết các doanh nghiệp trong ngành cơ khí, khắc phục tình trạng chia cắt và phân tán trong ngành cơ khí.

[Theo Chinhphu.vn]

Trụ cột quan trọng  Trước đó, cuối tháng 11-2021, Bộ TT-TT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” thay cho “Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Cùng với việc chấp thuận đề xuất này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ TT-TT rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt nhiệm vụ xây dựng “Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030”, sau khi “Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” được phê duyệt, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, khoa học, tránh trùng lặp giữa các chiến lược. Trong định hướng phát triển ngành CNTT năm 2022 và giai đoạn 2022-2024, Bộ TT-TT đã xác định rõ việc hoàn thiện và triển khai Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 là 1 trong 7 nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực công nghiệp CNTT và truyền thông [ICT] trong năm 2022. Theo đó, công nghiệp công nghệ số là trụ cột cho xây dựng Chính phủ số, hiện đại hóa, thông minh hóa ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp và mọi mặt đời sống xã hội; có sức mạnh, vị thế và tầm ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới.  Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của lĩnh vực công nghiệp ICT trong năm 2022 và giai đoạn trung hạn, Bộ TT-TT cho biết, sẽ tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm công nghệ Make in Vietnam; hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghệ, làm chủ công nghệ và phát triển sản phẩm, không chỉ cho thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế; phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, đưa ứng dụng công nghệ số vào mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Cùng với đó, tạo điều kiện và tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện sứ mệnh tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu, sản xuất các thiết bị 5G để hoàn thành mục tiêu triển khai cung cấp thương mại dịch vụ 5G bằng thiết bị sản xuất trong nước; xây dựng hệ thống quản lý, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số quốc gia…

Phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ 

Trong giai đoạn 2022-2024, Bộ TT-TT xác định, sẽ tập trung phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu, kết nối doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; xây dựng và cập nhật, triển khai áp dụng chuẩn kỹ năng nhân lực công nghệ số; tiếp tục duy trì tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp công nghệ số vào GDP ở mức 6-6,5% trong giai đoạn 2022 - 2024. 

Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hơn 3 năm qua, mô hình vườn ươm cho các ý tưởng sáng tạo, doanh nghiệp công nghệ non trẻ, sản phẩm công nghệ mới ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Đó là sự tham gia và cộng hưởng của 3 thành phần: Nhà nước, tập đoàn lớn và các doanh nghiệp công nghệ. Mô hình này cho thấy sự ưu việt và tính hiệu quả khi mỗi bên đều phát huy được sức mạnh của mình và góp phần mang lại giá trị chung. Nhà nước ban hành chiến lược, cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn, đưa ra các bài toán quy mô quốc gia, đầu tư cho nghiên cứu dài hạn; tập đoàn lớn có sức mạnh về tài chính, thị trường và các yêu cầu khắt khe của hệ thống lớn; doanh nghiệp công nghệ có ý tưởng, sự sáng tạo và nhanh nhạy… “Sự cộng hưởng này sẽ góp phần thúc đẩy sáng tạo, tạo ra thị trường để khích lệ các công ty công nghệ non trẻ, hướng tới mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ Việt Nam vào năm 2025. Sự cộng hưởng này cũng sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam vì sẽ có những giải pháp có thể ứng dụng ngay vào cuộc sống. Sự cộng hưởng này còn góp phần xây dựng những sản phẩm, giải pháp công nghệ ưu việt, quy mô lớn và vươn ra toàn cầu”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

Theo số liệu của Bộ TT-TT, tính đến cuối năm 2021, Việt Nam đã có 64.000 doanh nghiệp công nghệ số, tăng thêm 5.600 doanh nghiệp so với năm 2020 và có gần 1.000 sản phẩm, dịch vụ ICT thương hiệu Việt Nam. Doanh thu ngành công nghiệp ICT năm 2021 đạt 136,153 tỷ USD [năm 2020 là 124,678 tỷ USD]. Trong đó, doanh thu của các doanh nghiệp Việt Nam là 18,779 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT. Trong năm 2022, Bộ TT-TT đặt mục tiêu đưa tổng số doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt 70.000 doanh nghiệp; tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông đạt 148,5 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng doanh thu công nghiệp CNTT là 9,2%; tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước là 3 tỷ USD.

TRẦN LƯU

công nghiệp số công nghệ số Việt Nam Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Bởi Triệu, V.H., Pham, T.T., Đào Thị, L.C.

Giới thiệu về cuốn sách này

Video liên quan

Chủ Đề