Chỉ thị mới nhất về cách ly xã hội

Tổng hợp văn bản về tình hình dịch Covid-19 tại TP HCM [ảnh minh họa]

- Kế hoạch 4192/KH-UBND ngày 14/12/2021 về xây dựng thế trận y tế ứng phó với biến thể Omicron SARS-CoV-2.

- Quyết định 4161/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 phê duyệt Chiến lược y tế trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

- Kế hoạch 4087/KH-BCĐ ngày 07/12/2021 về tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại.

- Thông báo 12318/TB-SGTVT ngày 17/11/2021 về tổ chức hoạt động vận tải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh [Cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố: Cấp độ 2];

- Quyết định 3900/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 về Quy định tạm thời các biện pháp "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn;

- Quyết định 3869/QĐ-UBND ngày 13/11/2021 về thành lập các Khu cách ly y tế tập trung tại khách sạn trong phòng, chống dịch COVID-19 do người được cách ly tự nguyện chi trả trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận-huyện;

- Quyết định 3466/QĐ-UBND ngày 04/10/2021 về Quy chế hoạt động tại các Trung tâm cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19 do UBND TP.HCM ban hành.

- Công văn 10399/SGTVT-KT hướng dẫn tổ chức giao thông trên địa bàn TP.HCM từ ngày 01/10/2021;

- Công văn 3251/UBND-ĐT ngày 01/10/021 về phối hợp, hỗ trợ người dân lưu thông trong trường hợp cần thiết do UBND TP.HCM ban hành;

- Công văn 3239/UBND-ĐT ngày 01/10/2021 về công tác cấp Giấy nhận diện [có mã QR] đối với các phương tiện vận tải hàng hóa do UBND TP.HCM ban hành;

- Công văn 3232/UBND-ĐT ngày 30/9/2021 về phối hợp vận chuyển người lao động từ các tỉnh, thành phố đến làm việc tại TP.HCM trong tình hình mới;

- Công văn 3120/UBND-ĐT ngày 21/9/2021 về tạo điều kiện thuận lợi công tác xét nghiệm của lực lượng giao hàng [shipper] tiến tới quản lý bằng công nghệ do UBND TP.HCM ban hành;

- Công văn 3086/UBND-VX ngày 16/9/2021 về thay đổi phương thức làm việc của các cơ quan, đơn vị nhà nước phù hợp với các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM;

- Công văn 3074/BCĐ-VX ngày 15/9/2021 về tiếp tục triển khai công tác xét nghiệm tại địa bàn dân cư từ nay đến ngày 30 tháng 9 năm 2021 do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM ban hành;

- Công văn 3072/UBND-VX ngày 15/92021 thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 30 tháng 9 năm 2021

- Công văn 2994/UBND-ĐT  ngày 07/9/2021 về tiếp tục tăng cường biện pháp kiểm soát trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

- Công văn 6312/SYT-NVY ngày 04/9/2021 về tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 từ ngày 01/9 đến 15/9.

- Công văn 2800/UBND-VX ngày 21/8/2021 về điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

- Công văn 2796/UBND-VX  ngày 21/8/2021 về tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

- Công văn 2789/BCĐ-VX ngày 20/8/2021 về tăng cường biện pháp thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19.

- Kế hoạch 2715/KH-BCĐ ngày 15/8/2021 thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo Nghị quyết 86/NQ-CP [Từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 15 tháng 9 năm 2021] do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19.

- Công văn 2718/UBND-VX ngày 15/8/2021 về tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố Hồ Chí Minh để quyết liệt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19

- Công văn 2696/UBND-VX ngày 12/8/2021 2021 về thiết lập và bảo vệ "vùng xanh" trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- Công văn 2523/UBND-VX ngày 28/7/2021 về đề nghị thay đổi phương thức làm việc của cơ quan, đơn vị nhà nước trong thời gian Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường mạnh mẽ biện pháp thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố

- Công văn 2522/UBND-VX ngày 28/7/2021 về kiểm soát việc di chuyển trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg.

- Công văn 2510/UBND-VX ngày 27/7/2021 về phương thức làm việc của cơ quan, đơn vị nhà nước trong thời gian Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg

- Công văn 2491/UBND-ĐT ngày 26/7/2021 về tăng cường quản lý hoạt động xe mô tô ứng dụng công nghệ phục vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg.

- Công văn 2468/UBND-VX ngày 23/7/2021 về tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg

- Chỉ thị 12-CT/TU ngày 22/7/2021 tăng cường biện pháp thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

- Công văn 969/TTg-KGVX ngày 17/7/2021 về thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch tại một số địa phương.

- Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19

- Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19

- Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về siết chặt và tăng cường biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

- Công văn 2279/UBND-VX năm 2021 về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần nội dung Chỉ thị 16/CT-TTg.

- Công văn 5389/BYT-MT năm 2021 về tiếp nhận đối với người từ thành phố Hồ Chí Minh về địa phương

- Công văn 2292/UBND-VX năm 2021 hướng dẫn triển khai Công văn 2279/UBND-VX

[Tiếp tục cập nhật]

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

[Chinhphu.vn] – Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 19/CT-TTg về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Thủ tướng chỉ thị tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Chỉ thị nêu rõ:

Dịch bệnh COVID-19 đã lan rộng trên toàn thế giới, làm hàng triệu người mắc, hàng trăm ngàn người tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Sau 3 tuần thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước đã phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch, tiếp tục kiểm soát, hạn chế tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng, điều trị khỏi đa số người mắc và chưa có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát vẫn ở mức cao, ảnh hưởng xấu đến kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân.

Nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời khởi động lại và tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, nguyên tắc, phương châm:

a] Thống nhất nhận thức và hành động, quán triệt sâu sắc quan điểm “chống dịch như chống giặc”, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời thực hiện mục tiêu tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm với sự quản lý cụ thể của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các điều kiện cụ thể;

b] Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch;

c] Kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch đồng thời với việc làm tốt công tác điều trị, hạn chế thấp nhất người tử vong; phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không lơ là, chủ quan;

d] Được nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục vụ phòng, chống dịch đã thực hiện phù hợp với diễn biến dịch bệnh; khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn.

2. Các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp:

a] Người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện;

b] Tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết.

c] Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu [khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường…] và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác theo quyết định hoặc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d] Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ [bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn…] trừ các cơ sở nêu tại điểm c mục 2 trên đây, khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.

đ] Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại, nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải như: hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, xà phòng, dung dịch sát khuẩn để rửa tay cho hành khách.

Riêng đối với vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, áp dụng các biện pháp phù hợp đặc thù ngành hàng không, bảo đảm an toàn cho hành khách, ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh.

e] Giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh.

g] Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động.

h] Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho cơ quan đơn vị một cách phù hợp bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên; không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm như: đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách; thực hiện giám sát về y tế; không tổ chức liên hoan, tiệc mừng.

3. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đề xuất của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

4. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngoài chỉ đạo thực hiện các biện pháp quy định tại mục 2 nêu trên, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ, bảo đảm các yêu cầu sau:

a] Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, địa bàn có nguy cơ cao tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

b] Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguy cơ:

- Khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc.

c] Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức nguy cơ thấp:

- Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc.

d] Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan xác định phạm vi khu vực nguy cơ cao trên địa bàn và chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Bộ Y tế tập trung chỉ đạo:

a] Kịp thời phát hiện, cách ly, khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch; ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, xác định các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm.

b] Tổ chức phân luồng, phân tuyến điều trị hợp lý ngay từ khâu tiếp đón bệnh nhân, phòng ngừa lây nhiễm tại các cơ sở y tế, bảo đảm an toàn đối với cán bộ y tế, người tham gia phòng, chống dịch, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, các đối tượng yếu thế.

c] Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải.

6. Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm việc hạn chế nhập cảnh; kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh; tất cả các trường hợp được nhập cảnh phải thực hiện cách ly theo quy định.

7. Các Bộ: Quốc phòng, Y tế, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tiếp tục tổ chức tốt việc thực hiện cách ly, cải thiện điều kiện sinh hoạt tại các cơ sở cách ly tập trung.

8. Các Bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn tại các cơ sở và hoạt động thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý.

9. Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Văn phòng Chính phủ chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh, làm việc, học tập trực tuyến, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công, thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử và kinh tế số.

10. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc có hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch, kể cả xử lý hình sự [nếu có].

11. Các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, trong đó:

a] Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan tập trung, khẩn trương thúc đẩy việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu với các nước EVFTA; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết, hàng hóa, nhất là các hàng hóa có lợi thế và tiềm năng xuất khẩu để triển khai ngay sau khi các nước dỡ bỏ phong tỏa, mở cửa trở lại.

b] Tiếp tục rà soát, bảo đảm nguồn cung và vận chuyển, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu.

c] Thúc đẩy phát triển thị trường nội địa, có các biện pháp kích cầu, đẩy mạnh tiêu dùng, nhất là thương mại điện tử, hệ thống bán lẻ, đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống; dần từng bước mở lại du lịch nội địa.

d] Chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án khởi động lại các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo nguyên tắc an toàn phòng, chống dịch.

12. Các Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội theo đúng Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

13. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể phối hợp với chính quyền các cấp tăng cường vận động nhân dân nâng cao ý thức tự giác, tích cực tham gia phòng, chống dịch.

14. Yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.
 

Nguồn: Cổng TTĐT Chính phủ

Admin

Video liên quan

Chủ Đề