Chỉ số xét nghiệm miễn dịch TSH

Tuyến giáp là cơ quan dễ bị rối loạn chức năng. Do đó, tiến hành kiểm tra và xét nghiệm các chỉ số cần thiết giúp chẩn đoán tình trạng và nguyên nhân gây bệnh ở tuyến giáp. Các chỉ số đánh giá chức năng tuyến giáp gồm TSH, FT3, TSI…

Tuyến giáp được mô tả là một tuyến nhỏ có hình bướm, nằm ở trước cổ. Đây là tuyến nội tiết gồm 2 thùy: thùy trái và thùy phải, nối với nhau bởi eo tuyến giáp. Đây là cơ quan không thể nhìn từ bên ngoài hay dùng tay để cảm nhận.

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, nhiệm vụ chính là hấp thu iot từ nguồn thực phẩm nạp vào cơ thể, sau đó chuyển hóa thành các hormon tuyến giáp. Các hormone di chuyển vào máu, được vận chuyển tới từng mô trong cơ thể, giúp cơ thể sử dụng năng lượng,  giữ ấm, đảm bảo tim, não và các hệ cơ quan làm việc trong trạng thái ổn định nhất.

Vai trò tuyến giáp:

  • Điều hòa thân nhiệt
  • Tăng cường hoạt động não bộ
  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
  • Đảm bảo duy trì lượng canxi, photpho trong máu ổn định với nồng độ 1%
  • Kích thích sự phát triển của da, tóc, móng và sự phát triển của hệ cơ xương
  • Kích thích hoạt động tim, tăng hô hấp cung cấp oxy cho sự chuyển hóa ở các mô.

2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm tuyến giáp?

Tuyến giáp là cơ quan phải đối mặt với nhiều rối loạn chức năng khác nhau, thậm chí ung thư. Bạn cần quan tâm tới các triệu chứng ở tuyến giáp để xét nghiệm và chẩn đoán kịp thời.

Một số biểu hiện cường giáp như:

  • Giảm cân đột ngột dù sức ăn bình thường
  • Người bệnh khó tập trung, cảm xúc rối loạn, dễ cáu gắt
  • Thân nhiệt tăng cao, người luôn mệt mỏi
  • Nhịp tim nhanh, huyết áp tăng
  • Yếu cơ, run rẩy ở tay
  • Tiểu nhiều, tiêu chảy
  • Người bệnh cảm nhận thấy vùng cổ sưng to khi sờ vào
  • Phụ nữ có thể kèm theo dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh

Tổng đài đặt khám ưu tiên tại BV tuyến trung ương 1900638367 hoặc đặt lịch khám chủ động qua  ứng dụng ISOFHCARE !

Đối với suy giáp, người bệnh có thể có các triệu chứng:

  • Giảm trí nhớ, cơ thể
  • Da lạnh, tái xanh
  • Nhịp tim giảm, huyết áp giảm
  • Giọng khàn
  • Suy giảm chức năng sinh dục ở cả nam lẫn nữ

Hay bệnh bướu giáp cùng có thể xuất hiện với sự phì đại bất thường của tuyến giáp, kèm theo cảm giác ho, khó thở, khó nuốt, khàn tiếng… Nếu để lâu không can thiệp, người bệnh rất có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư.

3. Một số chỉ số quan trọng trong xét nghiệm tuyến giáp

a. Định lượng TSH

TSH [Thyroid stimulating hormone] là một glycoprotein được sản xuất bởi tuyến yên trong não. TSH có nhiệm vụ điều hòa sự bài tiết của T3, T4 tuyến giáp. Việc xét nghiệm định lượng TSH nhằm mục đích kiểm tra xem tuyến giáp có hoạt động bình thường hay không. Đồng thời chỉ số cũng giúp phát hiện sớm các rối loạn chức năng tuyến giáp, tìm ra nguyên nhân và phác đồ điều trị phù hợp.

Ở người bình thường, chỉ số TSH có giá trị là 0.4 – 5mUI/L. Nếu vượt quá 5 mUI/L, người bệnh có khả năng mắc suy tuyến giáp nguyên phát. Còn nếu TSH giảm mạnh có thể gặp trong bệnh basedow [bệnh cường tuyến giáp], thiểu năng vùng dưới đồi – yên.

b. Định lượng T3

Định lượng T3 gồm 2 loại xét nghiệm: xét nghiệm T3 toàn phần và T3 tự do

Xét nghiệm định lượng nồng độ T3 toàn phần được chỉ định khi có nghi ngờ cường giáp nhưng nồng độ FT4 vẫn ở mức bình thường. Xét nghiệm giúp đánh giá chức năng tuyến giáp, chẩn đoán các bệnh cường giáp do T3 gây ra. Nếu T3 tăng cho thấy tình trạng cường giáp, viêm tuyến giáp hoặc ung thư tuyến giáp.

Xét nghiệm định lượng nồng độ T3 tự do cũng giống với xét nghiệm T3 toàn phần.

c. Định lượng T4

Định lượng T4 cũng giống với T3, bao gồm 2 loại xét nghiệm: Xét nghiệm T4 toàn phần và T4 tự do.

Xét nghiệm định lượng T4 toàn phần giúp đo lường thyroxine lưu hành trong máu. Trị số bình thường dao động khoảng 5.0 – 12.0 ng/dL.

Xét nghiệm T4 tự do giúp đo lượng T4 tự do trong máu. T4 tự do trong máu không bị ảnh hưởng bởi protein, trị số bình thường của người trưởng thành dao động 0.8 – 1.8 ng/dL. Nếu chỉ số tăng cao cho thấy tình trạng cường giáp, nhiễm độc giáp. Ngược lại nếu chỉ số giảm cho thấy khả năng suy giáp, thiểu năng vùng dưới đồi, yên.

d. Định lượng Thyroglobulin

Xét nghiệm Thyroglobulin thường được chỉ định trong trường hợp trước phẫu thuật và định kỳ theo thời gian sau phẫu thuật nhằm đánh giá hiệu quả, hoặc dùng trong theo dõi ung thư tái phát. Ngoài ra, xét nghiệm cũng thường chỉ định trong một vài trường hợp có triệu chứng cường giáp, phì đại tuyến giáp, nghi ngờ mắc viêm tuyến giáp, basedow. Đây đều là các bệnh lý tiền ung thư nguy hiểm không thể xem nhẹ.

Ở người bình thường, chỉ số thyroglobulin dao động khoảng 0.2 – 50ng/mL. Chỉ số tăng trong ung thư tuyến giáp thể biệt hóa chưa điều trị, hoặc đa di căn ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang. Hay chỉ số cũng tăng ở cả một số bệnh lành tính như viêm tuyến giáp cấp, u tuyến giáp lành tính, u hạch lành tính…

e. Kháng thể Thyroglobulin [TgAb]

Đây là kháng thể do cơ thể sản xuất, đáp ứng sự hiện diện của thyroglobulin. Sự tăng sản xuất Tg quá mức là bất thường, do đó sự sản xuất TgAb được xem là lựa chọn phòng vệ của cơ thể trước tiến triển của bệnh lý tuyến giáp. Dựa vào chỉ số TgAb, bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh tuyến giáp tự miễn như Hashimoto, viêm giáp sau đẻ, suy giáp bẩm sinh, Grave.

f. Kháng thể Thyroid peroxidase [TPOAb]

Đây là kháng thể do cơ thể sản xuất, vô tình tấn công và phá hủy các mô tuyến giáp khỏe mạnh. Khi cơ thể xuất hiện kháng thể này, chứng tỏ người bệnh mắc các bệnh tự miễn tuyến giáp như viêm giáp Hashimoto, Grave.

Xét nghiệm này cũng được chỉ định cho phụ nữ có thai và có bệnh tự miễn. Một số người có TPOAb tăng cao mà không có bệnh tuyến giáp cos thể tăng nguy cơ bệnh tuyến giáp trong tương lai. Do đó, nên theo dõi định kỳ tuyến giáp để tránh bỏ sót bệnh lý.

Ngoài các chỉ số trên, tùy vào từng bệnh nhân khác nhau mà bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán: siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm máu, kiểm tra độ tập trung iod, xạ hình tuyến giáp, sinh thiết tuyến giáp… Khi xuất hiện các vấn đề sức khỏe, người bệnh nên đến các bệnh viện, chuyên khoa nội tiết để được các bác sĩ thăm khám, xét nghiệm đánh giá một cách tốt nhất.

Bất cứ ai cũng có thể mắc phải các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Do đó, để giữ tuyến giáp bình thường, hàng ngày bạn nên cân đối khẩu phần ăn, định lượng iod vừa đủ, không quá nhiều cũng không quá ít. Đồng thời, nên khám định kỳ hoặc làm xét nghiệm tuyến giáp khi cần thiết. Liên hệ ngay với ISOFHCARE để được tư vấn đặt lịch, kết nối với các bác sĩ hàng đầu. 

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Tên khác : Thyrotropin

Tên chính : Thyroid-stimulating Hormone

Xét nghiệm liên quan : T4, T3, Thyroid Panel, Thyroid Antibodies

Xét nghiệm này đo lượng hormone kích thích tuyến giáp [TSH] trong máu. TSH được sản xuất bởituyến yên, một cơ quan nhỏ nằm dưới não và đằng sau các hốc xoang. Sự sản xuất TSH được điều hòa theo cơ chế  hệ thống thông tin phản hồi của cơ thể để duy trì số lượng ổn định của kích thích tố tuyến giáp thyroxine [T4] và triiodothyronine [T3] trong máu. Hormon tuyến giáp giúp kiểm soát tốc độ sử dụng năng lượng của cơ thể.

 Khi nồng độ hormone giáp giảm trong máu, vùng dưới đồi tiết ra hormone thyrotropin [TRH]. TRHkích thích tuyến yên giải phóng TSH. TSH lần lượt kích thích tuyến giáp sản xuất T4 và T3 và phóng thích T3,T4 vào máu, tuyến giáp là tuyến nhỏ hình con bướm nằm ở cổ mặt trước khí quản. Khi cả babộ phận này được hoạt động bình thường, tuyến giáp sản xuất T3,T4 theo kiểu bật và tắt để duy trì liên tục mức hormone tuyến giáp ổn định trong máu.

Nếu có rối loạn chức năng tuyến yên, có thể cho kết quả là số lượngTSH tăng hoặc giảm. Khi nồng độTSH tăng lên, tuyến giáp sẽ tăng sản xuất và tăng số lượng T4 và T3 trong máu và người bị ảnh hưởngcó thể gặp các triệu chứng liên quan với cường giáp, chẳng hạn như nhịp tim nhanh, giảm cân, căng thẳng, run tay, mắt bị kích thích, và khó ngủ.

Nếu sản xuất hormone tuyến giáp giảm [hypothyroidism], người bệnh có thể gặp các triệu chứng nhưtăng cân, da khô, táo bón, không chịu lạnh, và mệt mỏi. Ngoài ra rối loạn chức năng tuyến yên, cường giáp hoặc suy giáp có thể xảy ra nếu có một vấn đề ở vùng dưới đồi [TRH không đủ hoặc quá nhiều].Nồng độ hormone tuyến giáp cũng có thể được thay đổi bởi một loạt các bệnh tuyến giáp, bất kể số lượng TSH hiện tại trong máu như thế nào.

Xét nghiệm được sử dụng như thế nào?

Thử nghiệm TSH thường là thử nghiệm được lựa chọn để đánh giá chức năng tuyến giáp và / hoặc các triệu chứng cường giáp hoặc suy giáp. Nó thường xuyên được chỉ định cùng với hoặc trước khi xét nghiệm T4. Xét nghiệm tuyến giáp khác có thể được chỉ định bao gồm xét nghiệm T3 và các kháng thể tuyến giáp [nếu có nghi ngờ liên quan đến bệnh tuyến giáp tự miễn ].

Thử nghiệm TSH được sử dụng để:

    - Chẩn đoán rối loạn tuyến giáp ở một người có triệu chứng


    - Tầm soát sơ sinh cho một bé có tuyến giáp kém hoạt
    - Theo dõi điều trị bằng hormone tuyến giáp thay thế ở những người suy giáp
    - Chẩn đoán và theo dõi các vấn đề vô sinh nữ
    - Trợ giúp đánh giá chức năng của tuyến yên [đôi khi]
    - Tầm soát người lớn có các triệu chứng rối loạn tuyến giáp, mặc dù ý kiến ​​các chuyên gia khác nhauvềlợi ích của việc sàng lọc và tuổi bắt đầu sàng lọc.

Khi nào được ra chỉ định?


Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm TSH khi có triệu chứng cường giáp hoặc suy giáp và / hoặc khi  có phì đại tuyến giáp.

Các dấu hiệu và triệu chứng của cường giáp có thể bao gồm:

    - Tăng nhịp tim


    - Lo âu
    - Giảm cân
    - Khó ngủ
    - Tay run
    - Ốm yếu
    - Tiêu chảy [đôi khi]
    - Nhạy cảm ánh sáng, rối loạn thị giác
    - Đôi mắt có thể bị ảnh hưởng bọng quanh mắt, khô, kích thích, và một số trường hợp lối hai mắt.

Các triệu chứng của suy giáp có thể bao gồm:

    - Tăng cân


    - Da khô
    - Táo bón
    - Không chịu lạnh 
    - Puffy da
    - Rụng tóc
    - Mệt mỏi
    - Kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ

Xét nghiệm có thể được chỉ định đều đặn để theo dõi hiệu quả điều trị khi một người nào đó đang được điều trị rối loạn tuyến giáp.

Sàng lọc TSH thường xuyên được thực hiện tại Hoa Kỳ trên trẻ sơ sinh như là một phần của chương trình sàng lọc sơ sinh của mỗi tiểu bang. Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ khuyến cáo rằng những người lớn tuổi hơn 35 tuổi được sàng lọc bệnh tuyến giáp qua xét nghiệm TSH mỗi năm năm, mặc dù các tổ chức khác, chẳng hạn như Dịch vụ công tác dự phòng Hoa Kỳ, thách thức khuyến cáo này. Một số tổ chức đề nghị sàng lọc phụ nữ trên 50 hoặc những người có nguy cơ cao cho các rối loạn tuyến giáp, chẳng hạn như phụ nữ mang thai và sau sinh.

Kết quả thử nghiệm có nghĩa là gì?

Giá trị tham chiếu : TSH : 0,27 – 4,2 mU/L

Kết quả TSH cao thường có ý nghĩa là tuyến giáp hoạt động kém [nhược giáp ],không đáp ứng đầy đủvới sự kích thích của TSH ,nguyên nhân do một số loại rối loạn chức năng tuyến giáp cấp tính hoặc mãn tính.Hiếm khi có kết quả TSH cao, nguyên nhân có thể có vấn đề liên quan với tuyến yên, chẳng hạn như một khối u sản xuất ra lượng TSH không  kiểm soát được. Một giá trị TSH cao cũng có thể xảy ra khi một ai đó có một rối loạn tuyến giáp, những người này tuyến giáp không sản xuất hay sản xuất quá ít hormone tuyến giáp.

Một kết quả TSH thấp có ý nghĩa tuyến giáp hoạt động quá mức [cường giáp] hoặc dùng quá nhiều thuốc nội tiết tố tuyến giáp cho những người đang được điều trị tuyến giáp kém hoạt [hoặc cắt bỏ].Hiếm khi có một kết quả TSH thấp mànguyên nhândo tuyến yên ,có thể do ngăn chặn sự sản xuất TSH.

Cho dù cao hay thấp, TSH bất thường cho thấy sự dư thừa hoặc thiếu hụt lượng hormone tuyến giáp cho cơ thể, nhưng nó không cho biết lý do tại sao. Một kết quả xét nghiệm TSH bất thường, thường đượcthực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung để điều tra nguyên nhân của sự gia tăng hoặc giảm.

Bảng sau đây tóm tắt kết quả các kiểm tra và ý nghĩa tiềm năng của nó.

TSH

T3

T4

Giải thích

Cao

Bình thường

Bình thường

Suy giáp nhẹ [ Dưới lâm sàng ]

Cao

Thấp

Thấp hoặc BT

Suy giáp

Thấp

Bình thường

Bình thường

Cường năng tuyến giáp thường nhẹ  [ Dưới lâm sàng ]

Thấp

Cao hoặc BT

Cao hoặc BT

Cường năng tuyến giáp

Thấp

Thấp hoặc BT

Thấp hoặc BT

Hiếm gặp,suy giáp thứ cấp

 [ tuyến yên ]


Điều gì khác nên biết?

Nhiều loại thuốc - bao gồm cả aspirin và liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp - có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm chức năng tuyến giáp và sử dụng xét nghiệm cần được thảo luận với bác sĩ trước khi thử nghiệm.

Khi bác sĩ điều chỉnh liều lượng hormone tuyến giáp thay thế của một người, điều quan trọng là phải chờ đợi ít nhất 1-2 tháng kiểm tra TSH lại một lần nữa trước khi điều chỉnh liều mới, mới có thể đánh giá hiệu lực đầy đủ của liều mới.

Căng thẳng quá mức và bệnh cấp tính cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm TSH, và kết quả có thể thấp trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Câu hỏi phổ biến 

1. Bác sĩ thường làmxét nghiệmTSH trong thời kỳ mang thai?

Các bác sĩ thường không kiểm tra các phụ nữ không có triệu chứng, nhưng những người có triệu chứng và / hoặc có rối loạn tuyến giáp, bác sĩ có thể chỉ định  thử nghiệm trong khoảng thời gian mang thai đểphát hiện và đánh giá cường giáp hoặc suy giáp trong thời kỳ mang thai và sau khi sanh.


  1. Cónhững điều gì có thể làm tăng hoặc giảm mức TSH của tôi?

    Nói chung, TSH không đáp ứng với thay đổi lối sống. Điều quan trọng là tuyến yên và tuyến giáp đượclàm việc tương hợp với nhau để sản xuất số lượng hormon tuyến giáp thích hợp.

    3. TSH thế hệ thứ 3 và TSH siêu nhạy là gì?

    Cả hai tên gọi có liên quan đến sự tiến bộ của các kỹ thuật xét nghiệm TSH. Theo thời gian, xét nghiệmTSH ngày càng nhạy và đặc hiệu hơn thông qua sự phát triểncủa kỹ thuật. Hầu hết các phòng thí nghiệmsử dụng thế hệ thứ 3 / thử nghiệm TSH siêu nhạy. Đây là kỹ thuật mới nhất,độ nhạy xét nghiệm tăngkhoảng 100 lần so với thử nghiệm TSH thế hệ đầu tiên.

Nguồn: //labtestsonline.org/

Video liên quan

Chủ Đề