Chỉ số pci năm 2023

Sở Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành Kế hoạch số 2736/KH-SNN về nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2022 – 2023 trên cơ sở căn cứ Căn cứ Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 19/8/2022 của UBND tỉnh.

Xếp hạng PCI theo thời gian của Đắk Lắk. [Ảnh chụp màn hình - Nguồn: pcivietnam]

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch là phấn đấu góp phần đưa chỉ số PCI năm 2022 – 2023 của tỉnh đạt thứ hạng từ 20/63 trở lên.

Để thực hiện mục tiêu trên, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm về việc tổ chức, triển khai thực hiện, bám sát mục tiêu kế hoạch để xây dựng kế hoạch nâng cao chỉ số PCI của đơn vị cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp, phân công theo dõi đánh giá thường xuyên việc thực hiện để đôn đốc thực hiện, đảm bảo đạt mục tiêu chung của Kế hoạch.

Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

1. Xây dựng kế hoạch nâng cao chỉ số PCI của đơn vị trên cơ sở bám sát các chỉ số thành phần được phân công để đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, chi tiết, theo sát thực tế lĩnh vực của đơn vị mình phụ trách.

2. Triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; các kế hoạch của tỉnh về triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hàng năm; các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, năng lực hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo và quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ và các cơ quan chuyên môn Trung ương để thích ứng trong tình hình mới. Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ và của tỉnh.

4. Chủ động cập nhật, nghiên cứu các cơ chế, chính sách của Trung ương để vận dụng triển khai hiệu quả trên địa bàn tỉnh, đồng thời đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách mới thực hiện các khâu đột phá và nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định, vận dụng vào điều kiện thực tế của tỉnh và từng cơ quan, đơn vị.

5. Tiếp tục cải cách hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo môi trường thông thoáng; đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích và thanh toán không dùng tiền mặt; tăng tỷ lệ người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

6. Nâng cao nhận thức và hành động của công chức, viên chức, người lao động trong từng cơ quan, đơn vị về thực hiện chủ trương Chính quyền kiến tạo, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp, tăng cường việc bồi dưỡng, tiếp tục thay đổi mạnh mẽ về thái độ, trách nhiệm, tác phong thực hiện công vụ, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với phương châm “chuyên nghiệp – thân thiện – hỗ trợ nhiệt tình – đồng hành cùng doanh nghiệp và nhà đầu tư”; có biện pháp xử lý đối với các trường hợp gây nhũng nhiễu, tiêu cực.

7. Tăng cường tổ chức tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hỗ trợ cho doanh nghiệp. Thường xuyên đổi mới, tăng độ mở của các Trang/Cổng thông tin điện tử của đơn vị, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong khai thác và tiếp cận thông tin theo quy định. Tăng cường trách nhiệm việc trả lời, phối hợp trả lời các kiến nghị, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp nhà đầu tư kịp thời, đảm bảo đúng trọng tâm. Thường xuyên rà soát, phát hiện những bất cập trong quy định pháp luật, các nội dung về những vấn đề bất cập hiện nay; kịp thời tham mưu, đề xuất kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với tình hình thực tế.

8. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ công tác quản lý nhà nước liên quan trực tiếp đến cung cấp dịch vụ công.

9. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Phải coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm hết sức quan trọng và là tiêu chí để căn cứ xếp loại thi đua, đánh giá tập thể, cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

10. Cải cách toàn diện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Phối hợp chặt chẽ với Thanh tra tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, tránh trùng lặp, chồng chéo; đảm bảo nguyên tắc không thanh tra, kiểm tra quá 1 lần/doanh nghiệp/năm; giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo, đặc biệt các đơn thư có liên quan đến doanh nghiệp; thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng trong từng cơ quan đơn vị.

Phụ lục: Nhiệm vụ Nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh Sở Nông nghiệp và PTNT năm 2022 – 2023

TT Chỉ số thành phần/tiêu chí đánh giá Điểm số Xếp hạng
I Nhóm chỉ số thành phần cần cải thiện mạnh điểm và thứ hạng    
1 CSTP 1: Gia nhập thị trường >= 7.5 < 25
1.1 Tỷ lệ DN làm thủ tục ĐKDN qua phương thức mới [trực tuyến, TTPVHCC, bưu điện] [%] >=90%  
1.2 Thủ tục tại bộ phận Một cửa được niêm yết công khai [% DN Đồng ý] >90%  
1.3 Hướng dẫn thủ tục rõ ràng, đầy đủ [% DN Đồng ý] >95%  
1.4 Cán bộ tại  bộ phận Một cửa am hiểu về chuyên môn [% DN Đồng ý]  >90%  
1.5 Cán bộ tại bộ phận Một cửa nhiệt tình, thân thiện [% DN Đồng ý] >90%  
1.6 Hướng dẫn thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện là rõ ràng, đầy đủ [%] – Biến mới năm 2021 >90%  
1.7 DN không gặp khó khăn gì khi thực hiện thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện [%] – Biến mới năm 2021 >=70%  
1.8 Quy trình giải quyết thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện đúng như văn bản quy định [% DN Đồng ý] –  Biến mới năm 2021 >90%  
1.9 Thời gian thực hiện thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện không kéo dài hơn so với văn bản quy định  [% DN đồng ý] – Biến mới năm 2021 >90%  
1.10 Chi phí cấp phép kinh doanh có điều kiện không vượt quá mức phí, lệ phí được quy định trong văn bản pháp luật [% DN Đồng ý] – Biến mới năm 2021 >90%  
1.11 Tỷ lệ DN phải hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do những khó khăn gặp phải khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh có điều kiện [%] – Biến mới năm 2021 55%  
2.4 Tỷ lệ DN nhận được thông tin, văn bản sau khi đề nghị CQNN của tỉnh cung cấp [%] >65%  
2.5 Số ngày chờ  đợi để nhận được thông tin, văn bản yêu cầu [trung vị] 1  
2.6 Thông tin trên website về các ưu đãi/khuyến khích/hỗ trợ đầu tư của tỉnh là hữu ích [% Đồng ý] – Biến mới năm 2021 >=55%  
2.7 Thông tin trên website về các quy định về TTHC là hữu ích [% Đồng ý] – Biến mới năm 2021 >=87%  
2.8 Cần có ‘mối quan hệ’ để có được các tài liệu của tỉnh [% quan trọng hoặc rất quan trọng] < 40%  
2.9 Thông tin trên website về các văn bản điều hành, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh là hữu ích [% Đồng ý] – Biến mới năm 2021 >=60%  
2.10 Thông tin trên các website về các văn bản pháp luật của tỉnh là hữu ích [% Đồng ý] – Biến mới năm 2021 >=70%  
3 CSTP 3: Chi phí thời gian >7.7 85%  
3.4 DN không phải đi lại nhiều lần đề lấy dấu và chữ ký hoàn tất thủ tục [% Đồng ý] >80%  
3.5 Thủ tục giấy tờ đơn giản [%] >80%  
3.6 Phí, lệ phí được niêm yết công khai [%] 100%  
3.7 Thời gian thực hiện TTHC được rút ngắn hơn so với quy định [%] >80%  
3.8 Tỷ lệ DN nhận thấy cán bộ thanh, kiểm tra lợi dụng thực thi công vụ nhũng nhiễu doanh nghiệp [%] 7

Chủ Đề