Chế độ nào sau đây máy tính chỉ tạm nghỉ tiêu thụ ít năng lượng

Quản Trị Mạng - Windows 7 cung cấp nhiều tùy chọn tiết kiệm điện năng khi người dùng không sử dụng PC. Các tùy chọn bao gồm Sleep, Hibernate và Hybrid Sleep. Bài viết này sẽ phân biệt sự khác nhau giữa các tùy chọn cùng cách thiết lập và sử dụng chúng hiệu quả.

Chế độ Sleep

Chế độ Sleep là trạng thái tiết kiệm điện tương tự như tạm dừng một bộ phim DVD. Tất cả các hoạt động trên máy bị ngừng. Tất cả tài liệu và ứng dụng mở bị đẩy vào bộ nhớ RAM. Người dùng có thể vận hành lại máy một cách nhanh chóng, trong vòng vài giây. Chế độ Sleep về cơ bản giống với chế độ Standby.

Chế độ Sleep hiệu quả cho trường hợp người dùng muốn tạm dừng làm việc trong một thời gian ngắn. Máy tính không tiêu thụ quá nhiều năng lượng khi ở chế độ này.

Chế độ Hibernate

Ở chế độ Hibernate, các tài liệu mở và các ứng dụng đang chạy được lưu vào ổ cứng và máy tính tắt. Điều này đồng nghĩa với việc máy tính sẽ không tiêu thụ điện năng. Khi được bật nguồn trở lại, máy sẽ tiếp tục những tác vụ mà người dùng để lại trước đó.

Sử dụng chế độ này khi không cần sử dụng laptop trong một thời gian dài mà không muốn đóng các tài liệu.

Hybrid Sleep

Hybrid Sleep là sự kết hợp của Sleep và Hibernate dành cho máy tính để bàn. Tài liệu và ứng dụng mở bị đẩy vào cả bộ nhớ RAM và ổ cứng, sau đó chuyển máy tính sang trạng thái tiêu thụ ít điện năng, cho phép người dùng "đánh thức" máy tính nhanh chóng và tiếp tục công việc. Chế độ Hybrid Sleep được kích hoạt mặc định trên máy để bàn và tắt trên laptop. Sau khi kích hoạt, chế độ Sleep tự động chuyển sang chế độ Hybrid Sleep.

Chế độ Hybrid Sleep hữu ích cho máy để bàn trong trường hợp mất điện. Khi có điện trở lại, Windows có thể khôi phục công việc từ ổ cứng, nếu bộ nhớ RAM không thể truy cập được.

Vị trí các tùy chọn

Các tùy chọn Sleep và Hibernate được truy cập bằng cách sử dụng mũi tên bên cạnh nút Shut down trên Start menu.

Nếu không thấy tùy chọn Sleep hay Hibernate thì có thể do những nguyên nhân sau:

  • Card đồ họa không hỗ trợ chế độ Sleep. Hãy cập nhật driver cho card đồ họa.
  • Không có quyền truy cập quản trị trên máy tính. Hãy báo nhà quản trị thay đổi tùy chọn.
  • Các chế độ tiết kiệm điện năng trên Windows bật hoặc bị tắt trong BIOS [basic input/ output system]. Để bật các chế độ này, khởi động lại máy sau đó vào chương trình thiết lập BIOS.
  • Nếu không thấy tùy chọn Hibernate, tùy chọn Hybrid Sleep có thể đã được kích hoạt.

Đánh thức máy tính

Hầu hết các máy tính có thể được đánh thức bằng cách nhấn nút nguồn. Tuy nhiên, tùy vào các loại máy khác nhau mà có nhiều cách đánh thức khác nhau. Người dùng có thể nhấn một phím trên bàn phím, nhấn chuột hay nâng nắp laptop lên.

Kích hoạt và tắt tùy chọn Hybrid Sleep

Để kích hoạt hay tắt tùy chọn Hybrid Sleep, vào Control Panel trên Start menu.

Nhấn Power Options trong cửa sổ Control Panel.

Lưu ý: Nếu không thấy Power Options, chọn Large icons hoặc Small icons từ mục View by ở góc trên cùng bên phải cửa sổ Control Panel. Ở lựa chọn xem theo Category, người dùng cũng có thể nhấn System and Security và sau đó nhấn đề mục Power Options.

Trên màn hình Select a power plan, nhấn Change plan settings bên cạnh power plan đã lựa chọn hiện tại.

Lưu ý: Người dùng có thể thay đổi tùy chọn Hybrid Sleep cho một hoặc cả hai power plan. Bước làm là như nhau đối với cả hai.

Trên màn hình Change settings for the plan, nhấn liên kết Change advanced power settings.

Ở hộp thoại Power Options, nhấn liên kết Change settings that are currently unavailable.

Nhấn dấu cộng cạnh Sleep để mở ra lựa chọn, nếu chúng chưa được mở ra từ trước. Nhấn dấu cộng cạnh Allow hybrid sleep. Chọn Off từ một hoặc cả hai danh sách xổ xuống dưới đề mục Allow hybrid sleep.

Lưu ý: Người dùng cũng có thể kích đúp vào một đề mục để mở ra các lựa chọn.

Theo mặc định, Windows đòi một mật khẩu để truy cập máy tính khi người dùng đánh thức nó từ trạng thái tiết kiệm điện năng. Sử dụng hộp thoại Power Options để tắt mật khẩu đi. Đề mục đầu tiên trong hộp danh sách là tên của power plan được chọn trong danh sách xổ xuống bên trên hộp danh sách. Nhấn dấu cộng để mở rộng đề mục và chọn Off từ một hoặc cả hai danh sách xổ xuống dưới đề mục.

Nhấn OK để lưu các thay đổi và sau đó nhấn nút X ở góc trên bên phải của cửa sổ Control Panel để đóng nó lại.

Ngăn máy tính tự động chuyển sang chế độ Sleep hay Hibernate

Nếu người dùng đang sử dụng laptop chạy bằng năng lượng pin, hãy cẩn thận khi tắt chế độ Sleep hay Hibernate. Nếu hết pin khi đang dở dang công việc, người dùng sẽ bị mất tài liệu. Cũng có thể thay đổi thời gian trước khi máy tính rơi vào chế độ Sleep hay Hibernate. Sau đây là cách để làm điều đó.

Vào Power Options trong Control Panel, nhấn vào liên kết Change plan settings bên cạnh power plan đã chọn hiện tại trên màn hình Select a power plan. Trên màn hình Change settings for the plan, nhấn vào liên kết Change advanced power settings.

Kích đúp vào đề mục Sleep và sau đó kích đúp vào Sleep after. Nếu đang dùng laptop, nhấn On battery hay Plugged in để kích hoạt hộp chỉnh sửa. Nhấn mũi tên đi xuống đến khi Never xuất hiện. Thao tác tương tự cho đề mục Hibernate after.

Lưu ý: Đối với máy tính bàn, nhấn Setting và nhấn mũi tên đi xuống đến khi Never được chọn.

Nếu muốn thay đổi thời gian hiển thị màn hình, kích đúp vào đề mục Display và sau đó kích đúp vào Turn off display after và thay đổi các giá trị On battery Plugged in như mong muốn.

Nhấn OK để lưu các thay đổi và đóng cửa sổ Control Panel.

Bây giờ hãy sử dụng các chế độ tiết kiệm điện một cách khôn ngoan. Nếu bạn đang sử dụng laptop, lựa chọn tốt nhất là Hibernate do nó tiết kiệm điện năng tốt hơn so với Sleep và Hybrid Sleep.

★ Đăng bởi BkViet — Cập nhật: 16‑07‑2021Tooltip content

Bạn thường xuyên sử dụng máy tính nhưng chưa hẳn đã am hiểu về các chế độ tắt máy tính. Các chế độ tắt máy tính là những tùy chọn tắt máy quan trọng, để giúp bạn sử dụng máy tính hiệu quả.

Đối với các chế độ tắt máy: Shutdown, Restart, Lock chắc chắn ai cũng hiểu rõ về các chế độ này. Nhưng vẫn còn một số chế độ khác, mặc dù có trên máy nhưng bạn không dám dùng đến. Vì bạn chưa hiểu rõ công dụng của những tùy chọn này là gì?

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cho bạn về sự khác nhau giữa các chế độ tắt máy tính. Nên sử dụng chế độ tắt máy tính nào? Nên tắt máy tính như thế nào là hợp lý?

Phân biệt các tùy chọn tắt máy tính Windows

Dưới đây là những tùy chọn tắt máy tính có trên hệ điều hành Windows. Bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về những chế độ này.

1. Shutdown

Đây là chức năng đã quá quen thuộc đối với người dùng máy tính, chức năng này luôn được sử dụng nhiều nhất.

Shutdown là gì? Shutdown là chế độ tắt máy tính hoàn toàn, có nghĩa là mọi hoạt động trên máy tính sẽ ngừng hoạt động. Điều này đồng nghĩa rằng máy tính sẽ không còn tiêu tốn điện năng. Tuy nhiên, khi khởi động lại máy tính thì chế độ Shutdown sẽ tốn nhiều điện năng hơn so với 2 chế độ Hibernate và Sleep. Nhìn chung, Shutdown là một chế độ luôn phải có trên máy tính.

Sleep còn gọi là Chế độ ngủ trưa, đây là chức năng đưa máy tính rơi vào trạng thái nghỉ tạm thời. Khi sử dụng chức năng này Windows sẽ chuyển sang trạng thái tiêu thụ ít điện năng, bằng cách tắt đi hầu hết các linh kiện của máy tính [ngoại trừ RAM, ổ lưu trữ và các cổng kết nối USB].

Vì vậy các hoạt động của hệ điều hành vẫn được giữ nguyên trong RAM. Cho nên, khi kích hoạt máy tính trở lại thì mọi thứ vẫn như trạng thái trước khi vào chế độ Sleep.

Chế độ Sleep sẽ thích hợp trong trường hợp muốn dừng làm việc trong một thời gian ngắn, ví dụ: ngủ trưa 20 phút, đi ăn trưa… Nếu sử dụng chế độ này thì bạn không nên di chuyển máy tính vì máy tính chưa được tắt hoàn toàn.

Xem thêm: Cách tạo nhiều màn hình Desktop ảo trên máy tính.

Hibernate còn gọi là Chế độ ngủ đông.

Đối với chế độ Hibernate thì các dữ liệu sẽ được lưu tạm vào các tệp tin trên ổ cứng [HDD/SSD], thay vì lưu trữ trên bộ nhớ RAM. Dữ liệu sẽ được lưu cho đến khi máy tính được mở trở lại, nó sẽ nhanh chóng được lấy ra từ ổ cứng và nạp vào bộ nhớ RAM để bạn có thể tiếp tục các công việc.

Khi tắt máy ở chế độ Hibernate, bạn được phép di chuyển máy tính trong khi hệ thống vẫn đang còn lưu lại toàn bộ chương trình, ứng dụng đang được mở. Sử dụng Hibernate là hợp lý, bởi nếu như các công việc chưa hoàn thành mà sử dụng luôn Shutdown thì sẽ rất mất công.

4. Restart

Restart là chế độ khởi động lại máy tính. Tức là máy sẽ không rơi vào trạng thái ngừng hoạt động, mà chỉ để thiết lập hoạt động lại trạng thái khởi động mà thôi.

Với chế độ Restart sẽ cần thiết trong những trường hợp sau: Sau khi sử dụng phần mềm diệt virus, máy tính bị lỗi hoặc nghi ngờ bị lỗi, phần mềm đang hoạt động bỗng nhiên bị lỗi, hoặc bạn cài phần mềm nào đó sau đó phải khởi động lại máy tính để quá trình cài đặt có hiệu lực.

5. Lock

Lock là chế độ khóa màn hình máy tính. Tức là bạn sẽ đặt mật khẩu cho máy tính để nhằm không cho người lạ truy cập vào máy tính. Tức là chỉ có duy nhất bạn mới được quyền sử dụng máy tính của mình. Nói tóm lại, Lock là một tùy chọn máy tính thực sự hữu ích, để làm tăng khả năng riêng tư khi không muốn cho người khác truy cập vào máy tính.

Xem thêm:

6. Switch User

Switch User là chức năng dùng để chuyển đổi giữa các tài khoản Windows.

Ví dụ bạn đang đăng nhập với tài khoản A, bạn khóa máy lại với tài khoản A này và sau đó chuyển đổi sang tài khoản B trong khi tài khoản A vẫn đang được đăng nhập.

7. Log Off 

Log Off [dùng cho Windows XP, Windows 7] và Sign Out [dùng cho Windows 8, Windows 10]. Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng chúng đều có chung tác dụng “đăng xuất tài khoản Windows”.

Do Windows là hệ điều hành “đa nhiệm” cho nên người dùng có thể dễ dàng quản lý máy tính trên nhiều tài khoản khác nhau. Giả sử bạn sử dụng tài khoản A cho phiên làm việc trên máy tính. Sau đó sử dụng chức năng Log Off để đăng xuất tài khoản A này và có thể đăng nhập vào phiên làm việc trên tài khoản B.

Xem thêm: Cách thay đổi vị trí bàn phím máy tính/laptop.

Nên tắt máy tính như thế nào cho hợp lý?

Nhiều người dùng vẫn chưa biết cách tắt máy tính sao cho hợp lý, vậy có thể tham khảo một số mẹo hữu ích sau đây:

  • Nên sử dụng Sleep trong thời gian ngắn, mục đích để dễ dàng bật máy trở lại. Sử dụng Hibernate khi có công việc đột xuất, phải di chuyển nhưng vẫn muốn sử dụng máy tính. Đối với Shutdown, nếu không còn mục đích sử dụng thì cứ tắt.
  • Nếu là mùa đông, sau vài ngày mới có ý định Shutdown cũng không sao. Nếu bạn muốn sử dụng máy tính liên tục thì cứ cách khoảng 15 tiếng nên restart máy một lần.
  • Vào mùa hè do nhiệt độ tăng cao, dùng máy sau 8 tiếng nên restart một lần. Sau 1 ngày nên Shutdown máy tính và vài chục phút sau có thể sử dụng lại. Mùa hè nhiệt độ tăng cao nên máy tính rất dễ xảy ra hiện tượng sập nguồn đột ngột. Bởi vậy, bạn cần giám sát nhiệt độ trong máy bằng các phần mềm như CrystalDiskInfo.
  • Nếu đã dùng máy “trong thời gian lâu”, bạn không nên Shutdown ngay, mà trước tiên cần Restart lại rồi mới Shutdown sẽ tốt hơn. Còn không, có thể nhấn F5 [refresh] liên tục ngoài Desktop, sau đó tắt máy cũng được. Ngoài ra, nếu nhiệt độ máy tính đang cao bạn cũng chưa nên Shutdown vội, mà trước tiên cho nhiệt độ giảm xuống rồi mới Shutdown nhé.

Kết luận

Như vậy, BkViet đã cùng bạn tìm hiểu cũng như so sánh về các chế độ tắt máy tính. Cũng như nêu rõ quan điểm: Nên tắt máy tính như thế nào là đúng cách? Có nên tắt máy tính thường xuyên hay không?

Thực ra, chưa có chứng minh cụ thể nào nói rằng chức năng Shutdown sẽ tốt hơn Sleep, Hibernate… Vấn đề này còn tùy thuộc vào cách sử dụng máy của mỗi người như thế nào, đặc điểm trong công việc của bạn và đôi khi cả cấu hình của máy tính.

Nhìn chung, cứ dựa theo trải nghiệm của bản thân khi sử dụng máy tính, để bạn có thể sử dụng máy tính một cách hợp lý nhất nhé. Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề