Cấu trúc của văn bản văn học, xét từ ngoài vào trong gồm những tầng lớp nào?

A. Tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa, tầng ngôn từ

C. Tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa

D. Tầng hàm nghĩa, tầng hình tượng, tầng ngôn từ

Các câu hỏi tương tự

A. Tầng hình tượng

C. Tầng hàm nghĩa

D. Cả A và B

Vì sao nói: hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

“Ở các nước Âu – Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20 cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên tới 30-50 cuốn/ năm [Nguyễn Hương, bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện”]. Ở Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách Minh Trị, chỉ với 30 triệu dân mà tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách dạng tinh hoa, “khó nhằn”. Ở một quốc gia gần hơn trong cộng đồng ASEAN, đó là Malaysia, số lượng sách được đọc trên đầu người là 10-20 cuốn/người/năm [2012, số liệu từ ông Trần Trọng Thành, công ty sách điện tử Aleeza]. Và ở Việt Nam, theo con số do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố ngày 12/04/2013 ngay trước thềm sự kiện “Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc”, số lượng sách một người Việt đọc trong một năm là… 0,8 cuốn, nghĩa là người Việt Nam đọc chưa đầy một cuốn sách trong một năm.

Có sự tương quan rõ ràng giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia. Với những con số ở trên, dễ hiểu vì sao nước Pháp lại có một nền kinh tế, văn hóa và nghệ thuật rạng rỡ như vậy. Và nước Nhật có thể đứng dậy thần kỳ sau Thế chiến 2 cũng như vươn lên quật khởi sau bao thiên tai liên miên, hiện đang là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới với nền khoa học-công nghệ tiên tiến bậc nhất. Malaysia đang là ngôi sao mới ở khu vực ASEAN với những chính sách đổi mới và mở cửa đột phá gần đây. Và người Do Thái với câu chuyện ở đầu bài, “Một dân tộc 13 triệu dân nhưng sinh ra gần 40% chủ nhân của các giải Nobel; 1/3 trên tống số các nhà triệu phú đang sống và làm việc tại Mỹ là người Do Thái; 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu hiện nay; 3 nhân vật sau Công nguyên cho đến hiện tại có tác động lớn nhất đến lịch sử nhân loại là Chúa Jesus, Karl Marx và Alber Einstein…là người Do Thái.

Mỗi người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/năm, ai có thể khẳng định không liên quan đến tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội cũng như nhân cách con người hiện nay ở Việt Nam?

[ Ngẫm về “ tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái theo Báo mới]

a, Văn bản trên thuộc phong cách chức năng ngôn ngữ nào?

b, Nêu các ý chính của văn bản? Nhận xét về cách lập luận của tác giả?

c, Những số liệu mà tác giả đưa ra trong văn bản cho anh/chị hiểu thêm điều gì về hiện trạng mà văn bản đề cập tới?

d, Văn bản trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa văn hóa đọc với lối sống và nhận thức của giới trẻ hiện nay?

A. Không có ngôn từ thì nhà văn không có phương tiện, chất liệu để sáng tạo văn bản văn học.

C. Không có ngôn từ thì nhà văn và người đọc không thể hiểu biết, thông cảm và quý trọng lẫn nhau.

D. Không có ngôn từ thì không tồn tại chi tiết, tình tiết, hình tượng, nhân vật,... nghĩa là không có văn bản văn học.

Hãy chỉ ra những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật.

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : [trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2]\

a] Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc [cách tổ chức] câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b] Những hình tượng [người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già] gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : [trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 ]

a] Theo anh [chị], các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

[đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh]

b] Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : [trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2]

a] Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc [mình] và nhà văn [ta] ở các câu 1, 2.

b] Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

Bức tranh tổng quan

Hai nguyên nhân GS.TS Lê Huy Bắc đưa ra, đó là: Sự hội nhập văn chương toàn cầu và vì sự phụ thuộc của văn chương Việt vào văn chương nước ngoài do nguyên nhân lịch sử.

Tổng số văn bản văn học nước ngoài trong chương trình THCS [kể cả văn bản luyện tập, đọc thêm] là 33 tác phẩm. Con số này, theo GS.TS Lê Huy Bắc là khá ấn tượng. Đặc biệt phạm vi bao quát của chương trình cũng rất rộng.

Điểm lại toàn bộ mảng văn học nước ngoài được đưa vào các sách Ngữ văn 6, 7, 8, 9 ta thấy học sinh đã có dịp làm quen với tất cả các loại hình văn học: Trữ tình, kịch, tự sự, kí và văn nghị luận.

Trong đó, tự sự là mảng được các nhà biên soạn quan tâm với nhiều thể loại như Truyện cổ tích, Ngụ ngôn, Truyện cười, Truyện ngắn, Truyện vừa, Tiểu thuyết.

Ngoài ra, học sinh còn được tiếp xúc với những văn bản văn xuôi không hư cấu [còn gọi là kí] như Lòng yêu nước, văn bản nghị luận như Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten...

GS.TS Lê Huy Bắc cho rằng, các văn bản văn học nước ngoài này bước đầu giúp học sinh làm quen với đời sống văn hóa tinh thần trong nền văn học của các quốc gia có bề dày lịch sử văn học như Trung Quốc, Pháp, Đức, I-ta-li-a,... cũng như các quốc gia đang có tiềm năng phát triển văn học bậc nhất thế giới hiện nay như Hoa Kì, Nga, Cô-lôm-bi-a...

Qua đó, các tác phẩm văn chương này dần dần tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về các thể loại văn học trong nhận thức của học sinh.

Với bậc THPT, toàn bộ chương trình văn học nước ngoài gồm 25 tác phẩm, bao quát một khoảng thời gian chừng 3.000 năm, từ cổ đại Hi Lạp đến hiện đại, từ châu Á sang châu Âu, châu Mĩ, châu Phi.

Các văn bản văn học nước ngoài này bước đầu giúp học sinh nâng cao hơn nữa vốn đời sống văn hóa tinh thần trong nền văn học của các quốc gia có bề dày lịch sử văn học như Trung Quốc, Pháp,... cũng như các quốc gia đang có tiềm năng phát triển văn học bậc nhất thế giới bây giờ như Hoa Kì, Nhật,...

Qua đó, các tác phẩm văn chương này dần dần tạo nên một bức tranh văn hóa khá hoàn chỉnh về các vùng miền văn chương lớn của nhân loại.

Đề xuất thay đổi

Từ những văn bản văn học nước ngoài và cả văn bản văn học Việt Nam được đưa vào chương trình, GS.TS Lê Huy Bắc đề xuất ưu tiên bỏ bớt các văn bản chưa hay, chưa phù hợp; đồng thời cần chú ý đến sự thống nhất liên thông giữa hai cấp học. Không nên chọn một tác giả cho cả hai cấp, ví dụ như Lỗ Tấn, Tagore,…

Bên cạnh đó, cần đề cao văn học Việt; nếu văn bản nào có thể thay thế bằng văn bản trong nước thì thay thế, chẳng hạn như truyện cổ tích.

Cần hướng đến việc đào tạo hài hòa giữa con người quốc gia và công dân thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Theo đó các nền văn học được tuyển chọn nhiều như Trung Quốc, Nga, Pháp cần bỏ bớt để chọn các tác giả của các nền văn học khác cho đa dạng.

Trên tinh thần đề cao văn hóa dân tộc, đề cao cách tiếp thu các tinh hoa văn học thế giới phù hợp với tâm lí và văn hóa Việt, GS.TS Lê Huy Bắc đề xuất bỏ mảng thơ Đường ra khỏi chương trình THCS, vì đây là thể loại thơ khó, không phù hợp với lứa tuổi học sinh cấp học này.

Thơ Haiku cũng nên bỏ bớt, chỉ giữ lại đôi bài vì rất khó dạy, để học sinh làm quen với thể thơ độc đáo này.

Bên cạnh đó, cũng cần thay đổi một số văn bản nếu xét thấy chưa thực sự phù hợp hoặc văn bản trong nước có thể thay thế.

Cụ thể như sau: Không dạy các truyện cổ tích nước ngoài, vì truyện cổ tích Việt Nam không thiếu. Đề xuất bỏ các văn bản: Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Các văn bản như Cố hương, Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten hoặc bỏ, hoặc thay thế bằng văn bản khác.

Có thể thay các văn bản trên bằng truyện thần thoại Hi Lạp và ngụ ngôn Êdốp. Do truyện thần thoại của ta bị thất lạc và chưa thật hay nên có thể chọn một thần thoại của Hi Lạp; riêng ngụ ngôn Edốp thì nên dạy vì ngụ ngôn của ông là khuôn mẫu của các ngụ ngôn còn lại của thế giới và cả Việt Nam.

Các văn bản nghị luận nước ngoài cần bỏ bớt, nên chọn văn bản nghị luận trong nước.

Các văn bản cần đổi đoạn trích vì không đúng với trọng tâm của tác phẩm. Ví dụ, đoạn trích Con chó Bấc không phải là nội dung chính của tác phẩm Tiếng gọi nơi hoang dã. Cần chọn đoạn trích hướng tới chủ đề chính của tác phẩm là việc để bản năng sống lại sẽ là mối nguy cơ xóa sổ nền văn minh.

Nên bỏ bài Tự do [vì bài này chưa thật hay] và chọn một bài thơ siêu thực khác của Eluard và đưa vào dạy chính thức, vì đây là thể thơ độc đáo của nhân loại, có ảnh hưởng đến thơ siêu thực Việt Nam.

Thay đoạn trích kịch Romeo và Juliet bằng Hamlet vì đây là tác phẩm tiêu biểu nhất của Shakespeare...

Chương trình cũng nên bổ sung các tác giả tiêu biểu cho văn học thế kỉ XX, đặc biệt là các tác giả thuộc nửa sau của thế kỉ, gồm có F. Kafka [truyện ngắn Người cưỡi xô], W. Faulkner [Diễn từ Nobeỉ], G.Marquez [truyện ngắn hoặc trích đoạn tiểu thuyết], Kawabata [truyện ngắn Người đàn ông không cười] hoặc Naipaul [truyện ngắn B. Wordsworth]...

Nhấn mạnh những đề xuất trên hoàn toàn mang tính cá nhân và chỉ mang tính chất tham khảo, GS.TS Lê Huy Bắc đồng thời cho rằng, việc giải quyết những bất cập ở các cấp phổ thông cần phải đặt trong cái nhìn tổng thể, hướng trọng tâm đến việc khai phóng tri thức, đào tạo con người nhân bản và quốc tế. là thực sự cần thiết trong thời đại ngày nay.

Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm dạy văn học nước ngoài ở cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ểu sâu sắc tác giả và nội dung toàn bộ tác phẩm. Thực ra, đây chỉ là một đoạn trích trong tác phẩm “Tiếng gọi nơi hoang dã"của Giắc-lơn-đơn, một nhà văn Mỹ nổi tiếng thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. “Tiếnggọi nơi hoang dã" là một kiệt tác của nhà văn nhằm chứng minh: mâu thuẫn giữa sự tàn bạo dã man của cái gọi là văn minh và sự tự do của loài vật sống hoang dã trong thiên nhiên. Kiệt tác này được nhà văn viết từ 1903. Truyện kể về số phận của con chó Bấc bị bắt cóc mang đi khỏi trang trại của một người chủ giàu có ở Ca-li-phoóc-ni-a, và bị ném vào vùng Bắc cực hoang dã trong cuộc săn vàng của con người. Thiên nhiên nguyên thuỷ, sự nghiệt ngã tàn bạo của môi trường đã đánh thức và làm phát triển mạnh mẽ trong đáy sâu thẳm của nó những bản năng thú dữ của tổ tiên nó. Nó đã sống với đủ hạng người phần lớn họ là những kẻ độc ác, tàn bạo đối với thú vật. Chỉ có một người là chiếm được thiện cảm của nó bằng lòng nhân đạo và tình thương yêu rộng lớn. Đó là Giôn Thoóc Tơn. Truyện toát lên một nhân sinh quan rõ rệt: Lòng thương yêu loài vật, ông cho rằng chỉ có trên cơ sở một tình thương yêu vô hạn đối với loài vật mới chiến thắng được những con vật, thậm chí là những con vật dữ tợn. Tình yêu thương thực sự và nồng nàn đến mức cuồng nhiệt dấy lên trong lòng con chó Bấc thì đến Giôn Thoóc Tơn mới khơi dậy được những điều đáng tìm hiểu là vì sao mà Bấc yêu thương Giôn Thoóc Tơn đến mức có những hành động đep đẽ thế? Bởi vì con người này đã cứu sống nó. Nhưng hơn thế nữa, con người này là một ông chủ lý tưởng. Anh chăm sóc chó của mình như thể chính nó là con cái của anh vậy. Có đọc toàn bộ tác phẩm ta mới thấy hết tình thương yêu thực sự của Giôn Thoóc Tơn đối với loài vật mà cụ thể là đối với con chó Bấc trong sự so sánh với bao nhiêu ông chủ trước đó, trong bối cảnh khốc liệt của cuộc hành trình dai dẳng dài dặc trên những con đường ngập tuyết, trong cơn tuyệt mệnh của đàn chó. Chính đây mới là phần cốt yếu của tác phẩm, mới là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Chỉ có trên cơ sở tình yêu vô hạn đối với loài vật mới chiến thắng được những con vật. Nội dung của tác phẩm là thế, tư tưởng của tác phẩm cũng là thế nhưng nếu chỉ dựa vào tên của văn bản, qua hai chiến côngcủa con chó, nhiều người chỉ thấy nổi lên hình ảnh “Con chó Bấc” mà thôi. Dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài cũng là dạy-học tác phẩm văn chương nói chung. Đó cũng là tác phẩm văn chương dân gian, văn chương cổ điển và văn chương hiện đại. Đó cũng là tác phẩm trữ tình và tự sự. Dạy học tác phẩm văn 5 chương nước ngoài cũng đến phải vận dụng các phương pháp và biện pháp dạy học tác phẩm văn chương nói chung nhưng với tác phẩm văn chương nước ngoài, do những đặc điểm, những khó khăn như đã nói ở trên nên ta cần vận dụng những hình thức, biện pháp sao cho hợp lý và đạt được hiệu quả giờ dạy. 2a. Tìm hiểu bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: Tác phẩm văn chương bao giờ cũng mang trên mình dấu ấn của một thời lịch sử nhất định. Vì vậy việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác bao giờ cũng là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài thì việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử và việc sáng tác thật là việc vô cùng quan trọng. Vì đây là những điều rất xa lạ đối với học sinh. Sự phụ thuộc của tác phẩm văn chương vào hoàn cảnh lịch sử sẽ rất khó giải thích cho học sinh nếu như không gắn liền với những điểm phân tích, đánh giá chung với hoàn cảnh cuộc sống và hoạt động sáng tác của nhà văn. Có như thế mới giúp học sinh có điều kiện tìm hiểu sâu tác phẩm. 2b. Tìm hiểu phong tục, tập quán sinh hoạt, quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của dân tộc đã sản sinh ra tác phẩm trong mối tương quan với văn hoá dân tộc. Để hiểu cảm đúng tác phẩm văn chương nước ngoài, giáo viên cần giúp học sinh hiểu được phong tục, tập quán sinh hoạt cũng như quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của dân tộc mà tác phẩm phản ánh trong mối tương quan với nền văn hoá dân tộc mình. Đặt tác phẩm văn học vào mối tương quan văn học của hai dân tộc là để khai thác đến cạn kiệt những tư tưởng hữu dụng cho đời sống tinh thần công dân tương lai, kích thích những truyền thống tốt đẹp hiện tại, để hiểu sâu sắc hơn nhân loại. Cho đến nay, dạy học văn học phục hưng Anh hay Tây Ban Nha trong nhà trường vẫn là vấn đề khó với thầy và trò. Thời đại phục hưng ở Châu Âu, từ Ý qua Pháp rồi đến nhiều nước. Ở mỗi nước lại có màu sắc riêng. Vì sao chàng Đôn- ki-hô-tê lại nói nhiều lời có cánh? Nhưng chính chàng lại là một hiệp sĩ đạo không hợp thời, hình ảnh hiệp sĩ đạo ở Việt Nam học sinh khó hình dung ra. Đôn Ki-hô-tê yêu tự do, công bằng, nhân đạo, Xan-trô pan-xa thì thực tế, lạc quan, lành mạnh, yêu đời. Cả hai nhân vật chung đúc lại đã làm nổi bật truyền thống đạo đức của nhân dân Tây Ban Nha. Cái mê sảng và cả cái tỉnh táo đến siêu việt của Đôn-ki hô-tê chứng tỏ Xéc-van-tex tán thành lý tưởng nhân đạo là tuyệt vời nhưng khó thực hiện được trong thời đại mà tầng lớp quý tộc lại toan làm cái đó là mơ hồ ảo tưởng. Tác phẩm có nhạo báng sách hiệp sĩ nhưng cơ bản vẫn là khẳng định khát vọng, lý tưởng nhân văn cao cả của những con người khổng lồ trong một xã hội đầy đen tối xấu xa. Nếu không cảnh giác, đấy chỉ là một ảo tưởng, một trò cười lịch sử. Hoặc cái lối “vẽ trăng thấy mây”, “ý ở ngoài lời”, “ý đến mà bút chẳng cần đến”, hay việc sử dụng vần [nhất, tam, ngũ bất luận; nhị , tứ, lục phân minh], những kiểu đối: Đối thanh, đối ý [24 loại], những bút pháplấy“động” tả “tĩnh”; “cao” tả “thấp”; “quá khứ” tả “hiện tại”. Trong thơ Đường cũng cần được học sinh hiểu biết trước khi đi sâu vào tìm hiểu những bài thơ của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương. Đặt tác phẩm trong mối tương quan văn hoá của hai dân tộc sẽ giúp cho việc nghiên cứu tác phẩm cụ thể nhận ra và làm phong phú hơn đời sống tâm hồn và tình cảm dân tộc của mỗi người khi tiếp xúc với tác phẩm. Trên thực tế trong quá trình tiếp xúc với tác phẩm dù thế nào cũng vẫn gợi ra sự liên tưởng so sánh nhất định nhưng trong chương trình văn học nước ngoài ở Trung học cơ sở, có rất nhiều điểm khác nhau, thậm trí trái ngược nhau trong cách cảm, cách nghĩ và cách diễn đạt bởi thế, để học sinh hiểu cảm đúng tác phẩm, cần phải giúp học sinh rút ngắn khoảng cách này lại. 2c. Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn bản ngôn từ và văn bản hình tượng. Văn chương nước ngoài đến với giáo viên và học sinh đều qua lời dịch của các dịch giả. Văn bản tác phẩm mà giáo viên và học sinh được dạy-học là văn bản dịch chứ không phải là nguyên tác. Như thế người dịch đã phải thực thi một hoạt động rất phức tạp là: - Chuyển dịch một tác phẩm từ một ngôn ngữ khác. - Chuyển dịch một tác phẩm từ một thời gian này [thời gian lich sử xuất hiện nguyên bản] sang một thời gian khác [thời gian lịch sử của bản dịch]. - Chuyển dịch một tác phẩm từ một không gian văn hoá này sang một không gian văn hoá khác. Như vậy, dịch bản là văn bản hình tượng. Dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài chủ yếu là dạy học trên văn bản hình tượng gặp phải những bài thơ nước ngoài từ nguyên bản đến bản dịch nghĩa, sang đến bản dịch thơ thì về mặt ngôn từ đã có sự khác nhau rất xa những bài thơ của Đỗ Phủ, Lý Bạch trong thơ Đường đều nằm trong trường hợp đó. Thế là việc bám lấy ngôn từ để khai thác như với trường hợp thơ nói chung là không thể được. Nhưng các đặc điểm khác của thi pháp bài thơ lại có thể giúp ta hiểu cảm bài thơ thì lại phải khai thác. Tuỳ từng bài mà có cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo để đạt hiệu quả cao trong các tiết dạy và học tác phẩm. Đó là điều cần được quán triệt trong dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài. Ta có thể thấy, biện pháp so sánh, đối chiếu là biện pháp đặc trưng, đắc dụng trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài. Biện pháp đó được thực hiện trong việc đối chiếu bản dịch với nguyên tác, so sánh các chi tiết, các hình ảnh cùng một phong cách, một giọng điệu để giúp học sinh hiểu cảm tác phẩm sâu sắc hơn. VD: Khi dạy văn bản "Tình dạ tứ"[Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh] của Lý Bạch, qua biện pháp đối chiếu, so sánh bản dịch thơ với nguyên tác ta thấy: nguyên tác thơ viết là "minh nguyệt quang", bản dịch thơ dịch là "ánh trăng rọi", dùng từ "rọi" [động từ], thay cho "sáng' [tính từ] đã làm nhạt mối liên tưởng trong bài thơ vì trăng phải sáng nhà thơ mới nhầm là sương, hơn nữa, trăng rọi và sương phủ làm cho bài thơ tăng thêm hai chủ thể, làm mờ đi cái chủ thể cô độc, nhớ quê. Trong nguyên tác chỉ có một chủ thể là Lý Bạch. Trong bản dịch việc thêm hai chủ thể nữa đang hoạt động làm giảm đi cái thanh tĩnh, yên ắng của đêm khuya. Do đó để học sinh cảm nhận được sâu sắc hơn hai câu thơ đầu: Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Dịch: “Đầu giường ánh trăng rọi/ Ngỡ mặt đất phủ sương”. Giáo viên cần đặt câu hỏi có tính chất gợi mở để dẫn dắt học sinh khi tìm hiểu: Bản dịch nghĩa theo nguyên tác là dịch "quang" là "sáng". Nhưng câu thơ dịch đổi thành "rọi". Em thấy "sáng" và "rọi" cũng như "chiếu" khác nhau như thế nào? Em có thích từ "rọi" trong bản dịch này không? tại sao? Tại sao nhà thơ lại xúc cảm từ một ánh trăng đầu giường? Trong hai câu, câu nào là miêu tả, câu nào là biểu cảm? Quan hệ giữa tả và cảm có hợp lý không? Với thể loại tác phẩm tự sự thì hình tượng nhân vật trong các bản dịch cần được tìm hiểu, khai thác đúng mức. Nếu không sẽ khó lòng đạt được hiệu quả như mong muốn. Chẳng hạn ,với "chiếc lá cuối cùng" của O.Henry trong ngữ văn 8. Hình tượng “chiếc lá cuối cùng” không chỉ gợi lại ở đó mà còn gợi ta đến tấm lòng của người nghệ sĩ nghèo của nước Mĩ mà đặc biệt là tấm lòng của bác Bơ- men đã tạo lên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng”. Câu chuyện ngợi ca tình cảm trong sáng, cao đẹp của những nghệ sĩ chân chính, ca ngợi sự hy sinh quên mình của cụ Bơ- men để vẽ chiếc lá, cứu sống Giôn- xy. Những chiếc lá trường xuân , theo qui luật sinh tồn của tạo hoá, từng chiếc lá một theo mùa đông rét mướt qua đi. chiếc lá cuối cùng sót lại không phải bởi cây ấy là cây trường xuân, không phải bởi lá cây là lá trường xuân mà bởi nét vẽ tài hoa của ông lão Bơ-men làm trường xuân lá ấy. Cây tuy là trường xuân cũng không giữ được lá của mình. Người tuy hữu hạn nhưng lại giữ được lá. Vậy ra điều duy nhất để giữ được lá kia lại trên dương thế này là tấm lòng. Tấm lòng đã thăng hoa thành nghệ thuật. Và nghệ thuật đã mang thiên chức cứu người. Với O.Henry nghệ thuật phải phụng sự cái đẹp, phải phụng sự cuộc sống. Mà cuộc sống, tồn tại trong ý nghĩ cao đẹp nhất, là phải biết hi sinh. Có thể nói, nhân loại tồn tại trong ý thức cao đẹp nhất, là phải biết hi sinh.Và có thể nói, nhân loại tồn tại và phát triển là nhờ sự hi sinh kế tục của các thế hệ tiếp nối. Xét ở góc độ này, O.Henry đặt vấn đề về ý nghĩa tồn tại và khả năng duy trì sự sống của con người. Cuộc sống là đáng quí, nhưng theo Bơ-men, nếu cần, lão sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình vì những điều cao quí hơn. đến đây ta thấy rõ hơn dụng ý nghệ thuật tạo độ căng của O.Henry.Sử dụng thủ pháp tăng cấp nhưng khi truyện phát triển lên đến đỉnh điểm thì khéo léo đan cài tư tưởng, chủ đề khác vào, đây mới là chủ đề chính của tác phẩm. Vậy ra, cả hai cô gái, bác sĩ, bức tường gạch, dây trường xuân kia và cả cách tự sự duyên dáng từ đầu tác phẩm đến đây tất cả đều là nền để ông lão Bơ-men xuất hiện. Với kĩ thuật tự sự này, tác giả tạo dựng được độ hẫng thẩm mĩ trong tâm lí tiếp nhận. Đây là nét độc đáo của "Chiếc là cuối cùng" bởi độ hẫng thẩm mĩ thì dễ được thực hiện ở thi ca chứ văn xuôi thì quả là rất khó. Vậy nên ta có thể ví "Chiếc lá cuối cùng" như một bài thơ- tranh đặc biệt. Xét ở góc độ khác, "Chiếc lá cuối cùng" được xem như là một truyện ngắn có kết cấu mẫu mực vào hạng bậc nhất. Cốt truyện, nhân vật, giọng điệu, trần thuật, đối thoại. Đều có thể được xem như là một trong những khuôn mẫu của thể loại này ở thế kỉ XIX. 2d. Tìm hiểu những dấu hiệu thi pháp của tác phẩm theo đặc trưng loại thể. Mỗi tác phẩm văn học xuất hiện bên cạnh động lực lớn, cảm hứng chủ quan của nhà văn còn bị chi phối trực tiếp bởi trào lưu văn hoá trong khu vực ảnh hưởng cụ thể đến dân tộc. Vì vậy, chúng ta đặt yêu cầu này ra là để tìm kiếm những điều kiện lý tưởng khi dạy và học cũng như nghiên cứu tác phẩm. Ví dụ: Với thơ Đường thì dù bút pháp hiện thực như Đỗ Phủ, lãng mạn như Lý Bạch đều bị chi phối bởi triết học Đạo giáo và Phật giáo không đơn thuần chỉ là Nho giáo. Màu sắc của Đạo giáo trong thơ Lý Bạch rất rõ, ở Vương Duy chất phật rõ hơn còn Đỗ Phủ thì chất nhân văn từ hiện theo đời sống là chủ đề chính. Ta thấy thơ đường có màu sắc rất riêng, có lẽ khó gặp ở một trào lưu văn học Phương tây nào có một loại thơ như thế. Cái tôi với tính chất “phi cá thể”, ước lệ trong thơ đường khá phổ biến. Tuy vậy, ta vẫn không loại trừ những ngoại lệ. Dù như vậy ta cũng vẫn phải gọi ra mấy nét có tính chất thi pháp của Đường thi: - Đề tài thường trang trọng, thi ý thường nhiều tầng nghĩa gợi một màu sắc trí tuệ. - Ngôn ngữ Đường thi thường mang tính khái quát cao chứ rất ít đi vào miêu tả chi tiết. - Trong quá trình thể hiện, thơ Đường thường thể hiện những nguyên tắc rất chặt chẽ tạo sự hài hoà kì thú. Mặt khác, nó lại sử dụng vần [nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh], trên cơ sở những tiểu đối: Đối thanh, đối ý. - Thể cách luật trong thơ Đường là qui tắc kết hợp luật bằng trắc để tạo ra một sự hài âm, “niêm” là sự kết dính hàng dọc tạo được sư êm ái, chất trí tuệ và “nỗi buồn thiên cổ” trong thơ Đường. Vì vậy, khi dạy và học thơ Đường nếu chúng ta đặt được tác phẩm vào những nét tiêu biểu của thi pháp thơ Đường thì rất có thuận lợi khi khai thác giúp học sinh tiếp nhận, cảm và hiểu nó một cách sâu sắc hơn. Một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất của dạy và học phát triển hiện nay là đi “từ khái quát đến cụ thể”. Trước đến nay dạy và học thơ Đường chúng ta thường chủ yếu khám phá cấu trúc: đề, thực, luận, kết [đối với thể thất ngôn bát cú] hoặc: khai, thừa, chuyển, hợp [đối với thể thất ngôn tứ tuyệt]. Nhưng trên thực tế của khối lượng đồ sộ những bài thơ đường, nó thể hiện cả một trào lưu thơ ca độc đáo: ý tứ, đề tài của trào lưu này thể hiện cả một ý chí sáng tạo. Thi ý thường nhiều tầng nghĩa. Luật bằng trắc: 1-8, 2- 3, 4-5, 6-7. Sự đối ngẫu thường diễn ra ở các câu 3-4, 5-6 ngoài đối thanh “bằng”, “trắc”, còn có tới 24 loại đối thuận, nghịch, tương thành, tương phản mà người giáo viên dạy văn cần quan tâm khai thác trong dạy và học, giúp học sinh hiểu đến cạn kiệt những tầng ý nghĩa trong thi tứ và thi ý của từng câu thơ Đường theo đặc trưng thi pháp, thể loại. 3, Kết quả đạt đươc: Sau khi vận dụng những kinh nghiệm này vào thực tế giảng dạy, tôi đã mạnh dạn thực nghiệm đối với khối 6 [ở lớp 6B và 6A], khối 8 [lớp 8D và 8E], còn ở khối 7 và khối 9 tôi chưa có điều kiện áp dụng. Để biết được kết quả của việc vận dụng “kinh nghiệm trong dạy-học các thể loại văn học nước ngoài”. Tôi đã tiến hành khảo sát ở các tiết văn học của khối 6, khối 8 . Cách khảo sát được tiến hành như ở phần: Điều tra thưc trạng trước khi nghiên cứu. Kết quả khảo sát như sau: Khối Lớp Sĩ số Giỏi khá Trung bình Yếu 6 6a 40 6 15 10 25 21 52.5 3 7.5 6b 40 4 10 11 27.5 20 50 5 8 7 8d 39 4 10 13 33 17 44 5 13 8e 41 7 17 14 34 15 36 5 12 Với kết quả khảo sát như trên, tôi nhận thấy rằng những biện pháp và hình thức dạy-học các tác phẩm văn học nước ngoài đã góp phần phục vụ hữu ích và góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của các giờ dạy-học tác phẩm văn học nước ngoài. Phần lớn học sinh nắm chắc và nắm sâu kiến thức bài hoc, hiểu và cảm thụ sâu sắc những giá trị đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của các tác phẩm văn, thơ nước ngoài. Có kỹ năng tìm hiểu, khám phá, phân tích những tác phẩm văn chương nước ngoài theo đặc trưng, thể loại. III, Bài học kinh nghiệm. Qua thời gian nghiên cứu cùng các đồng nghiệp của mình áp dụng đề tài này vào giảng dạy phần văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn 7 và 8, tôi thấy đây là những kinh nghiệm tốt để giúp người giáo viên dạy văn khi đứng trước những tác phẩm văn học nước ngoài có thể tự tin và chủ động trong khai thác, phân tích và tiếp cận các tác phẩm văn chương đó để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả của các tiết dạy-học văn. Để có được kết quả cao khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: * Với giáo viên: - Giáo viên phải thực sự là người yêu nghề, yêu văn chương, có kiến thức sâu sắc về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, quan niệm thẩm mỹ của các dân tộc đã sản sinh ra những tác phẩm mà mình sẽ trực tiếp giảng dạy. - Có ý thức tìm đọc và hiểu đúng, hiểu trọn vẹn các tác phẩm văn chương nước ngoài phải dạy. - Nắm chắc hệ thống phương pháp dạy-học tác phẩm văn chương theo loại thể, đặc biệt là các tác phẩm văn chương nước ngoài. *Với học sinh: - Các em phải là những bạn đọc thưc sự say mê, yêu thích văn học đặc biệt là các tác phẩm văn chương nước ngoài. - Mỗi học sinh luôn có ý thức đọc trước tác phẩm, tự tìm hiểu hệ thống câu hỏi qua phần đọc hiểu văn bản. - Mỗi học sinh luôn có ý thức tự rèn luyện các kỹ năng phân tích, tìm hiểu các yếu tố ngôn ngữ, nhân vật trong các tác phẩm văn chương nước ngoài. Vận dụng tốt những kinh nghiệm trên, theo tôi kết quả các giờ học văn phần văn học nước ngoài mới có kết quả cao. Đồng thời khắc phục được tình trạng lười học, chán học và ngại học bộ môn do quan niệm phần văn học này là khó của học sinh. IV. Những vấn đề kiến nghị. Hiện nay chất lượng dạy và học văn đang thu hút sư chú ý quan tâm của dư luận xã hội và các bậc phụ huynh học sinh. Trong chương trình văn học được giảng dạy ở tất cả các trường THCS, phần văn học nước ngoài chiếm một khối lượng không nhỏ bao gồm các tác giả tác phẩm của nhiều nền văn học khác nhau trên thế giới. Việc giảng dạy phần văn học nước ngoài thường gặp khó khăn về nguồn tư liệu, về cách tiếp nhận và việc khai thác tìm hiểu các giá trị thẩm mĩ của các tác phẩm văn học. Vì vậy để nâng cao chất lượng các giờ dạy và học văn, đặc biệt là phần văn học nước ngoài. Tôi mạnh dạn nêu một số kiến nghị sau: +Tăng cường bồi dưỡng kiến thức lịch sử văn hoá, văn học, ngoại ngữ cho giáo viên dạy văn. + Khẩn trương bổ sung nguồn tư liệu mới có liên quan đến tác phẩm [cho đến nay rất ít thầy cô được đọc tác phẩm trọn vẹn, nhưng đã dạy đoạn trích mấy năm nay]. + Nên giới thiêu các tác phẩm trọn vẹn để minh hoạ bằng đoạn trích chứ không nên trích giảng. Từ đó tiến tới phân tích minh hoạ tiêu biểu. + Với các giáo viên đứng lớp cần tạo cho việc chiếm lĩnh thơ, văn nước ngoài bằng những biện pháp khác nhau với từng loại cụ thể của từng tác giả khác nhau, tránh sự áp đặt Phần III: KẾT LUẬN Tác phẩm văn chương nước ngoài là tiếng nói tâm tình, là cuộc đời của những con người sống rất xa ta về không gian và thời gian nhưng lai có cùng một nhịp đập trái tim với chúng ta. Ta phải vận dụng cả những tình cảm và hiểu biết nhiều khi tưởng như không dính dáng đến tác phẩm một cách linh hoạt, sáng tạo để đưa các em đến những bến bờ xa lạ của thế giới văn học nhân loại, để nâng cao tầm nhìn, tầm suy nghĩ của các em. Có như thế, việc dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài mới có hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Để dạy - học tốt phần văn học này, giáo viên cần phải có một vốn hiểu biết rộng rãi, vốn sống, vốn ngoại ngữ, sự am hiểu các nền văn minh, văn hoá thế giới và đặc biệt là tấm lòng say mê văn chương để có thể khám phá những tinh hoa văn hoá thế giới. Trên đây là phần trình bày bản Sáng kiên kinh nghiêm của tôi, trong bản viết này còn nhiều hạn chế không tránh khỏi so suất. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để cá nhân tôi có sự tiếp thu thêm những tri thức và kinh nghiêm mới về vấn đề nêu trên. Tôi xin chân thành cám ơn! Hồng Dương, ngày 19 tháng 04 năm 2017 Phạm Thị Thu Hằng Mục lục Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Giải quyết vấn đề I. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu. 1. Hình thức và nội dung khảo sát . 2. kết quả khảo sát. II. Những công việc thức tế đã làm và kết quả đạt được. 1. Những nguyên tắc chung. 2. Những công việc thực tế đã làm. 3. Kết quả đạt được. III. Bài học kinh nghiệm. IV. Những vấn đề kiến nghị. Phần III:Kết luận

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề