Cầu Bạch Đằng khánh thành năm bao nhiêu?

Sau hơn 4 năm tích cực thi công, đến nay cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đã hoàn thành. Ngày mai [1/9], toàn tuyến cao tốc và cầu Bạch Đằng sẽ được khánh thành và chính thức thông xe vào lúc 13h cùng ngày.

Cao tốc Hạ Long – Hải Phòng dài 24,6km, rộng 25m được thiết kế 4 làn xe, vận tốc tối đa 100km/h.

Cao tốc bao gồm 2 dự án thành phần là cao tốc Hạ Long – cầu Bạch Đằng được đầu tư bằng vốn ngân sách, có tổng vốn 6.416 tỷ đồng, chiều dài 19,3km; cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến dài 5,3km, đầu tư theo hình thức BOT, tổng vốn 7.277 tỷ đồng.

Sau hơn 4 năm thi công, đến nay công trình đã hoàn thành, không những mang lại những lợi ích lớn cho phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ninh và khu vực mà còn khẳng định được sức mạnh của sự đoàn kết, ý chí quyết tâm đột phá của tỉnh trong phát triển kinh tế…

Cao tốc Hải Phòng - Hạ Long hoàn thành đang là động lực thu hút dòng vốn đầu tư vào các dự án BĐS ở Quảng Ninh, với số vốn lên đến hàng tỷ USD.

Cụ thể, như tại huyện Vân Đồn sẽ khởi công chuỗi tổ hợp quy mô lớn với tổng vốn đầu tư trên 61.000 tỷ đồng [khoảng 2,7 tỷ USD], đó là các dự án: Khu phức hợp nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp tại đảo Ngọc Vừng do Tập đoàn FLC nghiên cứu, tổng vốn đầu tư khoảng 46.000 tỷ đồng; Tổ hợp du lịch Sonasea Dragonbay có vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng; Tổ hợp du lịch và con đường di sản khoảng 5.000 tỷ đồng...

Tại TX Quảng Yên là các khu công nghiệp Đầm Nhà Mạc, Sông Khoai. Tại TP Hạ Long là các trung tâm nghỉ dưỡng, khách sạn, khu đô thị, cảng biển đẳng cấp do các tập đoàn lớn như: Sun Group, Vingroup, FLC Group đầu tư…

Với những quyết tâm cao, lần lượt các giải pháp đã được đưa ra, thực hiện đổ bê tông be chắn, nhà thầu Trung Nam EC đã nhập khẩu thiết bị công nghệ khoan tiên tiến nhất hiện tại đưa về thi công khoan nhồi.

Cầu Bạch Đằng là dự án thành phần, cũng là cây cầu lớn nhất cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, cây cầu với khá nhiều điều đặc biệt, từ độ cao trụ tháp, khối đúc hẫng nặng nhất.

Quảng Ninh - Hải Phòng có chung đường bộ cách nhau bởi 2 con sông [Đá Bạc và Bạch Đằng], tuy nhiên từ nhiều năm nay, tuyến đường duy nhất nối 2 địa phương là thông qua QL10, đường thiết kế 2 làn xe đã trở nên chật hẹp và ùn tắc thường xuyên do lưu lượng phương tiện ngày một gia tăng.

Cao tốc Hạ Long – Hải Phòng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ với sự phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ninh mà còn đối với các tỉnh lân cận và khu vực Bắc Bộ.

Đường dẫn lên cầu bên bờ Quảng Ninh.

Quảng Ninh là một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời cũng là cửa ngõ kết nối giao thương với ASEAN và Trung Quốc, là một trong 3 cực tăng trưởng của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và của cả Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Đội ngũ chuyên gia và công nhân đang gấp rút thực hiện những hạng mục cuối cùng trước giờ thông xe.

Nút giao cuối tuyến kết nối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tạo thành trục cao tốc hoàn chỉnh nối Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Đây là một trong số 7 cầu day văng nhiều nhịp trên thế giới, trong đó cầu Bạch Đằng là cây cầu lớn thứ 3, song lại do chính người Việt đầu tư, thiết kế và tổ chức thi công.

Nói cầu Bạch Đằng là cây cầu đặc biệt, bởi lẽ ngay từ thiết kế 3 trụ tháp là 3 chữ “H” đã mang ý nghĩa lớn, thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa 3 trung tâm kinh tế phía Bắc là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Cây cầu là biểu tượng về kỹ thuật xây dựng cầu đường mới của Việt Nam vì đây có nhiều yếu tố kỹ thuật cực kỳ phức tạp, lần đầu tiên được tổ chức thi công tại Việt Nam.

Cầu được thiết kế dài 3.054km có kết cấu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, tĩnh không thông thuyền rộng 250m, cao 48,8m, cầu chịu được động đất cấp 8.

Sáng nay 01/9, Tuyến đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng và cầu Bạch Đằng đã chính thức được khánh thành và đi vào hoạt động. Việc đưa tuyến cao tốc này vào hoạt động đang được kỳ vọng sẽ góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế mạnh mẽ cho tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.

Tham dự sự kiện có: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; lãnh đạo một số Ban, Bộ, ngành TW; lãnh đạo 2 tỉnh, thành phố Quảng Ninh và Hải Phòng.

Dự án Đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng có chiều dài 24,6 km, rộng 25 m, được thiết kế cho 4 làn xe, vận tốc tối đa 100km/h, được chia làm 2 hợp phần gồm: Dự án đường nối thành phố Hạ Long với Cầu Bạch Đằng có chiều dài 19,3km được thực hiện từ vốn ngân sách địa phương với tổng vốn đầu tư 6.416 tỷ đồng và Dự án Cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến dài 5,3km được đầu tư theo hình thức BOT, tổng vốn 7.277 tỷ đồng. Cầu Bạch Đằng là một trong những cây cầu dây văng nhiều nhịp lớn nhất trên thế giới do chính người Việt đầu tư, thiết kế và tổ chức thi công. Cây cầu được thiết kế với 3 trụ tháp là 3 chữ H, thể hiện sự kết nối giữa 3 trung tâm kinh tế phía Bắc là Hà Nội – Hải Phòng và Hạ Long.

Sau khi đưa vào hoạt động, cao tốc Hạ Long – Hải Phòng sẽ nối với cao tốc Hải Phòng – Hà Nội, giúp rút ngắn quãng đường từ thành phố Hạ Long đi Hà Nội từ 180 km hiện nay xuống còn 130 km, thời gian đi ô tô giảm từ 3,5 giờ xuống còn 1,5 giờ; rút ngắn quãng đường từ Hạ Long đi Hải Phòng từ 75 km hiện nay xuống còn 25 km. 

Đây là tuyến cao tốc đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương thực hiện bằng nguồn ngân sách của tỉnh và hình thức đối tác công-tư [PPP], được coi là một hình mẫu về cách làm trong phát triển hạ tầng giao thông.

Toàn cảnh cây cầu Bạch Đằng nhìn từ trên cao. Ảnh: Đức Nghĩa


Phát biểu tại Lễ khánh thành, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc hoàn thiện và đưa tuyến cao tốc Hạ Long – Hải Phòng vào hoạt động không chỉ góp phần phát huy thêm giá trị của tuyến  cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, mà còn thúc đẩy liên kết vùng, góp phần kết nối toàn khu vực tam giác phát triển 3 chữ H: Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long, đồng thời mở thêm không gian và cơ hội phát triển kinh tế xã hội lớn cho toàn khu vực. Thủ tướng cũng cho rằng dự án có sự đột phá bởi tư duy năng động, dám nghĩ dám làm của lãnh đạo địa phương với sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các thời kỳ; sự phối hợp chặt chẽ hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương liên quan. Đó là một sự táo bạo, sự đột phá cần thiết trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Thủ tướng đề nghị chính quyền tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng phải  tiếp tục đổi mới cách thức thu hút đầu tư, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh để phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn, chất lượng cao hơn để khu vực này trở thành một trung tâm du lịch, chế tạo và sáng tạo hàng đầu của đất nước.

cầu Bạch Đằng khánh thành ngày nào?

1 tháng 9, 2018Cầu Bạch Đằng / Mở cửanull

cầu Bạch Đằng 2 bao giờ khởi công?

Dự án được khởi công từ cuối tháng 12/2021 nhưng bị chậm tiến độ do việc bàn giao mặt bằng nhất là mặt bằng ở bờ Đồng Nai. Dự kiến cầu Bạch Đằng 2 hoàn thành trong năm 2024. Cầu Bạch Đằng 2 sẽ giúp kết nối giao thương các khu công nghiệp ở Tân Uyên [Bình Dương] với TP.

cầu Bạch Đằng xây hết bao nhiêu tiền?

Dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến được đầu tư theo hình thức BOT, khởi công tháng 9.2014, tổng chiều dài 5,3km, tổng vốn đầu tư 7.277 tỷ đồng và chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 1.9.2018.

cầu Bạch Đằng có chiều dài bao nhiêu?

5.410 mCầu Bạch Đằng / Tổng chiều dàinull

Chủ Đề