Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp là gì

Lực lượng CSBV và Hỗ trợ tư pháp được tổ chức theo mô hình vũ trang chiến đấu tập trung, có tính cơ động chiến đấu cao. Ở nơi nào phức tạp về an ninh trật tự, những "điểm nóng" về an ninh nông thôn, những tụ điểm phức tạp về tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội thì ở đó có mặt những người lính ấy... Biết là gian khổ có thể phải hy sinh nhưng vẫn xung phong chẳng ai thoái thác bao giờ.

Trong những ngày này, những người lính Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp [C22] đang rạo rực niềm vui, náo nức đón nhận danh hiệu cao quý "Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân", chặng đường 10 năm [1997-2007] và nhân dịp kỷ niệm 34 năm Ngày thành lập lực lượng Cảnh sát bảo vệ [CSBV] và Hỗ trợ tư pháp.

Tôi đã trò chuyện cùng Thiếu tướng Nguyễn Văn Vượng [Cục trưởng C22] và được nghe ông kể về những vất vả âu lo của người cầm quân, và cả những gian khó mà người lính đã phải trải qua, quên mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trưởng thành từ người lính, sau chiến thắng 30/4/1975, từ Sài Gòn ông trở về Bắc trong hành trang của người lính CAND vũ trang và trở thành lính CSBV. Ông hiểu tường tận, sâu sắc tâm tư của người lính và những gian khổ từng ngày từng giờ hiện hữu.

Lực lượng CSBV và Hỗ trợ tư pháp được tổ chức theo mô hình vũ trang chiến đấu tập trung, có tính cơ động chiến đấu cao. Ở nơi nào phức tạp về an ninh trật tự, những "điểm nóng" về an ninh nông thôn, những tụ điểm phức tạp về tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội thì ở đó có mặt những người lính ấy.

Với nhiều binh chủng như Cảnh sát cơ động, Cảnh sát đặc nhiệm, Cảnh sát bảo vệ mục tiêu, áp giải những chuyến hàng hoá đặc biệt, bảo vệ các hội nghị quan trọng; ứng trực cơ động để trấn áp các cuộc gây rối, bạo loạn biểu tình; chống khủng bố, không tặc và giải thoát con tin, bảo vệ các phiên toà phức tạp có đông bị cáo... trọng trách nặng nề luôn đặt trên vai người lính, những chuyến ra quân đột xuất không có dự lệnh là thường xuyên liên tục. Biết là gian khổ có thể phải hy sinh nhưng vẫn xung phong chẳng ai thoái thác bao giờ.

Trong những binh chủng ở C22, binh chủng nào cũng có những phức tạp, trong lòng vị tướng là nỗi âu lo thường trực. Ông kể về đợt phải huy động hàng ngàn chiến sĩ áp tải bảo vệ hàng vạn chuyến hàng đặc biệt của Chính phủ đến các tỉnh thành trong cả nước.

Trong chiến dịch vận chuyển 1.153 chuyến hàng tiền polymer cũng có những giây phút phải thót tim. Một lần xe chở đầy ắp tiền khi chạy qua vòng xuyến Gia Lâm [Hà Nội] bị nghiêng xuýt đổ. May mắn là không ai bị thương và xe được bịt kín nên... tiền không bị đổ ra đường. Thật hú vía, cứ mỗi chuyến đi an toàn là nỗi lo lắng tới mất ăn mất ngủ, vậy mà 3.390 tấn tiền được đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Hoặc trong bảo vệ phiên toà, nhiều bị cáo là đối tượng nguy hiểm, buôn bán ma túy có mức án cao. Có bị cáo có HIV, bệnh lao trầm trọng. Vậy mà người Cảnh sát áp giải vẫn luôn ở bên cạnh họ, không một chút lơ là, sơ sểnh. Có những bị cáo liều mình khiến chiến sĩ áp giải gặp nhiều phen khốn đốn.

Chỉ trong 5 năm gần đây đã áp tải 9.055 bị can, bị cáo an toàn tuyệt đối. Kiên quyết với tội phạm, gần gũi giúp đỡ người dân trong những trận lũ thế kỷ, ấy là hình ảnh của người chiến sĩ CSBV và Hỗ trợ tư pháp. Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ đã ngày đêm lăn lộn ở cánh rừng U Minh trong cơn hoả hoạn, giúp dân nạo vét kênh mương, đắp đường sửa chữa trường học, nhà ở tại những vùng lũ các tỉnh miền Trung.

Gần đây nhất là vụ tai nạn thảm khốc sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, vẫn những người lính ấy đầu tiên có mặt để bảo vệ hiện trường, cứu hộ cứu nạn. Không ít chiến sĩ trẻ đã tình nguyện hiến những giọt máu đào để cứu người bị thương, họ đã để lại trong lòng người dân hình ảnh đẹp của người Cảnh sát nhân dân "vì nước quên thân, vì dân phục vụ".

Đất nước đã bình yên nhưng những người lính CSBV và Hỗ trợ tư pháp vẫn không một ngày ngơi nghỉ. Họ vẫn ngày đêm có mặt ở những nơi nóng bỏng, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã trở thành tấm gương sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sẵn sàng hy sinh xương máu và cả tính mạng vì cuộc sống yên vui và hạnh phúc của nhân dân.

Với những thành tích đã đạt được, suốt chặng đường lịch sử 34 năm qua, lực lượng CSBV và Hỗ trợ tư pháp cả nước đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, 21 đơn vị, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Họ góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang của lực lượng CAND Việt Nam Anh hùng

Kim Quý

 là một lực lượng thuộc hệ thống tổ chức của Công an Nhân dân Việt Nam, ra đời trên cơ sở tổ chức của lực lượng cảnh sát bảo vệ, theo Quyết định số 346/2003/QĐ - BCA [X13] ngày 18.4.2003, của bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp.

Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp có nhiệm vụ: vũ trang canh gác bảo vệ các mục tiêu, tổ chức tuần tra, cơ động chiến đấu kịp thời trấn áp mọi hoạt động phá rối an ninh, trật tự; bảo vệ phiên toà, bắt giữ, áp giải bị can, bị cáo, dẫn giải người làm chứng, quản lý kho vật chứng và hỗ trợ công tác thi hành án theo quy định.

Hệ thống tổ chức của Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp: ở Bộ Công an có Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp; ở công an tỉnh, thành phố có phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp; ở công an quận, huyện, thị xã có đội cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thành_viên:Cảnh_sát_bảo_vệ&oldid=31875514”


Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp là một lực lượng thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam, ra đời trên cơ sở tổ chức của lực lượng cảnh sát bảo vệ, theo Quyết định số 346/2003/QĐ - BCA [X13] ngày 18.4.2003, của bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp.

Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp có nhiệm vụ: vũ trang canh gác bảo vệ các mục tiêu, tổ chức tuần tra, cơ động chiến đấu kịp thời trấn áp mọi hoạt động phá rối an ninh, trật tự; bảo vệ phiên toà, bắt giữ, áp giải bị can, bị cáo, dẫn giải người làm chứng, quản lý kho vật chứng và hỗ trợ công tác thi hành án theo quy định.

Hệ thống tổ chức của Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp: ở Bộ Công an có Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp; ở công an tỉnh, thành phố có phòng Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; ở công an quận, huyện, thị xã có đội cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.

Tham khảoSửa đổi

Video liên quan

Chủ Đề