Cảm nghĩ của em về một tiết học văn

Các câu hỏi tương tự

Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về một bài ca dao mà em yêu thích trong chương trình Ngữ văn 7, tập 1.

Đề bài: Tả một tiết học Ngữ văn mà em yêu thích, ấn tượng

Mục lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3

Tả một tiết học Ngữ văn


I. Dàn ý Tả một tiết học Ngữ văn [Chuẩn]

1. Mở bài:

Giới thiệu về tiết học ngữ văn của em [nội dung, tiêu đề của tiết học đó]

2. Thân bài:

* Miêu tả bối cảnh lớp học trước khi vào tiết học ngữ văn:- Giới thiệu về thầy [cô] giáo dạy tiết Ngữ văn- Thầy [cô] bước vào lớp, các bạn về vị trí đứng nghiêm chào giáo viên

- Giáo viên kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài học hôm nay

* Tả lại các hoạt động của giáo viên và học sinh trong tiết học:- Cô giáo giảng bài truyền cảm và dễ hiểu- Các hoạt động học tập rất mới mẻ như: làm theo nhóm vẽ sơ đồ tư duy, hoạt động theo cặp.

- Các học sinh trao đổi và phát biểu xây dựng bài sôi nổi

* Kết thúc tiết học:- Cô giáo tổng kết nội dung bài học

- Học sinh ghi nhớ bài tập và đứng dậy chào thầy [cô] giáo.

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về tiết học Ngữ văn


II. Bài văn mẫu Tả một tiết học Ngữ văn


1. Tả một tiết học Ngữ văn, mẫu 1 [Chuẩn]

Trong các môn em đã được học như: Toán, Lịch sử, Địa lý,.. môn nào cũng sẽ có đáp án hoặc câu trả lời chính xác. Riêng chỉ có môn văn là thật khó để trả lời chính xác điều tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm là gì. Điều đó đã khiến em miệt mài theo đuổi môn học này.

Hôm nay là tiết học văn bài 15, văn bản Mẹ hiền dạy con. Tiếng trống trường vang lên, các bạn lần lượt đi về chỗ ngồi chuẩn bị sách học văn. Vài phút sau cô giáo đã lên lớp, lớp đứng nghiêm chào cô giáo, xong cô còn hỏi thăm các bạn đi học có bị lạnh không. Đầu tiết học, cô kiểm tra bài cũ, em đã xung phong lên bảng trả bài và kiếm được một điềm 9 vào trong sổ điểm, đó là niềm vui bắt đầu cho một ngày học tập.

Vào bài mới cô giáo mời các bạn lần lượt đọc từng đoạn của văn bản. Mỗi bạn một giọng văn, ngữ điệu đọc bài khác nhau, chẳng ai giống ai và cũng chẳng ai đọc truyền cảm hay được như cô giáo. Khi cô giảng, cả lớp chăm chú nghe, ánh mắt có phần nhìn vào trong không trung, trí tưởng tượng khi đó đang rất bay bổng. Đến khi cô cầm phấn viết bảng, từng nét chữ trên bảng đi trước, những nét chữ trong vở đi sau. Lớp của em rất sôi nổi và tích cực trong tiết học văn, các bạn thường đặt rất nhiều câu hỏi vì sao, có vài câu hỏi thú vị khiến cả cô giáo cũng phải bật cười. Kết thúc giờ học, cô giáo khen lớp em và cảm ơn vì đã nghiêm túc học tập, chăm xây dựng bài.

Em nghĩ, niềm vui của giáo viên cũng chỉ đơn giản có thế, trao đi kiến thức được học sinh đón nhận một cách chân thành và nghiêm túc. Hãy luôn tôn trọng các thầy cô và học thật tốt để không phụ lòng thầy cô các bạn nhé.


2. Tả một tiết học Ngữ văn, mẫu 2 [Chuẩn]

Tiết học văn đầu năm học lớp 6 là tiết học ngữ văn đáng nhớ nhất của em. Từ môn tiếng Việt ở lớp 5 chuyển thành môn Ngữ văn ở lớp 6 khiến em còn nhiều bỡ ngỡ.

Hôm đó là tiết đầu tiên của chương trình Ngữ văn 6, bài Con Rồng cháu Tiên. Lúc đầu vào lớp em còn lạ vì dạy môn văn lại là một thầy giáo. Thế nhưng sau một hồi nghe thầy giới thiệu về mình cũng như giới thiệu bài học. Em nhận ra chất giọng của thầy rất đặc biệt, trầm ấm và truyền cảm đến lạ. Đến khi vào tiết học, thầy mời một bạn đọc văn bản nhưng ai cũng rụt rè. Thấy vậy nên thầy nói sẽ đọc mẫu lần đầu tiên sau đó các em sẽ đọc sau. Giọng đọc của thầy nghe sao mà êm tai, từng câu chữ cứ từ từ len lỏi trong trí óc em. Thầy chẳng va vấp một câu, đọc không sai một chữ nào, em không chỉ ngỡ ngàng mà cảm thấy thán phục thầy giáo văn của em.

Đọc bài xong là đến phần Đọc hiểu nội dung văn bản, có rất nhiều câu hỏi cho một bài văn, ban đầu em còn nghĩ rất khó để trả lời được nhưng nhờ có sự giảng giải tỉ mỉ và hướng dẫn tận tình của thầy giáo, cả lớp đã trả lời hết toàn bộ câu hỏi. Thầy giáo lộ rõ vẻ vui mừng khi học sinh của mình đều hiểu bài và tích cực trong học tập. Sau đó thầy hát tặng lớp em một bài hát, kể từ đó lớp em rất yêu quý thầy.

Em phải thay đổi cách học môn ngữ văn bởi nó khác so với học môn tiếng Việt, em phải tự học và tìm hiểu nhiều hơn, không chỉ đơn thuần là tập đọc nữa.


3. Tả một tiết học Ngữ văn, mẫu 3 [Chuẩn]

Thường các bạn nữ sẽ thích học văn còn các bạn nam là toán, lý, hóa. Thế nhưng em lại là ngược lại. Là con trai nhưng em rất thích học văn, tìm hiểu các tác phẩm, truyện, thơ,... Chính vì thế mỗi tiết học văn đều là tiết học yêu thích của em.

Các bạn thường nói học văn buồn ngủ hay khó nhớ, nhiều chữ ghi chép mỏi tay. Nhưng em hiểu thực ra là do các bạn không yêu thích môn học nên mới cảm thấy như vậy. Còn đối với em, em luôn chuẩn bị tư thế và tâm thế thật tốt cho mỗi tiết học văn. Hôm đó là tiết văn về bài Thạch Sanh, em đã đọc trước bài này ở nhà nhiều lần. Cô giáo bước vào lớp, giới thiệu rằng hôm nay sẽ đưa các bạn đến gặp gỡ một anh hùng hảo hán, thế là cả lớp cười ồ lên.

Cô giáo viết từng nét chữ trên bảng, vừa nhanh lại đẹp và đều nhau. Sau đó cô đọc bài văn, giọng của cô sao lại hay đến thế, em tự nghĩ không biết đến bao giờ mới luyện được giọng đọc truyền cảm như cô giáo. Tiếp theo cả lớp được phân công đóng vai diễn lại truyện Thạch Sanh, các bạn biến lớp học thành một sân khấu thực sự, diễn rất có cảm xúc. Em là người dẫn truyện, đọc đến đâu các bạn phải làm theo đến đó khiến em rất thích thú. Hôm đó cả lớp đã có một tiết học văn không hề buồn ngủ mà còn cười rất nhiều. Cũng chính vì hiểu được nội dung cũng như tính cách các nhân vật mà bạn thì nhận làm Thạch Sanh rồi trêu bạn khác làm Lý Thông, bọ hung.

Em mong sao tiết học văn nào cũng có thể sôi nổi và hào hứng như vậy để các bạn không còn cảm thấy học văn là một áp lực, khó nhằn nữa.

------------------HẾT--------------------

Ngoài tiết học Văn,các em có thể tham khảo thêm dàn ý và bài văn mẫu về tả tiết học của các môn khác ở dưới đây Tả một tiết học Toán, Tả tiết học thể dục và vui chơi giữa giờ của trường em, Tả bạn của em đang học bài, Tả cô giáo hoặc thầy giáo của em trong một giờ học mà em nhớ nhất.

Các bài văn đề tài tả một tiết học sẽ yêu cầu các em kết hợp giữa văn tả và văn kể sao cho có thể dựng lên trong trí tưởng tượng của người đọc một tiết học thực sự. Tham khảo Tả một tiết học Ngữ văn dưới đây sẽ hướng dẫn các em xây dựng dàn ý và viết bài văn hoàn chỉnh tả về một tiết học Ngữ văn mà em yêu thích, ấn tượng.

Tả một tiết học Toán Đoạn văn miêu tả chị gái, em gái, bạn gái bằng tiếng Anh Văn mẫu lớp 8 Dàn ý tả hoạt động của cô giáo trong một tiết học hoặc một buổi học lớp em Em hãy tả lại một tiết học văn Dàn ý cho bài văn tả cảnh lớp 5

Mở bài:

Với bất cứ 1 ai cảm xúc của buổi học đầu tiên luôn là cảm xúc sẽ mang theo trong suốt quá trình còn lại học môn ấy. Trải qua những năm tháng học tiểu học rồi THCS, được học và tiêp thu kiến thức trong giờ giảng Văn của biết bao thầy cô nhưng hôm nay khi học ở mái trường THPT này cảm xúc tôi lại quá.

- Sơ qua về cô giáo dạy

Thân bài:

- Tiết học bắt đầu lúc mấy giờ.

- Khung cảnh trng lớp lúc cô giáo bước vào như thế nào [Khung cảnh trong lớp thực sự ồn ào khi cô bước vào với vẻ mặt nghiêm trang cả lớp im bặt]

- Hôm đó bạn học bài gì?

- Các bạn nghĩ về cô giáo [ nghiêm ,sợ cô không dám nhúc nhích]

- Nhưng thực tế cô lại rất hoà đồng và vui vẻ

- Cô đưa ra những cách học khác nhau để các bạn học bài nhanh hơn

+ Đưa một vài trò chơi nhỏ áp dụng vào giờ học

+ Kể các câu chuyện vui hay câu chuyện từ thực tiễn đời sống

...

- Kể về nội dung buổi học [cái này bạn phải tự làm]

Xen thêm yếu tố biểu cảm vào câu văn như:

+Thật đáng nể phục cô khi...

+Với nhưng câu chuyện... cô đã thực sự đưa cả lớp đến với mục đích của bài học một cách thực kì lạ

...

Kết bài:

Nêu cảm xúc chung về buổi học

Tôi thực sự yêu môn văn từ đây yêu quy cô giáo và chỉ mong nhưng buổi cs giờ văn

Em không yêu thích môn văn như nhiều bạn trong lớp, và em thường say mê với các môn tự nhiên hơn. Các tiết học về môn văn không làm em thích thú, thậm chí còn làm em thấy chán nản. Khi chúng em được học văn bản “Lòng yêu nước” của I.Ê-ren – bia và tình yêu đối với môn văn trong em bắt đầu từ hôm đó.

Tiếng trống vào lớp đã vang lên, các bạn đã vào hết lớp học của mình và ổn định chỗ ngồi. Nhiều bạn đã nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ nước tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: “Các em đã chuẩn bị bài chưa?”. Cả lớp đồng thanh đáp: “Thưa cô rồi ạ!”. Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảu và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập.

Tiếp đến, cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: “Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi cin người Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài: Lòng yêu nước”. Em thấy vô cùng xúc động trước lời giới thiệu của cô. Cả lớp ai cũng chăm chú nghe và ghi lại lời cô giảng. Trên bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện lên. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn chúng em cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô hỏi có ai xung phong đọc mẫu cho cả lớp không? Rất nhiều cánh tay giơ lên, em rất muốn đọc bài nhưng em biết giọng mình không hay. Hơn nữa trước đến giờ em là người không hào hứng với môn văn, nhưng hôm nay em thấy háo hức vô cùng. Cánh tay của em run rẩy dơ lên. Cô nhìn thấy điều đó, nhưng vẫn gọi em lên đọc. Những từ đầu tiên vang lên trôi chảy và em đọc sôi nổi, liền mạch như quên hết mọi thứ xung quanh… Những dòng văn làm em xúc động vô cùng: “Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng… người xứ U-crai-na nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh… Người xứ Gru-di-a ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giảm dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt… người ở thành Lê-nin-grát nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử”. Bài đọc đã hết, con tim em như nhảy nhót trong lồng ngực vừa vì xúc động, vừa hồi hộp không biết mình đọc bài ra sao. Cô giáo cùng cả lớp vỗ tay! Cô bảo rằng chưa khi nào em đọc bài mà nay lại đọc diễn cảm đến vậy, cô rất khen ngợi em. Em xúc động lắm và coi đó là động lực để em yêu thích học môn văn hơn.

Sau phần đọc của em là phần phân tích tác phẩm. Không biết có phải nhờ lời khen ngợi của cô mà em có cách nhìn khác, hay lớp học hôm nay khác mà em thấy lớp học rất sôi nổi. Khi cô đặt câu hỏi, những cánh tay nhỏ xinh xắn giơ lên đều tăm tắp. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi trả lời. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và quên đi cái không gian, âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều đứng nghe cô giảng bài: “Lòng yêu nước được bắt nguồn từ những vật tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yêu nhà, yêu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân”. Em còn được cô gọi lên phát biểu một vài lần nữa, cô khen em có tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai cũng chứa đựng một niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa và sôi nổi. Khi tiếng trống cất lên cũng là lúc bài giảng đã hết.

Giờ học đã kết thúc nhưng từng lời giảng của cô vẫn còn nguyên trong tâm trí em. Em nhận thấy môn văn thật thú vị, nó có sự thú vị khác với những môn học khác chứ không nhàm chán như trước đây tôi vẫn nghĩ. Sau buổi học đó tôi chăm chỉ học môn văn hơn và giờ đây tôi đã trở thành một học sinh giỏi văn của trường. Tôi sẽ nhớ tiết học ý nghĩa ấy trong suốt cuộc đời mình.

p/s : bn tham khảo cách làm

Em không yêu thích môn văn như nhiều bạn trong lớp, và em thường say mê với các môn tự nhiên hơn. Các tiết học về môn văn không làm em thích thú, thậm chí còn làm em thấy chán nản. Khi chúng em được học văn bản “Lòng yêu nước” của I.Ê-ren – bia và tình yêu đối với môn văn trong em bắt đầu từ hôm đó.

Tiếng trống vào lớp đã vang lên, các bạn đã vào hết lớp học của mình và ổn định chỗ ngồi. Nhiều bạn đã nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ nước tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: “Các em đã chuẩn bị bài chưa?”. Cả lớp đồng thanh đáp: “Thưa cô rồi ạ!”. Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảu và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập.

Tiếp đến, cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: “Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi cin người Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài: Lòng yêu nước”. Em thấy vô cùng xúc động trước lời giới thiệu của cô. Cả lớp ai cũng chăm chú nghe và ghi lại lời cô giảng. Trên bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện lên. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn chúng em cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô hỏi có ai xung phong đọc mẫu cho cả lớp không? Rất nhiều cánh tay giơ lên, em rất muốn đọc bài nhưng em biết giọng mình không hay. Hơn nữa trước đến giờ em là người không hào hứng với môn văn, nhưng hôm nay em thấy háo hức vô cùng. Cánh tay của em run rẩy dơ lên. Cô nhìn thấy điều đó, nhưng vẫn gọi em lên đọc. Những từ đầu tiên vang lên trôi chảy và em đọc sôi nổi, liền mạch như quên hết mọi thứ xung quanh… Những dòng văn làm em xúc động vô cùng: “Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng… người xứ U-crai-na nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh… Người xứ Gru-di-a ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giảm dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt… người ở thành Lê-nin-grát nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử”. Bài đọc đã hết, con tim em như nhảy nhót trong lồng ngực vừa vì xúc động, vừa hồi hộp không biết mình đọc bài ra sao. Cô giáo cùng cả lớp vỗ tay! Cô bảo rằng chưa khi nào em đọc bài mà nay lại đọc diễn cảm đến vậy, cô rất khen ngợi em. Em xúc động lắm và coi đó là động lực để em yêu thích học môn văn hơn.

Sau phần đọc của em là phần phân tích tác phẩm. Không biết có phải nhờ lời khen ngợi của cô mà em có cách nhìn khác, hay lớp học hôm nay khác mà em thấy lớp học rất sôi nổi. Khi cô đặt câu hỏi, những cánh tay nhỏ xinh xắn giơ lên đều tăm tắp. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi trả lời. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và quên đi cái không gian, âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều đứng nghe cô giảng bài: “Lòng yêu nước được bắt nguồn từ những vật tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yêu nhà, yêu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân”. Em còn được cô gọi lên phát biểu một vài lần nữa, cô khen em có tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai cũng chứa đựng một niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa và sôi nổi. Khi tiếng trống cất lên cũng là lúc bài giảng đã hết.

Giờ học đã kết thúc nhưng từng lời giảng của cô vẫn còn nguyên trong tâm trí em. Em nhận thấy môn văn thật thú vị, nó có sự thú vị khác với những môn học khác chứ không nhàm chán như trước đây tôi vẫn nghĩ. Sau buổi học đó tôi chăm chỉ học môn văn hơn và giờ đây tôi đã trở thành một học sinh giỏi văn của trường. Tôi sẽ nhớ tiết học ý nghĩa ấy trong suốt cuộc đời mình.

p/s : bn tham khảo cách làm

Video liên quan

Chủ Đề