Cách học tốt các môn khoa học tự nhiên

Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, môn Khoa học tự nhiên góp phần thúc đẩy giáo dục STEM – một trong những hướng giáo dục đang được quan tâm phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam. STEM giúp học sinh phát triển được các năng lực: giải quyết vấn đề, học tập sáng tạo.

HƯỚNG DẦN HỌC TỐT MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6

I – TỔNG QUAN VỀ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

* Tại sao không giữ nguyên tên gọi của các môn học truyền thống Vật lí, Hóa học, Sinh học mà lại đặt tên là môn Khoa học tự nhiên [KHTN]?

Bởi vì:

+ Mục tiêu của chương trình giáo dục mới là dạy và học tích hơp. Có nghĩa làđịnh hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Ví dụ học sinh có thể  vận dụng đồng thời kiến thức Vật lí, Hóa học, Sinh học… để giải thích về sự sống của Sinh vật trong tự nhiên từ đó có cái nhìn toàn diện về các loài sinh vật.

+ Khi còn học ở cấp tiểu học các con được học môn Tự Nhiên – Xã Hội, lên cấp THCS các con biết đến môn Khoa học tự nhiên [KHTN] được phát trên lên từ kiến thức Tự nhiên cấp tiểu học. Từ đó sẽ giúp các con cảm thấy môn học gần gũi với mình, như vậy là các con đã tiếp cận môn học thành công ở bước đầu.

* Về nội dung, môn Khoa học tự nhiên [KHTN] có thay đổi làm cho chương trình nhẹ hơn và hấp dẫn hơn đối với người học do không đi sâu mô tả các đối tượng mà đi thẳng vào chức năng và ý nghĩa ứng dụng thực tiễn của chúng, làm cho nội dung có ý nghĩa thực tiễn và gần gũi với cuộc sống hơn.

II –GIỚI THIỆU VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG TRÌNH SGK – KHTN6

Tổng quan phần Vật lí trong chương trình KHTN 6: 

1. Bộ sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Kiến thức Vật Lí nằm trong 4 chương:

     Chương I: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

     Chương VIII: LỰC TRONG ĐỜI SỐNG

     Chương IX: NĂNG LƯỢNG

     Chương X: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

2. Bộ sách Chân Trời Sáng Tạo

Kiến thức Vật Lí nằm trong 4 chủ đề:

    Chủ đề 1: CÁC PHÉP ĐO

    Chủ đề 9: LỰC

    Chủ đề 10: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG

    Chủ đề 11: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

3. Bộ sách Cánh Diều

Kiến thức Vật Lí nằm trong 4 chủ đề:

     Chủ đề 2: CÁC PHÉP ĐO

     Chủ đề 9: LỰC

     Chủ đề 10: NĂNG LƯỢNG

     Chủ đề 11: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG; HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ

* Chủ đề “Năng lượng” và “Trái Đất và bầu trời” là 2 chủ đề chứa nhiều kiến thức mới mẻ đối với chương trình sách giáo khoa cũ nhưng lại là những hiện tượng rất gần gũi với các con, ví dụ như bóng đèn muốn sáng thì phải cắm điện, Trái Đất quay quanh Mặt Trời,… 

Tổng quan phần Hóa học trong chương trình KHTN 6: 

 Đặc điểm mới ở phần Sinh học:

-> Tìm hiểu những kiến thức tổng quát: Từ tổ chức cơ thể tới sự đa dạng của thế giới sống.

->  Trực quan, sinh động

->  Có những nội dung gần gũi, gắn liền với cuộc sống: Vi khuẩn, virus, động – thực vật.

Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, môn Khoa học tự nhiên góp phần thúc đẩy giáo dục STEM – một trong những hướng giáo dục đang được quan tâm phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam. STEM giúp học sinh phát triển được các năng lực: giải quyết vấn đề, học tập sáng tạo. 

III –  LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP CON HỌC TỐT MÔN KHTN 6?

1. Đối với kiến thức Vật lí:

Đây là một vấn đề mà rất nhiều phụ huynh có con lên lớp 6 trăn trở!

Học sinh lĩnh hội kiến thức của bài học thông qua 4 giai đoạn:

Quan sát, lắng nghe → Hiểu kiến thức → Nhớ kiến thức → Vận dụng kiến thức

+ Quan sát, lắng nghe, hiểu kiến thức: Con cần quan sát kĩ sách giáo khoa, các thí nghiệm…, lắng nghe lời giảng của thầy/cô để hiểu kiến thức.

+ Nhớ kiến thức: Sau khi hiểu kiến thức rồi thì phải tìm cách nhớ kiến thức hiệu quả. Nhớ kiến thức gắn liền với việc ghi chép. Có thể ghi chép bằng hình ảnh có chú thích vì hình ảnh gây ấn tượng lên não tốt hơn chữ hoặc một cách ghi chép kiến thức giúp nhớ hiệu quả là sử dụng sơ đồ [sơ đồ cây, sơ đồ tư duy..].

+ Vận dụng kiến thức: Để kiến thức khắc sâu và có ý nghĩa cần phải vận dụng hiểu quả. Vận dụng làm hết các bài tập trong SGK và SBT. Kiến thức có ý nghĩa nhất là khi các con biết vận dụng nó vào đời sống, hãy dùng kiến thức được học để giải thích hoặc sáng tạo giải pháp gắn liền với các hiện tượng trong đời sống. Ví dụ: Các con giải thích được hiện tượng ngày đêm, tận dụng vỏ nhựa làm bình chia độ…

2. Đối với kiến thức Hóa học:

- Trước khi học bài mới: HS nên đọc trước sách giáo khoa để nắm được nội dung cụ thể sẽ học trong bài mới và tìm hiểu một số nội dung [trong thực tế] liên quan đến bài học để khi học bài mới sẽ có những trao đổi hữu ích với bạn bè và thầy cô về nội dung học tập.

- Khi học bài mới:

+ HS nên cố gắng ghi chép khoa học những kiến thức trọng tâm ⟶ giúp HS khắc sâu kiến thức.

+ Lấy những ví dụ cụ thể trong thực tế gắn liền với kiến thức bài học ⟶ điều này giúp các em HS hiểu sâu sắc bài học và kích thích niềm đam mê, hứng thú với bộ môn.

+ Trao đổi với thầy cô, bạn bè về những vấn đề [hiện tượng] trong thực tế có liên quan đến bài học ⟶ giúp HS hiểu rõ kiến thức bài học và rèn luyện kỹ năng thuyết trình, phản biện.

- Sau khi học bài mới:

+ Hệ thống lại kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy, bảng biểu, … ⟶ giúp HS dễ học, dễ nhớ bài.

+ Làm bài tập vận dụng ⟶ giúp HS khắc sâu kiến thức đã học. 

3. Đối với kiến thức Sinh học: 

IV – ĐIỂM NỔI BẬT CỦA KHÓA HỌC KHTN 6 TẠI TUYENSINH247.COM

Thấu hiểu được những lo lắng của học sinh và phụ huynh, các thầy cô của Tuyensinh247.com đã xây dựng khóa học KHTN 6 nhằm mục đích đồng hành cùng các con trên con đường chinh phục kiến thức KHTN.

Những đặc điểm nổi bật của khóa học:

+ Các bài giảng được xây dựng chi tiết theo các tiết học trên lớp nhưng mở rộng thêm những kiến thức hữu ích, bổ sung bài tập cho các con để tránh tình trạng con cảm thấy nhàm chán khi học trên lớp hoặc khi xem lại bài giảng sau buổi học trên lớp.

+ Thay vì sử dụng những hình ảnh tĩnh như trong sách giáo khoa, thầy cô sẽ sử dụng các đoạn video sinh động để mô tả hiện tượng giúp tạo hứng thú cho các con khi tham gia học, đặc biệt sẽ giúp các con hình dung được quá trình hiện tượng diễn ra.

+  Các thầy cô sẽ trực tiếp làm thí nghiệm để các con quan sát chứ không phải chỉ là những lời nói hay hình mô tả.

+ Đặc biệt sau các chủ đề các con đều được tham gia các bài kiểm tra đánh giá kiến thức. 

Trên đây là đôi lời chia sẻ của cô Nguyễn Thị Loan – Giáo viên dạy Vật Lí tại Tuyensinh247 dành cho phụ huynh và học sinh chuẩn bị bước vào lớp 6. 

Tuyensinh247.com luôn đồng hành cùng bố mẹ và các con trong chương trình giáo dục phổ thông mới môn Khoa học tự nhiên lớp 6: //tuyensinh247.com/hoc-truc-tuyen-mon-khoa-hoc-tu-nhien-6-c345.html

CHÚC CÁC CON HỌC TỐT!

Theo TTHN

Phương pháp học các môn tự nhiên [Hieuhoc]: Đọc kỹ lý thuyết và dành nhiều thời gian làm bài tập nhưng điểm số của bạn vẫn chưa cải thiện bao nhiêu. Có lẽ bạn chưa có được một phương pháp tốt nhất để học tốt những môn khô khan này. Đừng nản chí, vì khi bạn đã quyết tâm, chỉ cần đi đúng con đường, bạn sẽ thành công.Hầu hết những học sinh gặp khó khăn với những môn khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa, sinh đều cho rằng mình học không giỏi là do bản thân không thông minh như những bạn khác. Thực tế chỉ số thông mình của những người ngang tuổi nhau là rất gần nhau, có nghĩa là bạn và cậu học sinh giỏi toán nhất lớp thông mình ngang nhau đấy. Nhưng bạn tiếp thu bài chưa tốt hay điểm số của bạn thấp hơn những bạn cùng lớp có lẽ là do bạn chưa thực sự cố gắng hoặc chưa biết làm chủ cái đầu của mình.Sau đây, Hiếu Học xin đưa ra một số phương pháp giúp bạn học hiệu quả các môn tự nhiên này.1.Học với thái độ tích cựcBước vào bàn học với tâm lý ngao ngán, cố gắng nghiền ngẫm với mục đích nuốt vào bụng mớ công thức đầy số và chữ cái Latinh - bạn đang có thái độ học rất tiêu cực, bị động đấy! Bạn sẽ mau chóng bị đè bẹp bởi hàng tá số liệu ấy thôi.Hãy tạo cho mình thái độ học tập tích cực. Bạn hãy tự hỏi mình rằng bạn học những môn đó để làm gì? Nếu câu trả lời là để sau này thi đỗ đai học rồi là bác sĩ, kĩ sư thì bạn sẽ biết rằng mình phải học tốt để đạt được cái đích đó. Nếu không phải vậy, bạn cũng nên nghĩ rằng mình học tốt những môn này để thi đậu các kì thi học kì, thi tốt nghiệp. Hãy suy nghĩ về những ích lợi mà các môn này mang lại cho bạn như khả năng tư duy logic, óc phân tích, sự chính xác, những kiến thức thực tế có thể áp dụng… thay vì ngồi than vãn về những khó khăn. 2. Cách thức “nạp” thông tin vào bộ nãoNão người gần như không có giới hạn, thế nhưng nó chỉ xử lý được từ 3-5 luồng thông tin một lúc và cần phải có thời gian, sự lặp đi lặp lại để lưu tất cả vào bộ nhớ. Nếu bạn chỉ dùng mắt để ngốn hết bài giảng vào đầu thì e rằng bạn đang ép não làm việc quá sức đấy. Hãy nhờ đến sự trợ giúp của giấy nháp, viết. Kiên trì đọc chầm chậm từng dòng sách giáo khoa, viết ra những gì cần suy nghĩ, tự chứng minh những gì còn chưa hiểu. Đó là cách tốt nhất để kiến thức đi vào đầu và mãi mãi nằm lại trong đó.3. Hãy bắt đầu từ ngày hôm quaCác môn tự nhiên luôn được giảng dạy theo trình tự logic, cái dễ trước, cái khó sau, cái sau phải vận dụng cái trước. Vì vậy, nếu chưa hiểu rõ bài ngày hôm qua, làm sao bạn có thể hiểu được ngày hôm nay thầy giảng về cái gì. Hãy bắt đầu từ những vấn đề cơ bản nhất, dễ nhất. Có thể là bắt đầu từ trang đầu tiên của sách giáo khoa. Đừng sợ mất thời gian vì cái tháp nào cũng phải xây từ mặt đất mà lên.4. Học thầy không tày học bạnNgại đem những gì chưa hiểu để hỏi bạn bè, thầy cô là sai lầm chết người dễ dẫn đến mất căn bản nhất. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng ta không thể một mình hiểu hết tất cả những gì từ thầy cô và sách giáo khoa. Cần phải có đồng đội trong học tập. Không có ai thành công mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Bạn có thể lập một nhóm bạn, không cần phải cùng trình độ nhưng nghiêm túc trong học tập để học nhóm định kỳ. Học nhóm tăng sự hứng khởi, làm não tiếp thu nhanh hơn, có động lực cạnh tranh làm bạn cố gắng hơn. Tuy vậy, chú ý đừng nói chuyện đùa giỡn quá trớn sẽ làm phản tác dụng của những buổi học nhóm đấy nhé.5. Cần có thời gian và sự kiên trìCho dù bạn có cố gắng bao nhiêu đi nữa, thành công không thể đến với bạn ngay trong ngày mai. Có thể bạn sẽ tiếp tuc lãnh điểm xấu, tiếp tục không hiểu bài nhưng đừng bỏ cuộc. Người ta thường ví cậu học sinh chăm học như con ong cần mẫn. Và người ta cũng hay nói chỉ có mười phần trăm thành công của thiên tài là do trời phú, còn chín mươi phần trăm là do nỗ lực bản thân. Như vậy cũng đủ hiểu sự chăm chỉ quan trọng như thế nào trong việc học tập. Có thể mảnh ghép cuối cùng để bạn học tốt đến từ chính sự siêng năng, cần cù của bản thân bạn. Có thể bạn còn quan tâm nhiều đến những vấn đề khác ngoài những công thức khô khan kia. Tập trung và cố gắng dành nhiều thời gian và khoảng trống trong đầu cho việc học bạn nhé.Minh Đức

Video liên quan

Chủ Đề