Cầm bá thước là ai

Cầm Bá Thước [ Tên Thái là là Lò Cắm Pán] sinh năm Mậu Ngọ [ 1858], hy sinh năm Ất Dậu [ 1895] Ông sinh tại Bản Chiềng Mường Chiềng Ván [ Trịnh Vạn] Châu Thường Xuân [ nay là xã Vạn Xuân – huyện Thường Xuân – Thanh Hoá] Thân phụ ông là Cầm Bá Tiếu từng giữ chức quản cơ dưới triều Nguyễn – đời vua Tự Đức. Năm lên 8 tuổi, ông được thân phụ rước thầy về dạy cho chữ Hán ông rất cần cù, chịu khó học tập. Mặc dù học rộng, biết nhiều nhưng không đi thi – có lẽ ông quan niệm rằng: Con đường khoa bảng chẵng giúp ích gì trong cảnh nước mất nhà tan, đồng bào nô lệ, không phải mục đích của đời ông. Ông là người sống gần gủi với nhân dân, chung thuỷ với bạn bè gần xa, nặng lòng với quê hương’ bản mường. Lúc ông được giữ chức bang tá hai châu Thường Xuân và Lnag Chánh ông vẫn yêu dân, quý dân và gần dân. Ngày 13 tháng 07 năm 1885, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương được nhân dân và tầng lớp sĩ phu yêu nước từ Bắc đến Nam hưởng ứng. Phong trào Cần Vương bùng lên rộng khắp, tập hợp được một đội ngũ đông đảo những người con yêu tú của nước Việt! Trong đó có Cầm Bá Thước. Ông đến với Chiếu Cần Vương bằng bầu nhiệt huyết: Yêu nước thương nhà, căm thù giặc sâu sắc. Ngay từ năm 1885, ông đã xây dựng một căn cứ chống Pháp trên quê hương mình. Ông chủ trương lấy bản làng làm căn cứ, xây dựng trận đại giữa lòng dân. Sau một thời gian xây dựng căn cứ, rèn luyện quân sĩ. Tháng 02 năm 1894, Cầm Bá Thước và nghĩa quân của ông vùng lên quyết chiến với kẻ thù. Những trận đánh liên tiếp của nghĩa quân đã gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất nặng nề, khiến cho địch hoang mang khiếp sợ. Để tiêu diệt nghĩa quân thực dân Pháp đã mở nhiều đợt tấn công vào căn cứ Trịnh Vạn [ từ ngày 13 đến 24 tháng 8 năm 1894] và làng Cúc[ 28/11/1894] nhưng đều thất bại. Căn cứ của địch đóng ở Cửa Đặt, Bù Đồn luôn bị nghĩa quân tập kích, làm cho chúgn ăn không ngon ngủ không yên, tư tưởng hoang mang đến cực độ. Để xoá đi phong trào Cần Vương, thực dân Pháp tập trung lực lượng mở một cuộc càn quét vào căn cứ của Cầm bá Thước – lúc này đã lui về Hón Bòng. Ngày mùng 10 tháng 5 năm 1895, Giám binh Mắc-li-ê cùng thiếu uý Ma-ri-ốt-ti Gôbe được vũ trang hiện đai tiến công căn cứ Hón Bòng. Dưới sự chỉ huy của Cầm Bá Thước, nghĩa quân chiến đấu anh dũng , giành giật từng con suối ngọn đồi của giặc. Trong những trận chiến đấu ác liệt, lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng nề. Và trưa ngày 13 tháng 5 năm 1895, Cầm Bá Thước cùng vợ con và 12 nghĩa quân thân tín xa vào tay giặc. Kẻ thù không giám công khai hành hình ông giống các lãnh tụ cần Vương khác mà bí mật thủ tiêu. Cầm Bá Thước hy sinh, Phong trào Cần Vương ở Thanh Hoá tan rã – Ngọ lửa yêu nước ở quê hương Quế Ngọc bị đập tắt nằm trong sự thất bại chung của phong trào quần chúng lúc bấy giờ. Cầm Bá Thước 27 tuổi giương cao cờ khởi nghĩa, 10 năm chiến đấu đương đầu với mọi thử thách khốc liệt cùng đồng bào Thái Mường viết thêm trang sử vẻ vang cho phong trào Cần Vương Thanh Hoá nói riêng, cả nước nói chung. Cuộc đời ông đẹp như cây Quế Ngọc Châu Thường, mãi mãi là tấm gương sáng, là bài học quý về lòng yêu nước thương dân, tinh thần bất khuất trước cường quyền bạo lực cho các thế hệ tuổi trẻ noi theo. Ông thật xứng đang với lời ca gợi của người dân: Bất tử đại danh thuỳ vũ trụ Như sinh chính khí tạc sơn Hà Dịch là: Danh thơm chãng mất cùng trời đất Tiếng tốt còn bền với núi sông. [Đôi câu đối tại đền thờ ông ở Cửa Đặt, Thường Xuân]

Page 2

Cầm Bá Thướcsinh tại bản Lùm Nưa, tổng Trịnh Vạn, châu Thường Xuân [nay là xã Vạn Xuân, huyệnThường Xuân, tỉnhThanh Hóa] trong một gia đình lang đạo nhiều đời. Cha ông là Cầm Bá Tiêu từng được triều vuaTự Đứcphong chức Quản cơ.

Năm lên 8 tuổi, cha ông mời thầy về nhà dạychữ Háncho ông. Nhờ ông học giỏi và có quan hệ tốt với các quan lạingười Việtđang trấn nhậm tại quê ông, nên khi trưởng thành ông được thay cha trở thànhthổ tyvà được triều đìnhnhà Nguyễnphong chức Bang tá.

Được giao quyền chỉ huy quân sự[

Ngày5 tháng 7năm 1885, quân triều đình tập kích quân Pháp ở đồn Mang Cá thất bại. Quân Pháp phản công,kinh thành Huếbị thất thủ.Tôn Thất Thuyếtđưa vuaHàm Nghilênchiến khu Tân Sở[Quảng Trị] radụ Cần Vươngkêu gọi toàn dân chống Pháp.

Nhận thấy tương quan lực lượng khá chênh lệch, vàotháng 2năm1886, Tôn Thất Thuyết đã để cho hai con trai của mình làTôn Thất ThiệpvàTôn Thất Đạmtiếp tục duy trì triều đìnhHàm NghichốngPháp, còn mình cùng vớiTrần Xuân SoạnvàNgụy Khắc Kiềutìm đường sangTrung Quốccầu việnnhà Thanh.

Trên đường đi, ông có đến tổng Trịnh Vạn thuộc châuThường Xuânđể gặp Cầm Bá Thước. Trong kế hoạch kháng Pháp,Tôn Thất Thuyếtrất chú ý tỉnhThanh Hóa. Vì vậy, ông đã cửTống Duy Tânlàm Chánh sứ Sơn phòng Thanh Hóa, phong Cầm Bá Thước làm Bang biện quân vụ hai châu Thường Xuân vàLang Chánhvà phong Hà Văn Mao làm Tán lý quân vụ, chuẩn bị lực lượng nghĩa quân Mường vùng châuQuan Hóa.

Với danh nghĩa Bang biện quân vụ, Cầm Bá Thước nắm được lực lượng quân sự thổ binh, dân binh của hai châu Thường Xuân và Lang Chánh. Lực lượng này tuy đông nhưng sức chiến đấu không mạnh. Theo kế củacử nhânTống Nhữ Mai, con traiTống Duy Tân, ông làm tờ bẩm lên Tri châu Thường Xuân xin mộ quân và huy động lực lượng đóng đồn bảo vệ trị an từ Bái Thượng trở lên đến biên giớiLào. Được sự đồng ý của Tri châu Thường Xuân, Cầm Bá Thước đã cho điều động dân binh, bố trí lại việc canh gác và đóng các đồn suốt từ Bái Thượng lên Cửa Đặt, rồi lên đến Bất Mọt. Dọc theosông Đặt, Cầm Bá Thước cho xây dựng rất nhiều đồn lũy, lập nhiều căn cứ như căn cứ Bản Lẹ, đồn Đồng Chong, đồn Bù Đồn...Ngoài ra, để tăng cường sức mạnh cho lực lượng, ông đã đề xuất và được phép đemquếđi bán để lấy tiền mua vũ khí cùng lương thực.

Cầm Bá Thước [1859–1895] là một trong những người lãnh đạo phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa. Ông là người dân tộc Thái, sinh tại bản Lùm Nưa, tổng Trình Vạn, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình Cầm Bá Tiên - Quân cơ dưới triều nhà Nguyễn.

Đền thờ Cẩm Bá Thước tại khu di tích Cửa Đạt

Năm 24 tuổi [1883], ông giữ chức Bang biện quân vụ hai châu Thường Xuân và Lang Chánh. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông xây dựng lực lượng vũ trang chống Pháp ở quê. Hoạt động của ông không chỉ trong phạm vi Thường Xuân mà còn tỏa ra các vùng Ngọc Lặc, Như Xuân, Quan Hóa và Quỳ Châu [Nghệ An].

Năm 1886 Ông cùng với Hà Văn Mao hoạt động khắp các châu, huyện miền núi, phối hợp với Ba Đình [Nga Sơn], Mã Cao [Yên Định], Hùng Lĩnh [Vĩnh Lộc]. Thực dân Pháp dần dần đàn áp được các phong trào khởi nghĩa từ miền xuôi đến trung du miền núi. Hà Văn Mao mất, Tống Duy Tân bị bắt vào năm 1892, Tôn Thất Hàm bị giặc giết, Cầm Bá Thước đành phải tìm cách ẩn náu chờ thời. Ông đã tập hợp lực lượng bí mật xây dựng Trịnh Vạn trở thành căn cứ khởi nghĩa chờ ngày bùng nổ, tiếp sức nóng cho ngọn lửa Cần Vương đang leo lét. Dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở, có nhiều núi cao, suối sâu của Trịnh Vạn, Cầm Bá Thước đã cho xây dựng một hệ thống đồn trại, công sự tác chiến lợi hại tại những điểm chốt quan trọng. Đó là những vị trí đánh địch, những chốt phục kích ẩn hiện nơi đồi núi, che khuất trong rừng cây rậm rạp. Đồng bào Thái ở Thường Xuân, Lang Chánh vẫn bí mật chở lương thực, vũ khí đến căn cứ Trịnh Vạn cung cấp cho nghĩa quân.

Tháng 2-1894, giám binh La-mơ-ray kéo quân lên Trịnh Vạn xem xét tình hình và khẳng định rằng Cầm Bá Thước vẫn chưa từ bỏ hoạt động chống Pháp, nên chúng đã đưa quân lính đến Trịnh Vạn hòng đè bẹp nghĩa quân từ khi còn non yếu. Ở phía nam, giặc Pháp đóng ở đồn Lược, đồn Bái Thượng thuộc huyện Thọ Xuân. Ở huyện Thường Xuân, chúng đóng quân rải rác ở nhiều nơi như đồn Cửa Đạt, đồn Thổ Sơn, Nhiên Trạm, vv... Nắm được âm mưu của địch, để giành thế chủ động, nghĩa quân Trịnh Vạn đã tấn công đồn Thổ Sơn vào ngay hôm tên giám binh La-mơ-ray vừa tới Trịnh Vạn [6-2-1894] mở đầu cho đợt chiến đấu mới. Sau đó, nghĩa quân lại tập kích đồn Quang Thôn và chạm súng với tên Lơ-Cát từ đồn Yên Lược [Thọ Xuân] lên ứng chiến. Tháng 3-1894 nghĩa quân đánh thẳng xuống đồn Cửa Đạt. Giặc Pháp hoảng hốt, điều động ba đội quân do Lơ-Cát, Cu-vơ-li-ê và giám binh Mác-li-ê thay nhau chỉ huy đánh vào căn cứ Trịnh Vạn. Tương kế tựu kế, Cầm Bá Thước đã cho người giả vờ trá hàng dẫn địch sa vào trận địa phục kích để tiêu diệt. Những trận đánh của nghĩa quân Cầm Bá Thước đã làm cho quân Pháp bị tổn thất nặng nề về người và vũ khí. Có lần nghĩa quân đã khống chế được đồn giặc lập ở Trịnh Vạn.

Trước tình hình đó, giặc Pháp thấy cứ giằng dai như vậy thì tổn thất quá, nên chúng quyết định tập trung lực lượng, tổ chức một cuộc tấn công lớn vào căn cứ trung tâm của nghĩa quân ở Hón Bòng [Xuân Lẹ – Thường Xuân]. Ngày mùng 10 tháng 5 năm 1895, giám binh Mác-li-ê đem 200 quân từ Trịnh Vạn tấn công vào căn cứ trung tâm. Đây là trận đánh lớn cuối cùng của nghĩa quân. Tất cả các phòng tuyến của nghĩa quân từ trạm tiền tiêu đến đồn trung tâm đều sẵn sàng và quyết tâm chiến đấu. Giặc Pháp tuy có hỏa lực mạnh, nhưng phải sau 4 ngày tấn công dồn dập và phải chịu nhiều tổn thất nặng nề về người và vũ khí, mới vượt qua được ba phòng tuyến để đánh vào trung tâm căn cứ của nghĩa quân. Trước đó, Cầm Bá Thước và nghĩa quân đã bí mật rút đi nơi khác.

Đến lúc này, lực lượng nghĩa quân đã bị suy yếu rõ rệt, hầu hết các cứ điểm của nghĩa quân đã bị giặc Pháp chiếm. Chúng săn lùng ráo riết tìm bắt Cầm Bá Thước và các nghĩa binh. Cuối cùng, Cầm Bá Thước cùng vợ con và một số người theo ông sa lưới địch vào ngày 13 tháng 5 năm 1895 tại Bản Cà. Giặc Pháp đưa ông về Trịnh Vạn và tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc. Thất bại thảm hại trong âm mưu lôi kéo mua chuộc nhà yêu nước kiên cường, chúng đã đưa ông ra xử tử khi ông 36 tuổi.

Tôn Thất Thuyết có bài thơ gửi ông:

Vạn lí cao thu Mục mã binh, 
Thuận lưu bất hạ tiểu chu khinh. 
Thanh sơn lục thủy tương nghịch xứ, 
Đại hải trường giang vọng viễn tình. 
Bách tính cần vương nhân tự chấn, 
Nhất ngu báo quốc khánh do hành. 
Thử du nhược đắc thiên tâm trợ, 
Qui khứ Nam xa triệt hảo trình. 

Bản dịch:

Mục mã thu cao vạn dặm đường 
Thuyền con chở nhà khói xuôi dòng. 
non sông nước biếc nơi hò hẹn, 
Bể rộng sông dài nỗi ước mong! 
Trăm họ vì vua còn cố gắng, 
Một mình báo nước vẫn long đong. 
Phen này ví được lòng trời giúp, 
Trở gót về Nam lối hẳn thông. 

Ngày nay tại đền thờ ông ở Cửa Đặt, thị trấn Thường Xuân có đôi câu đối:

"Bất tử đại danh thùy vũ trụ; 
Như sinh chính khí tác sơn hà". 

Nghĩa:

"Chẳng chết danh to nêu vũ trụ 
Như còn khí chính dấy non sông".

Cổng vào khu di tích lịch sử, thắng cảnh Cửa Đạt, nơi có Đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, người anh hùng
Cầm Bá Thước và phong cảnh hùng vĩ của miền rừng núi Thường Xuân, Thanh Hóa.

Video liên quan

Chủ Đề