Cài đặt màn hình luôn sáng khi gọi điện

Hôm nay, team Thủ thuật của FPT Shop sẽ mách bạn một số cách để có thể khắc phục được tình trạng điện thoại không tắt màn hình khi có cuộc gọi đến.

Nguyên nhân điện thoại tắt màn hình khi gọi điện

  • Phần mềm và phần cứng xung đột.
  • Lỗi phần cứng do mainboard, IC, ROM.
  • Cảm biến tiệm cận bị lỗi.
  • Hệ điều hành không tương thích với điện thoại.
  • Điện thoại bị rơi vỡ, va đập hoặc ngấm nước.
  • Khu vực cảm biến bị bụi bẩn, che khuất.

1. Khởi động lại điện thoại

Bạn hãy thử khởi động lại máy giúp làm mới khởi chạy lại các chương trình hệ thống, điều này cũng có thể giúp khắc phục lỗi không tắt màn hình trong một số trường hợp.

2. Vệ sinh cụm cảm biến

Cụm cảm biến tiệm cận [Proximity Sensor] thường được đặt cùng với loa thoại sử dụng với mục đích nghe gọi. Việc sử dụng nghe gọi trong một thời gian dài khiến cho cụm cảm biến tiệm cận này sẽ dễ bị bụi bẩn gây ra viêc tượng cảm biến không còn nhạy bén như trước. Vì thế, bạn hãy vệ sinh, lau chùi khu vực cảm biến tiệm cận thật kỹ nhé.

Bên cạnh đó, miếng dán màn hình đôi khi cũng ảnh hưởng đến khả năng nhận biết nhạy bén của cụm cảm biến. Do đó, bạn nên gỡ miếng dán màn hình để kiểm tra thử. Nếu do nó gây ra, bạn hãy thay một miếng dán màn hình mới có tạo khe hở cho vùng cảm biến tiệm cận.

3. Cập nhật hệ điều hành

Việc hệ điều hành không tương thích cũng là nguyên nhân khiến điện thoại bị tình trạng không tắt màn hình khi gọi. Vì vậy, hãy thường xuyên cập nhật hệ điều hành và cập nhật phần mềm mới nhất để khắc phục lỗi này.

4. Khôi phục cài đặt gốc

Đây là một cách đưa máy của bạn trở lại trạng thái phần mềm nguyên bản chưa có bất kì ứng dụng, cài đặt sửa đổi nào. Cách này có thể giải quyết được phần lớn các lỗi từ phần mềm, rất có thể khắc phục được lỗi khiến điện thoại của bạn không tắt màn hình khi gọi.

Tuy nhiên, đừng quên sao chép những dữ liệu quan trọng trước khi khôi phục cài đặt gốc cho điện thoại nhé!

5. Đem đến trung tâm bảo hành

Nếu bạn đã thử tất cả các cách trên nhưng vẫn chưa khắc phục được lỗi điện thoại không tắt màn hình khi gọi điện thì hãy mang điện thoại đến các trung tâm sửa chữa bảo hành uy tín để kiểm tra, khắc phục tình trạng này.

Hy vọng với những cách trên có thể giúp bạn khắc phục được tình trạng khó chịu này trên điện thoại. Nếu thấy bài viết hay, hãy like, share để ủng hộ cho team Thủ thuật của FPT Shop nhé!

Hầu hết các điện thoại Android hiện nay đều tích hợp cảm biến tiệm cận để phục vụ một vài chức năng liên quan cho máy. Tuy nhiên trong một số trường hợp bạn sẽ cần tắt cảm biến tiệm cận Android vì không có nhu cầu hoặc nó không phù hợp với tình huống thực tế sử dụng của bạn.

Hãy cùng Thành Trung Mobile tìm hiểu cảm biến tiệm cận là gì và cách tắt cảm biến tiệm cận đi trong bài viết này.

Cảm biến tiệm cận là gì?

Thực tế cảm biến tiệm cận [Proximity Sensor] trên smartphone là con cảm biến phát hiện khoảng cách giữa điện thoại và vật thể khác mà không cần sự tiếp xúc trực tiếp.

Cụ thể khi bạn thực hiện gọi, bạn áp điện thoại vào tai thì cảm biến tiệm cận sẽ hoạt động và tắt màn hình đi để tiết kiệm pin. Đồng thời qua tính năng này cũng giúp cho người dùng không vô tình chạm vào nút dừng cuộc gọi.

Ngoài ra, khi bạn nhận cuộc gọi bất kì, bạn áp tai vào điện thoại cảm biến tiệm cận cũng hoạt động ngay và tự động tắt màn hình đi, vừa tiết kiệm pin vừa giảm độ nóng do màn hình không phải hoạt động quá nhiều.

Thực tế không phải bất kì ai cũng ưa thích chức năng mà cảm biến tiệm cận mang lại:

  • Màn hình nhấp nháy liên tục khi luân phiên thay đổi khoảng cách điện thoại và người dùng.
  • Một số tình huống thực tế bạn luôn muốn màn hình luôn sáng khi hội thoại.
  • Cảm biến tiệm cận chỉ giúp bớt hao pin trong tình huống nghe gọi, nếu không tắt bình thường nó vẫn hoạt động ở những chức năng khác thì xét về khoảng tiết kiệm pin cũng không khá hơn là bao nhiêu.

Cảm biến tiệm cận còn làm được gì ngoài chức năng "Tắt màn hình khi áp tai nghe/gọi"?

Thực tế trên các smartphone, cảm biến tiệm cận chỉ được dùng cho mục đích "tắt màn hình khi nghe/gọi" là chính. Tuy nhiên, nếu bạn là người mê "vọc vạch", sau khi "Root" máy bạn có thể tận dụng cảm biến tiệm cận để làm nhiều việc hơn:

  • Mở khóa/ khóa màn hình không cần phím cứng. [che cảm biến, úp màn hình]
  • Bật/tắt dữ liệu đi động 3G/4G hoặc wifi không cần thao tác thủ công nhiều.
  • Bật đa nhiệm, chạy nhanh ứng dụng bất kì từ bất kì đâu mà không cấn nhấn phím cứng hay biểu tượng ứng dụng.

Bạn dễ dàng tìm ra những ứng dụng hỗ trợ mạnh cảm biến tiệm cận bằng cách vào CH Play gõ cụm từ “Proximity sensors”. Đa phần các ứng dụng này đều yêu cầu quyền Root máy, tức nếu bạn không Root đồng nghĩa chúng sẽ không hoạt động được.

Bạn có thể tìm hiểu Root điện thoại Android là gì? Có nên Root điện thoại hay không

Thậm chí khi mua máy, đặc biệt máy đã qua sử dụng bạn nên kiểm tra cảm biến tiệm cận của máy còn hoạt động không. Đơn giản một khi cảm biến tiệm cận bị hỏng thì khả năng các phần khác có vấn đề là rất cao do cảm biến tiệm cận rất bền trừ trường hợp làm rơi rớt xuống nước, va đập mạnh mới dẫn đến việc hư hỏng.

Cách kiểm tra cũng rất đơn giản, bạn thực hiện cuộc gọi và lấy tai áp hoặc che loa thoại ở phần trên, mặt trước của điện thoại.

Tắt cảm biến tiệm cận Android như thế nào?

Việc tắt cảm biến tiệm cận rất dễ, chỉ vài thao tác là bạn có thể thực hiện việc này nhanh chóng.

Bước 1: Trước tiên, từ màn hình chính, bạn vào Cài đặt

Vào Cài đặt để tắt cảm biến tiệm cận Android

Bước 2: Tìm đến mục Cuộc gọi hay Điện thoại [Tùy dòng máy, phiên bản Android và nhà sản xuất mà phần này sẽ ở những nơi khác nhau]

Bước 3: Sau khi truy cập vào mục trên, bạn tìm mục "Tắt màn hình trong khi gọi"

Khi vào phần cuộc gọi bạn kéo đến nhìn thấy chữ "Tắt màn hình trong khi gọi" thì bạn bỏ tích vào ô này. Ngay lập tức cảm biến tiệm cận sẽ được "tắt đi". Bạn không cần khởi động lại thiết bị.

Trường hợp bạn muốn bật lại tính năng của Cảm biến tiệm cận thì thực hiện như trên và tích vào “Tắt màn hình trong khi gọi”

Nguyên nhân hỏng cảm biến tiệm cận trên điện thoại

Cảm biến tiệm cận trên điện thoại có thể bị hỏng, hoạt động không đúng do những nguyên nhân sau đây:

  • Điện thoại bị rơi rớt, va đập mạnh hoặc bị dính nước. Khi điện thoại bị rơi rớt, các mối hàn giữa bo mạch chủ và cảm biến bị hở hoặc đứt.
  • Miếng dán màn hình quá dày hoặc được dán không chuẩn.
  • Vỏ điện thoại không đúng kích thước với thân máy khiến cảm biến tiệm cận bị che khuất.
  • Kính điện thoại bạn thay là kính lô quá dày khiến cảm ứng tiệm cận hoạt động không còn chính xác nữa.

Khi nào cần sửa chữa cảm biến tiệm cận?

Khi cảm biến tiệm cận hoạt động không chính xác hoặc bị hỏng, điều quan trọng nhất là xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu. Nội dung này đã được đề cập ở phần trên. Nếu không có kinh nghiệm sửa chữa, hãy mang điện thoại của mình tới các trung tâm uy tín để tránh "tiền mất tật mang".

Để kiểm tra xem cảm biến tiệm cận trên điện thoại có hoạt động hay không, bạn cần thực hiện cuộc gọi điện thoại. Lúc đó cảm biến tiệm cận sẽ tắt màn hình điện thoại để tiết kiệm pin và giúp người dùng tránh thao tác nhầm.

Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện cuộc gọi đồng thời lấy tay che đi camera trước. Nếu màn hình điện thoại tắt tức là cảm biến tiệm cận đang hoạt động bình thường. Ngược lại, nếu màn hình điện thoại vẫn sáng, cảm biến tiệm cần của bạn đã bị hư hỏng. Cần kiểm tra đúng nguyên nhân để khắc phục.

Nếu bạn chưa tìm ra nguyên nhân hỏng cảm biến tiệm cận trên điện thoại của mình. Hoặc chưa biết đâu là địa chỉ sửa chữa uy tín, hãy mang máy tới với Thành Trung Mobile - Địa chỉ sửa chữa điện thoại, máy tính bảng hàng đầu tại TPHCM.

Như vậy qua bài viết này Thành Trung Mobile đã giải thích cho bạn biết thế nào là cảm biến tiệm cận, chúng hoạt động ra sao, khi nào nên tắt đi và cách thức để tắt cảm biến tiệm cận Android như thế nào. Bạn quan tâm các bài viết công nghệ vui lòng để lại bình luận, đánh giá bên dưới để được cập nhật những thông tin mới nhất trong các bài viết sau. Chúc các bạn thành công!

Bảo Trân Ngày 01/11/2021

Màn hình tắt khi thực hiện cuộc gọi Samsung là sự cố rất phổ biến đối với Samfan. Tuy nhiên, có rất nhiều người dùng chưa biết cách khắc phục vấn đề này. Do vậy, hãy đọc bài viết của FASTCARE để biết thêm thông tin nhé!

Một trong những dòng điện thoại được ưa chuộng nhất hiện nay chính là Samsung. Từ dòng máy bình dân đến cao cấp, Samsung luôn là cái tên được nhiều người lựa chọn sử dụng. Dù có nhiều tính năng hiện đại, nhưng đôi khi điện thoại vẫn gây ra một vài tình trạng khó chịu. Trong đó, màn hình tắt khi thực hiện cuộc gọi Samsung cũng là sự cố rất “quen thuộc”. Nếu bạn đang cần cách khắc phục, thì FASTCARE sẽ “bật mí” các thông tin cần thiết sau đây. 

Tại sao màn hình tắt khi thực hiện cuộc gọi Samsung?

Thông thường, trong quá trình thực hiện cuộc gọi nếu như bạn áp tai nghe thì màn hình sẽ tắt. Đây là trường hợp rất đỗi bình thường vì đó là tính năng của “dế yêu”. Giúp bạn tiết kiệm pin trong lúc thực hiện cuộc gọi. Thế nhưng, “bất thường” là ở chỗ, dù không để vào tai nghe và màn hình đang để bình thường, thì màn hình vẫn tắt. Thậm chí còn có trường hợp màn hình không sáng khi có cuộc gọi đến. Vậy lý do gì điện thoại luôn “tối hù” khi thực hiện cuộc gọi vậy nhỉ?

Cảm biến tiệm cận bị bám nhiều bụi bẩn hoặc bị phụ kiện bảo vệ màn hình vô tình che khuất. Nếu “đen đủi” hơn, có thể bộ phận này đã bị hư hỏng. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho màn hình tắt khi thực hiện cuộc gọi Samsung mà rất nhiều người dùng gặp phải. 

Phần mềm đang bị xung đột dẫn đến hoạt động trên máy “bất thường”. Trường hợp này khá hiếm xảy ra, nhưng đôi khi nó chính là “thủ phạm” làm cho các cuộc gọi không được “bình thường”. 

Bạn vô tình làm rơi điện thoại, để “dế yêu” bị đè cấn, va đập mạnh, ngấm nước… Từ đó, làm cho phần cứng của máy bị hư hỏng ở bộ phận nào đó. Do vậy, máy mới gặp sự cố màn hình không sáng khi thực hiện cuộc gọi. 

Ngoài ra, đối với lỗi màn hình không sáng khi có cuộc gọi đến, có thể bạn đang kích hoạt chế độ không làm phiền trên điện thoại Samsung. Bên cạnh đó, ứng dụng Điện thoại chưa cấp quyền thông báo cũng là nguyên nhân. 

Bạn đặt mã khóa PIN cho Samsung, nhưng đột nhiên lại không nhớ được mật khẩu? Đọc ngay bài viết Cách xóa mã PIN điện thoại Samsung: Dễ hơn ăn kẹo để xử lý ngay nhé!

Cách fix lỗi màn hình tắt khi thực hiện cuộc gọi Samsung

Mặc dù không ảnh hưởng nhiều, nhưng việc màn hình tắt trong lúc gọi điện thoại cũng gây ra một vài rắc rối. Bạn sẽ không biết được thông tin cuộc gọi mình đang thực hiện. Hoặc không thể chuyển đổi qua loa ngoài nếu muốn. Bên cạnh đó, việc màn hình không sáng khi có cuộc gọi đến, cũng làm cho người dùng bỏ lỡ nhiều cuộc gọi quan trọng. 

Nếu đang gặp những rắc rối này, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để xử lý nhé!

Tắt chế độ không làm phiền trên Samsung

Khi được kích hoạt chế độ này, nếu có cuộc gọi đến, Samsung sẽ không phát ra nhạc chuông thông báo, rung và màn hình cũng không sáng. Do vậy, từ màn hình trung tâm người dùng hãy vuốt từ trên xuống để mở bảng điều khiển nhanh. Tại biểu tượng không làm phiền. Nếu thấy biểu tượng sáng thì bạn chỉ cần nhấn vào đó để tắt đi. 

Ngoài ra, người dùng cần vào Cài đặt > Ứng dụng > Điện thoại > Cho phép Thông báo lên nha! Vì nếu không, có thể đây là lý do màn hình không sáng khi có cuộc gọi đến trên Samsung đó. 

Cách cài đặt màn hình luôn sáng khi gọi điện Samsung

Nhiều luôn mong muốn màn hình luôn sáng trong quá trình thực hiện cuộc gọi. Bạn có thể tắt cảm biến tiệm cận để màn hình Samsung luôn sáng trong quá trình này. Tuy nhiên, đối với các dòng Samsung đời mới hiện nay. Đa số đều tích hợp cảm biến tiệm cận, đồng thời mặc định bật tính năng này. Do vậy, bạn nên làm quen với việc màn hình cuộc gọi tắt khi bạn áp vào tai nhé! Đối với các dòng Samsung đời cũ, bạn hãy vào Cài đặt > Cuộc gọi > Tại mục Tắt màn hình trong khi gọi, bạn chỉ cần bỏ chọn là được. 

Bên cạnh đó, có một số dòng Samsung không hỗ trợ cảm biến tiệm cận. Nên màn hình sẽ luôn sáng liên tục khi thực hiện cuộc gọi. Do đó, bạn không cần phải cài đặt nha!

Vệ sinh cụm cảm biến trên Samsung

Thông thường, cụm cảm biến thường đặt chung với bộ phận loa thoại. Trong quá trình sử dụng lâu dài, bộ phận này có thể bị bám nhiều bụi bẩn. Do vậy, cảm biến mới nhận định rằng bạn đang áp tai nghe dù không phải. Vì thế, mới gây ra tình trạng màn hình tắt khi thực hiện cuộc gọi Samsung. Vậy nên, người dùng nên vệ sinh, có thể dùng khăn mềm lau chùi sạch ở bộ phận này nha!

Ngoài ra, miếng dán màn hình quá dày cũng là nguyên nhân làm cho cảm biến tiệm cận “bớt” nhạy bén đi nhiều! Do vậy, bạn hãy thử tháo miếng dán để kiểm tra lại xem sao. 

Khởi động lại khi màn hình tắt khi thực hiện cuộc gọi Samsung

Anh em cũng không nên bỏ qua phương pháp cực kỳ “truyền thống” này nhé! Dù rất đơn giản, nhưng thao tác này lại rất hữu ích đó! Thủ thuật sẽ giúp điện thoại Samsung hoạt động mượt mà hơn, khởi chạy lại các chương trình hệ thống của dế yêu. Đồng thời, khắc phục một vài sự cố do phần mềm gây ra. 

Cập nhật hệ điều hành và khôi phục cài đặt gốc

Hệ điều hành đã cũ, không tương thích với máy cũng là nguyên nhân khiến cho màn hình tắt khi thực hiện cuộc gọi Samsung. Người dùng cần kiểm tra và update lên phiên bản mới nhất nếu có nhé! Khi vẫn chưa thể khắc phục sự cố, bạn hãy khôi phục cài đặt gốc cho Samsung. Trước khi thực hiện, cần sao lưu dữ liệu quan trọng nhé! Vì quá trình này sẽ xóa toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. 

Bài viết thú vị: Cách xóa xác minh tài khoản Google trên Samsung đơn giản

Nếu như không khắc phục được sự cố màn hình tắt khi thực hiện cuộc gọi Samsung. Khả năng cao là cảm biến tiệm cận đã bị hư, hoặc phần cứng nào đó bị trục trặc. Do vậy, bạn nên đến các trung tâm sửa chữa Samsung chuyên nghiệp để kiểm tra toàn diện cho máy.

Video liên quan

Chủ Đề