Cách xử lý nguyên vật liệu thừa

Trong kinh doanh, hàng trong thực tế có thể khác biệt so với số liệu trên sổ sách/ chứng từ. Có 2 trường hợp: Hàng bị thiếu [hàng trong thực tế thấp hơn số liệu sổ sách chứng từ], và hàng thừa [hàng trong thực tế nhiều hơn số liệu trong sổ sách chứng từ]. Vậy ở trường hợp này các bạn xử lý như thế nào? Để giúp các bạn dễ dàng trong việc xử lý hàng thừa, thiếu, Nguyên lý kế toán sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách xử lý hàng thiếu, thừa khi kiểm kê.

1.Cách xử lý hàng thừa khi kiểm kê

Hàng thừa khi kiểm kê tức là số lượng hàng có trong kho tại thời điểm kiểm kê lớn hơn số lượng hàng đang được theo dõi trên sổ sách kế toán ở thời điểm đó. Số chênh lệch đó, kế toán phải điều chỉnh giảm số liệu hàng hóa trên sổ sách để bằng với số liệu thực tế khi kiểm kê.

a, Khi chưa xác định được nguyên nhân, kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 152: Nếu thừa nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 155: Nếu thừa thành phẩm
Nợ TK 156: Nếu thừa hàng hóa
      Có TK 3381: Tài sản thừa chờ xử lý chưa rõ nguyên nhân

b, Khi xác định được nguyên nhân dẫn đến hàng thừa, căn cứ vào quyết định xử lý của Ban giám đốc để tiến hành định khoản theo từng trường hợp như sau:

* Trường hợp 1: Hàng thừa do nhà cung cấp giao thừa, quyết định trả hàng thừa cho nhà cung cấp, kế toán ghi:

Nợ TK 3381
      Có TK 152, TK 155, TK 156

*Trường hợp 2: Hàng thừa do nhà cung cấp giao thừa, quyết định mua hết số hàng giao thừa. Căn cứ vào hóa đơn nhà cung cấp xuất bổ sung, ghi:

Nợ TK 3381
Nợ TK 1331
      Có TK 331

*Trường hợp 3: Không xác định được nguyên nhân hàng thừa, dựa vào quyết định xử lý của Ban giám đốc công ty, kế toán ghi tăng vào thu nhập khác:

Nợ TK 3381: Tài sản thừa chờ xử lý
      Có TK 711: Thu nhập khác

2.Cách xử lý hàng thiếu khi kiểm kê

Hàng thiếu khi kiểm kê tức là số lượng hàng có trong kho ở thời điểm kiểm kê nhỏ hơn số lượng hàng được theo dõi trên sổ sách kế toán. Số chênh lệch, kế toán phải điều chỉnh số liệu hàng hóa trên sổ sách để khớp đúng với số liệu thực tế khi kiểm kê.

a, Khi chưa xác định được nguyên nhân, kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý
      Có TK 152, 153: Nguyên liệu, vật liệu hoặc Công cụ, dụng cụ
      Có TK 155: Thành phẩm
      Có TK 156: Hàng hóa

b, Khi xác định được nguyên nhân, dựa vào quyết định xử lý để định khoản theo từng trường  hợp  sau:
*Trường hợp 1: Hàng thiếu do bên bán giao thiếu hàng, yêu cầu bên bán giao thêm số hàng còn thiếu, khi nhập hàng, dựa vào chứng từ bên bán giao hàng thêm, kế toán ghi:

Nợ TK 152, TK 153, TK 155, TK 156

      Có TK 1381

*Trường hợp 2: Nếu thiếu hàng tồn kho do lỗi của cá nhân quản lý hàng, quy trách nhiệm cá nhân bồi thường thiệt hại [trừ lương hoặc bồi thường bằng tiền] kế toán ghi:

Nợ TK 1388, TK 1111 [Nếu thu bằng tiền mặt], TK 334 [Nếu trừ lương]
      Có TK 1381

*Trường hợp 3: Không tìm được nguyên nhân dẫn đến thiếu hàng trong kho, kế toán dựa vào quyết định xử lý của Ban giám đốc để hạch toán vào chi phí khác
Nợ TK 811

     Có TK 1381

Xem thêm: Chuẩn mực kế toán số 03- tài sản cố định hữu hình

Bài tập: Công ty Hoa Linh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, có tài liệu sau:

Trong tháng 05, công ty có phát sinh những nghiệp vụ sau:

1, Xuất kho 100.000 kg nguyên vật liệu M, giá trị xuất kho 50.000đ/ kg và 150.000kg  nguyên vật liệu N, giá xuất kho 40.000đ/ kg gửi  bán cho công ty Duy Lợi [công ty Duy Lợi chưa nhận hàng].

2, Khi kiểm nhận tại kho công ty Duy Lợi phát hiện thừa 1.000kg nguyên vật liệu M và thiếu 1.000 kg nguyên vật liệu N chưa rõ nguyên nhân.

3, Biết nguyên nhân hàng thừa, thiếu là do xuất nhầm.

4, Công ty Duy Lợi đồng ý mua toàn bộ số hàng theo thực tế, giá bán chưa thuế của nguyên vật liệu M là 75.000đ/kg, nguyên vật liệu N là 60.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT của cả 2 loại nguyên vật liệu là 10%.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên

Bài làm

1, Xuất kho 100.000 kg nguyên vật liệu M, giá trị xuất kho 50.000đ/ kg và 150.000 kg nguyên vật liệu N, giá xuất kho 40.000đ/ kg gửi bán cho công ty Duy Lợi [công ty Duy Lợi chưa nhận hàng].

+ Nợ TK 157 [M]: 5.000.000.000

          Có TK 152 [M]: 5.000.000.000

+ Nợ TK 157 [N]: 6.000.000.000

          Có TK 152 [N]: 6.000.000.000

2, Khi kiểm nhận tại kho công ty Duy Lợi phát hiện thừa 1.000kg nguyên vật liệu M và thiếu 1.000 kg nguyên vật liệu N chưa rõ nguyên nhân.

+ Nợ TK 157 [M]: 50.000.000

          Có TK 338: 50.000.000

+ Nợ TK 157 [N]: 40.000.000

         Có TK 138: 40.000.000

3, Biết nguyên nhân hàng thừa, thiếu là do xuất nhầm.

+ Nợ TK 338: 50.000.000

         Có TK 152 [M]: 50.000.000

+ Nợ TK 138: 40.000.000

         Có TK 152 [N]: 40.000.000

4, Công ty Duy Lợi đồng ý mua toàn bộ số hàng theo thực tế, giá bán chưa thuế của nguyên vật liệu M là 75.000đ/kg, nguyên vật liệu N là 60.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT của cả 2 loại nguyên vật liệu là 10%.

+ Nợ TK 632:5.050.000.000

          Có TK 157 [M]: 5.050.000.000

+ Nợ TK 131: 8.332.500.000

          Có TK 511: 7.575.000.000

          Có TK 3331: 757.500.000

+ Nợ TK 632: 5.960.000.000

          Có TK 157 [N]: 5.960.000.000

+ Nợ TK 131: 9.834.000.000

         Có TK 511: 8.940.000.000

         Có TK 3331: 894.000.000

Trên đây là cách xứ lý hàng thừa, thiếu khi kiểm kê và bài tập đã giải. Để học tốt bộ môn Nguyên lý kế toán, Các bạn cần đọc và làm nhiều các bài tập hơn nữa nhé.

Để làm được kế toán thì bạn cần phải nắm chắc phần nguyên lý kế toán. Tham khảo bài viết Học nguyên lý kế toán ở đâu tốt để lựa chọn được địa chỉ học uy tín

Tags:

  • //nguyenlyketoan net/cach-xu-ly-hang-thua-thieu-khi-kiem-ke/
  • quy trình kiểm kê

Chủ Đề