Cách xử lý khi phát hiện trộm trong nhà

Bài chia sẻ của TS Đoàn Văn Báu, chuyên gia Tâm lý tội phạm – Đại học An ninh Nhân dân.

Thời gian gần đây, ở một số địa phương đã xảy ra những vụ trọng án [giết nhiều người] có liên quan đến hành vi đột nhập vào nhà trộm cắp, tạo nên tâm trạng lo lắng, bất an cho người dân.

Đơn cử như vụ nghi can Nguyễn Văn Tiến đột nhập vào nhà ông Nguyễn Xuân Cường [thôn Ia Tang, Ia Kla, Đức Cơ, Gia Lai] ngày 20/01 đâm chết hai người và làm bị thương hai người khác.

Hoặc, mới đây, sáng 07/12,gia đình ông Nguyễn Lương Chuân [thôn 9, Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội] bị trộm đột nhập, cũng đâm chết hai người và làm bị thương hai người...

Tâm lý chung của kẻ trộm là chống trả, tìm đủ mọi cách để tẩu thoát, thậm chí sẵn sàng thực hiện hành vi nguy hiểm hơn để đạt được mục đích và đào thoát. Do đó, việc phát hiện kẻ trộm đột nhập vào nhà là một tình huống cực kỳ nguy hiểm.

Vậy, trong tình huống này, chúng ta cần xử lý như thế nào để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Dưới góc độ Tâm lý học tội phạm, tôi xin hướng dẫn một số nguyên tắc, và kỹ năng an toàn như sau:

Bình tĩnh

Thông thường, khi phát hiện có kẻ lạ đột nhập vào nhà, bất kỳ ai, kể cả những người can đảm nhất cũng có thể mất bình tĩnh, dẫn đến một số trạng thái tiêu cực như: Sợ hãi đến mức ngất lịm; ú ớ không nói thành lời; la hét, mất kiểm soát; vội vàng tấn công kẻ trộm… từ đó dễ dẫn đến những hành động bột phát, gây nguy hiểm cho bản thân mình.

Vì vậy, khi phát hiện có kẻ lạ đột nhập vào nhà, điều quan trọng nhất là cần phải thật bình tĩnh. Khi bình tĩnh, chúng ta sẽ có những cách xử lý, ứng phó với tên trộm một cách khôn khéo, hiệu quả nhất. Có thể thực hiện một số cách sau để giữ được trạng thái bình tĩnh:

- Im lặng, tìm nơi trú ẩn an toàn để quan sát kẻ đột nhập, hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh.

- Nếu đã lộ diện với kẻ đột nhập, cần giữ khoảng cách an toàn, không vội la hét, kêu cứu, mà phải tìm cách tự vệ, phòng thủ, bảo vệ an toàn cho mình, trước khi tính đến việc bảo đảm an toàn cho người thân.

Nênbình tĩnh và ứng biến khôn khéo nếu rơi vào tình huống nguy hiểm này đểhạn chế thấp nhất hậu quả xảy ra cho bản thân và gia đình.

Ứng biến khôn khéo

Tùy theo cấp độ nguy hiểm của tình huống phát hiện kẻ đột nhập để có cách ứng phó phù hợp, hiệu quả.

- Tình huống 1: Phát hiện kẻ đột nhập đang tìm cách vào nhà

Bình tĩnh, kín đáo quan sát, đánh giá tình huống, mức độ nguy hiểm, tương quan lực lượng để có cách xử lý phù hợp. Nếu nhà có đông người, có đàn ông, có thể nhẹ nhàng đánh thức họ, yêu cầu họ thật bình tĩnh và cùng bàn bạc để đưa ra cách xử lý.

Nếu nhà neo người, không có đàn ông, cần phải bình tĩnh, kín đáo quan sát đặc điểm nhận dạng, hành động của kẻ đột nhập, bất ngờ bật điện, hô hoán thật to để kẻ đột nhập hoảng sợ tháo chạy. Sau đó, cần báo cho cơ quan chức năng về vụ việc sớm nhất có thể.

- Tình huống 2: Phát hiện kẻ đột nhập đã ở trong nhà

Bình tĩnh, kín đáo quan sát xem đối tượng có đồng bọn không, đang ở chỗ nào, xác định đối tượng tìm kiếm tài sản hay vì mục đích khác. Xác định vị trí của mình trong nhà, tìm vị trí phòng thủ tốt nhất, tìm vũ khí tự vệ, tự bảo vệ cho mình trước khi bảo vệ cho người thân.

Tiếp tục quan sát kẻ đột nhập, khi thời cơ thích hợp, bất ngờ hô thật to “bắt trộm, bắt trộm” kết hợp với việc tạo ra âm thanh lớn [dùng vật cứng gõ vào vật dụng bằng gỗ hoặc kim loại; đập bể đồ gốm…] gây ra sự hoảng loạn cho kẻ đột nhập, làm cho hắn không biết ta có bao nhiêu người, đang ở đâu nên buộc phải tháo chạy. Chú ý giữ khoảng cách an toàn, không nên đuổi theo, không nên bật đèn ngay, nên chờ cho kẻ đột nhập tháo chạy, cảm nhận an toàn mới bật đèn.

- Tình huống 3: Bất ngờ phát hiện kẻ đột nhập đang tiếp cận mình trong phòng ngủ

Một số đối tượng đột nhập liều lĩnh tiếp cận với nạn nhân, đột nhập vào phòng ngủ để tìm kiếm tài sản hoặc thực hiện các hành vi nguy hiểm như sàm sỡ, hiếp dâm, khống chế, ám sát… Trong tình huống này, bất kỳ ai cũng hoảng sợ nên cần phải nhanh chóng trấn tĩnh, lùi vào thành giường hoặc góc phòng, im lặng, không la hét, thủ thế phòng vệ.

Nếu kẻ đột nhập hoảng sợ thoát chạy, cứ để cho hắn chạy thoát rồi mới hô hoán nhờ người thân trợ giúp, không nên la hét hoảng loạn hoặc đuổi theo sẽ rất nguy hiểm.

Nếu kẻ đột nhập không bỏ chạy mà có ý định khống chế, chiếm đoạt tài sản hoặc thực hiện hành vi dâm ô, không nên chống cự, nương theo yêu cầu của hắn, thậm chí tỏ ra hợp tác với hắn, thực hiện mọi yêu cầu của hắn nhưng phải thực hiện thật chậm để kéo dài thời gian. Chờ cơ hội bất ngờ ra tay phòng vệ hoặc trốn thoát.

Nếu nhận thấy kẻ đột nhập có ý định sát hại [lao vào đâm, bóp cổ…], nhanh chóng di chuyển, né tránh, cầm ném bất kỳ vật dụng nào trong phòng vào hắn. Đừng vội chạy ra cửa, di chuyển vòng quanh trong phòng, để kẻ đột nhập theo vào góc phòng, tìm cơ hội thoát ra bên ngoài bằng cửa ra vào. Kết hợp hô hoán thật to, gọi tên bất kỳ người thân nào, tạo nên sự hoảng loạn ở kẻ đột nhập.

- Tình huống 4: Bị kẻ đột nhập khống chế, đe dọa, buộc đưa tài sản

Tỏ ra thiện chí hợp tác, chỉ chỗ giấu tài sản, lấy tài sản đưa cho kẻ khống chế, không nên tỏ ra chống đối, bất hợp tác. Nếu có cơ hội, có thể tác động, thuyết phục, lay động lương tâm của kẻ khống chế. Kiên nhẫn chờ đợi cơ hội để thoát khỏi sự khống chế. Đồng thời, phải kín đáo quan sát, ghi nhận đặc điểm nhân dạng, lời nói, hành động, cử chỉ của kẻ khống chế nhằm cung cấp cho cơ quan chức năng sau này.

Trên đây là một số nguyên tắc và kỹ năng an toàn trong tình huống phát hiện trộm đột nhập vào nhà. Hy vọng các bạn sẽ thật bình tĩnh, và ứng biến khôn khéo nếu rơi vào tình huống nguy hiểm này, để có thể hạn chế thấp nhất hậu quả xảy ra cho bản thân và gia đình.

>> Xem thêm:Các cách phòng và chống trộm cướp bạn nên biết

TS Đoàn Văn Báu

7 cách tự bảo vệ khi kẻ cướp đột nhập nhà

Nếu phát hiện có kẻ đột nhập, mọi người hãy bình tĩnh, đừng la lên. Hãy chui vào một góc nào đó, rồi lấy điện thoại ra nhắn tin cho những người thân cận nhất.

Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.

Ngôi nhà của bạn cũng như một toà lâu đài mà bạn luôn muốn được an toàn và yên tâm khi ở trong đó. Thật không may là kẻ trộm có thể đột nhập vào nhà bạn lục lọi để trộm tiền và các món đồ quý giá. Thường thì bọn chúng chỉ muốn lấy đồ mà không muốn làm hại chủ nhà, nhưng dù sao thì những kẻ này vẫn rất đáng sợ! Nếu bạn nghe thấy có kẻ đột nhập vào nhà, hãy tìm cách trốn nếu có thể. Một giải pháp khác là hét lên với tên trộm rằng bạn đã gọi cảnh sát và dùng các vật dụng trong nhà để chống trả. Trong khi đó, bạn nên gia cố nhà cửa để ngôi nhà của bạn không dễ bị đột nhập.

  1. 1

    Thoát ra khỏi nhà nếu có thể. Nói chung, tốt hơn là bạn nên rời khỏi nhà khi có kẻ đột nhập. Hãy chạy đến cửa ra vào hoặc cửa sổ gần nhất để thoát thân. Khi đã an toàn, bạn hãy gọi cảnh sát nhờ giúp đỡ.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu có hàng xóm ở gần, hãy chạy đến nhà họ cho an toàn. Nếu không, hãy tìm nơi nào đó mà bạn có thể ẩn nấp, chẳng hạn như trong lùm cây hoặc sau hàng rào.

  2. 2

    Trốn trong căn phòng gần nhất hoặc trong tủ tường có cửa khoá được bên trong. Nhìn xung quanh và chọn một nơi ẩn nấp an toàn nhất. Nếu có thể, hãy đi sang căn phòng hoặc tủ tường có khoá. Vào phòng và khoá cửa lại.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn cũng có thể tìm một chỗ nấp trong phòng. Ví dụ, bạn có thể chui xuống gầm giường hoặc nấp trong tủ để trốn cho kỹ hơn.

    Giải pháp khác: Nếu trong nhà có phòng an toàn, bạn hãy cố gắng vào phòng đó, nhưng phải thật cẩn thận khi di chuyển trong nhà để tránh chạm trán kẻ đột nhập.

  3. 3

    Chặn cửa để ngăn không cho kẻ trộm vào phòng. Nếu có thể, bạn hãy đẩy các đồ nội thất nặng chặn cánh cửa ra vào để cửa không mở ra được. Một cách khác là chèn ghế tựa dưới tay nắm cửa để bên ngoài khó đẩy cửa vào được. Nếu là cửa có hướng mở ra ngoài, bạn hãy chằng dây thắt lưng xung quanh tay nắm cửa và chân của một món đồ nội thất nặng.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, bạn có thể đẩy tủ quần áo chặn trước cửa ra vào phòng ngủ, sau đó ngồi sau chiếc tủ.

  4. 4

    Hết sức giữ im lặng để kẻ trộm không phát hiện được. Một khi đã ẩn nấp, bạn hãy cố gắng đừng gây tiếng động. Không nói chuyện, trừ khi bạn gọi dịch vụ khẩn cấp để báo rằng đang có kẻ trộm trong nhà bạn. Ngoài ra, bạn cũng đừng xê dịch hoặc động đậy bất cứ thứ gì.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Đảm bảo điện thoại đang ở chế độ rung hoặc im lặng.
    • Đừng cố gắng chuyển chỗ nấp. Bạn sẽ gây ra tiếng động và có thể gây chú ý.

  5. 5

    Lắng tai nghe ngóng để không bị tấn công bất ngờ. Nghe thật đáng sợ, nhưng rất có thể bọn trộm sẽ lục soát khắp nhà để tìm những thứ có giá trị. Chúng có thể đến căn phòng mà bạn đang trốn trước khi cảnh sát tới. Hãy lắng nghe xem bọn trộm đang làm gì. Chú ý các manh mối sau:[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn có nghe thấy tiếng bước chân hoặc các tiếng động khác đang tiến đến gần bạn không? Nếu có, hãy chuẩn bị bỏ chạy hoặc chống trả.
    • Bạn có nghe thấy như tên trộm đang nói chuyện với ai đó không? Nếu vậy thì có lẽ không chỉ có một tên.
    • Bạn có nghe được tiếng bọn trộm nhặt nhạnh tài sản của bạn bỏ vào túi không? Điều này có thể giúp bạn đoán biết bọn chúng đang ở đâu.

  6. 6

    Gọi cảnh sát khi bạn đã ở nơi ẩn nấp an toàn. Sau khi đã tìm được nơi trốn, bạn có thể dùng điện thoại di động để cầu cứu. Báo cho nhân viên điều phối biết tên của bạn, địa chỉ nhà và nói rằng nhà bạn đang có trộm. Giải thích rằng bạn đang trốn bọn chúng nên cần phải giữ im lặng. Giữ điện thoại cho đến khi họ bảo bạn có thể cúp máy.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Để điện thoại ở âm lượng nhỏ khi gọi điện thoại nhờ giúp đỡ để giảm rủi ro bị nghe thấy.

    Lời khuyên: Đừng lo lắng về việc bạn gọi cảnh sát trong tình huống báo động giả. Nếu cảm thấy lo sợ, bạn cứ gọi cảnh sát cho yên tâm.

  1. 1

    Chỉ đối mặt với kẻ đột nhập khi không thể ẩn nấp. Nói chung, tránh giáp mặt với kẻ đột nhập vẫn an toàn hơn là đối đầu với chúng. Bạn không biết động cơ của bọn trộm khi vào nhà bạn, và chúng có thể hoảng sợ và làm hại bạn khi phát hiện ra bạn. Hãy cố gắng tìm cách thoát thân hoặc nấp thật kỹ.[7] X Nguồn chuyên gia

    Adrian Tandez
    Chuyên gia huấn luyện tự vệ Phỏng vấn chuyên gia. 24 July 2019. Đi tới nguồn

    • An toàn là trên hết. Bạn đừng liều mạng sống để cứu tài sản!
    • Nhớ rằng kẻ đột nhập nhiều khả năng bị bắt hơn nếu bạn ấn nấp và gọi cảnh sát. Nếu kẻ trộm tưởng bạn không ở nhà, chúng sẽ vẫn ở trong nhà bạn khi cảnh sát đến.

  2. 2

    Hét lên “Tôi đã gọi cảnh sát rồi đấy” để doạ cho kẻ trộm bỏ chạy. Nếu bạn bị lộ hoặc không tìm được chỗ trốn, hãy hét lên rằng bạn đã gọi cảnh sát. Hét nhiều lần để đảm bảo chúng nghe được. Điều này có thể khiến kẻ đột nhập sợ và tự động rời khỏi nhà bạn.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn có thể hét lên với tên trộm “Tôi đã gọi cảnh sát! Cảnh sát 113 đang đến đấy! Họ sẽ đến bất cứ lúc nào!”

  3. 3

    Lấy vũ khí để tự vệ nếu có. Có thể bạn đã trang bị súng để tự vệ. Nếu vậy, hãy lấy súng ra ngay khi bạn nghe thấy tiếng bọn trộm đột nhập và chuẩn bị sẵn sàng để tự vệ.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn có thể cảnh báo bọn trộm là bạn có súng, chẳng hạn như “Tôi có súng đấy!” Tuy nhiên, có khả năng là kẻ đột nhập vào nhà bạn cũng có súng.
    • Ở một số vùng, bạn có quyền bắn vào kẻ đột nhập. Tuy nhiên, vẫn có các quy định về việc như thế nào là hợp pháp, vì vậy bạn nên tìm hiểu luật lệ của địa phương. Ví dụ, bạn không được phép bắn vào kẻ đột nhập đang rời khỏi nhà bạn.

    Cảnh báo Nếu muốn trang bị súng để tự vệ, bạn cần tham gia chương trình huấn luyện để biết cách bảo vệ bản thân sao cho đúng. Học cách nạp đạn, cách bắn chính xác và ngăn chặn người khác cướp vũ khí.

  4. 4

    Vớ lấy con dao nếu bạn ở gần nhà bếp. Đừng cố gắng đến nhà bếp để lấy dao, nhưng nếu bạn đang ở gần đó thì hãy vớ lấy con dao khi nghe thấy tiếng bọn trộm. Cầm dao trong tay để bạn có thể khiến kẻ đột nhập bị bất ngờ nếu chúng tiến đến gần bạn.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Dao là vũ khí rất lợi hại nhưng đôi khi khó sử dụng và có thể bị tước mất. Đừng cầm dao đến gần kẻ trộm, bạn chỉ nên dùng dao doạ cho chúng rời đi.

  5. 5

    Chộp lấy một vật nặng nào đó có thể làm vũ khí. Để đánh bại ai đó, bạn không cần phải có vũ khí thông dụng. Hãy dùng một vật dụng nào đó làm vũ khí tạm thời để tạo lợi thế trước kẻ đột nhập. Hãy tấn công kẻ trộm bằng vũ khí của bạn nếu chúng đến gần. Một số vật gia dụng mà bạn có dùng là gậy bóng chày, nồi hoặc chảo nặng, đèn bàn, môt chiếc cúp nặng hoặc một chai rượu.[11] X Nguồn chuyên gia

    Adrian Tandez
    Chuyên gia huấn luyện tự vệ Phỏng vấn chuyên gia. 24 July 2019. Đi tới nguồn

    • Để đề phòng tình huống trộm vào nhà, bạn hãy đặt vài vật nặng rải rác trong nhà, chẳng hạn như ở cạnh giường ngủ, dưới gầm ghế xô pha hoặc trong các ngăn tủ. Nếu chẳng may có trộm, bạn cũng có thể nhanh chóng lấy được các vật này ở bất cứ phòng nào trong nhà.[12] X Nguồn chuyên gia
      Adrian Tandez
      Chuyên gia huấn luyện tự vệ Phỏng vấn chuyên gia. 24 July 2019. Đi tới nguồn

  6. 6

    Đánh vào điểm yếu của tên trộm để vô hiệu hoá đối phương. Nếu bạn ở gần kẻ đột nhập, hãy đánh vào những chỗ hiểm của chúng. Đá vào háng đối phương nếu người đó là đàn ông. Tiếp theo, hãy tấn công vào mắt, mũi, cổ và bụng. Đánh mạnh hết sức có thể, sau đó bỏ chạy.[13] X Nguồn chuyên gia

    Adrian Tandez
    Chuyên gia huấn luyện tự vệ Phỏng vấn chuyên gia. 24 July 2019. Đi tới nguồn

    • Mục đích của bạn không phải là chiến đấu, đả thương hoặc bắt giữ kẻ trộm mà chỉ là vô hiệu hoá đối phương một khoảng thời gian đủ lâu để chạy thoát.

  1. 1

    Tập luyện trước kế hoạch giữ an toàn trong trường hợp nhà bị đột nhập. Đừng quá lo lắng về việc kẻ trộm vào nhà, vì nhiều khả năng bạn vẫn an toàn. Tuy nhiên, tập luyện trước cách xử trí kẻ đột nhập để có thể chuẩn bị cũng là điều hữu ích. Hãy lên kế hoạch với gia đình và tập luyện trước để sẵn sàng thực hiện. Sau đây là một số việc bạn nên xem xét:[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Thiết lập một lối thoát từ phòng ngủ và các khu vực chung.
    • Quy ước một từ nào đó để báo động cho các thành viên khác trong nhà về kẻ đột nhập.
    • Chọn một khu vực cho tất cả các thành viên trong nhà đến gặp nhau.
    • Tạo một căn phòng an toàn bằng cách lắp cánh cửa nặng và có khoá ở phòng nào đó.

  2. 2

    Luôn đóng cửa ra vào và cửa sổ. Đừng tạo điều kiện dễ dàng cho kẻ trộm vào nhà. Bạn nên đóng và cài chặt tất cả các cửa ra vào nhà và cửa sổ, ngay cả khi bạn đang ở nhà. Như vậy kẻ trộm sẽ khó có cơ hội đột nhập.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Kiểm tra cửa ra vào và cửa sổ trước khi đi ngủ mỗi đêm để chắc chắn là cửa đã được khoá.
    • Lắp thêm then cài cửa ra vào mở ra bên ngoài.

  3. 3

    Cất các món đồ giá trị trong nhà để xe. Bọn trộm thường chọn những thứ dễ lấy, do đó chúng sẽ không thể bỏ qua những món đồ như xe đạp hoặc các dụng cụ đắt tiền. Bạn hãy cất những thứ này trong nhà để xe khi không sử dụng, và bảo lũ trẻ đừng để đồ ngoài sân.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Kẻ trộm có thể trông thấy những thứ này nằm ngoài sân khi chúng rảo quanh các ngôi nhà để tìm mục tiêu và sau đó sẽ quay trở lại để ăn trộm.

  4. 4

    Cắt tỉa cây cối xung quanh nhà để kẻ trộm không có chỗ rình rập. Bạn có thể nghĩ rằng cây cối và bụi rậm giúp che chắn căn nhà, nhưng thực ra là chúng che chắn cho những kẻ có thể đột nhập vào nhà bạn. Bọn trộm có thể dễ dàng rình mò xung quanh nhà nếu được các tán lá che phủ. Hãy loại bỏ những chỗ ẩn nấp này bằng cách cắt tỉa cỏ cây và bụi rậm um tùm.[17] X Nguồn tin đáng tin cậy Consumer Reports Đi tới nguồn

    • Nếu nhà bạn có nhiều tầng, hãy chặt các cành cây mà bọn trộm có thể lợi dụng để tiếp cận cửa sổ hoặc ban công.

  5. 5

    Lắp đèn ngoài trời để kẻ gian cảm thấy bị lộ. Bọn trộm muốn ẩn mình trong bóng tối, do đó có thể chúng sẽ tránh nhà bạn nếu thấy nhà được chiếu sáng. Hãy lắp đèn bên trên các cửa ra vào và để đèn sáng khi trời tối. Ngoài ra, bạn cũng nên lắp đèn pha cảm biến chuyển động bên trên nhà để xe và bên hông nhà.[18] X Nguồn tin đáng tin cậy Consumer Reports Đi tới nguồn

    • Kiểm tra các khu vực cần chiếu sáng xung quanh nhà để đảm bảo an toàn.

  6. 6

    Treo rèm cửa để ngăn những kẻ có ý định ăn trộm khỏi trông thấy tài sản trong nhà. Khi đi thám thính nhà để hòng ăn trộm, kẻ gian sẽ nhìn qua cửa sổ để xem trong nhà bạn có thứ gì quý giá. Bạn có thể gây khó khăn cho chúng bằng cách lắp rèm cửa hoặc mành cửa trên các cửa sổ. Như vậy ngôi nhà của bạn sẽ ít thu hút bọn trộm hơn.[19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ban đêm bạn càng cần phải che kín cửa sổ. Nếu bạn bật đèn trong nhà, những thứ trong phòng sẽ hiện rõ mồn một khi nhìn từ bên ngoài.

  7. 7

    Lắp camera an ninh trên cửa trước hoặc nhà để xe như một biện pháp ngăn chặn. Kẻ trộm không muốn bị ghi hình, do đó chúng có thể sẽ tránh nhà bạn nếu thấy camera ở đó. Hơn nữa, nếu chúng thực sự đột nhập vào nhà thì bạn cũng có bằng chứng trình cho cảnh sát. Hãy lắp đặt camera trên cửa ra vào nhà hoặc nhà để xe để răn đe những kẻ đang nhòm ngó nhà bạn.[20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Camera sẽ có hiệu quả răn đe hơn nếu kẻ có ý định đột nhập dễ dàng trông thấy.

  8. 8

    Lắp hệ thống báo động nhà ở để doạ kẻ trộm và gọi trợ giúp. Một hệ thống báo động trong nhà có thể khiến bất cứ tên trộm nào đang lăm le vào nhà bạn cũng phải nản lòng. Thêm vào đó, nó sẽ báo cho cảnh sát, và bạn sẽ nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ hơn. Hãy tìm hiểu các công ty cung cấp hệ thống báo động nhà ở để tìm loại phù hợp với nhu cầu và ý thích của bạn rồi lắp đặt.[21] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nhớ gắn biển hiệu của công ty dịch vụ báo động bên ngoài nhà để những kẻ có ý định vào nhà ăn trộm biết là bạn đang được bảo vệ.

  • Bọn trộm thường nhắm đến các ngôi nhà chủ đi vắng, do đó chúng thường sẽ bỏ chạy nếu biết là bạn đang ở nhà. Tuy nhiên, đừng ỷ lại vào điều này! Tốt nhất là bạn nên ẩn nấp nếu có thể.
  • Nếu bạn nhìn được tên trộm, hãy cố gắng ghi nhớ càng nhiều chi tiết càng tốt. Nếu chúng chạy thoát, bạn có thể cung cấp thông tin cho cảnh sát để truy tìm kẻ trộm.
  • Nếu bạn muốn nuôi thú cưng, hãy cân nhắc nuôi một chú chó to để khiến kẻ trộm nhụt chí.
  • Nếu bạn thực sự lo lắng về việc bị đột nhập, hãy cân nhắc học cách tự vệ. Như vậy bạn sẽ được chuẩn bị đánh trả kẻ tấn công và tự tin hơn trong tình huống nguy cấp.
  • Nếu dùng điện thoại di động để gọi dịch vụ khẩn cấp, hãy để điện thoại ở chế độ rung. Nếu không, chuông điện thoại sẽ reo to khi họ cần gọi lại và kẻ trộm sẽ biết vị trí của bạn.

  • Tìm hiểu các điều luật về quyền tự vệ. Mặc dù một số vùng cho phép sử dụng vũ lực gây thương vong khi có kẻ đột nhập vào nhà, nhiều vùng khác có định nghĩa khác nhau về “vũ lực hợp lý”.
  • Gọi cảnh sát nếu nhà bạn bị trộm để họ mở cuộc điều tra.

Cùng viết bởi:

Chuyên gia huấn luyện tự vệ

Bài viết này đã được cùng viết bởi Adrian Tandez. Adrian Tandez là nhà sáng lập và giáo viên chính của viện Tandez Academy, một trung tâm huấn luyện tự vệ nổi tiếng thế giới. Ông là giáo viên dạy môn Triệt Quyền Đạo của Lý Tiểu Long, võ thuật Philipine và môn Silat của võ sư huyền thoại Dan Inosanto. Ông có kinh nghiệm dạy các môn võ này hơn 25 năm. Bài viết này đã được xem 30.334 lần.

Chuyên mục: Đời sống gia đình

Trang này đã được đọc 30.334 lần.

Video liên quan

Chủ Đề