Cách vượt qua khủng hoảng tâm lý

Từ lúc bước vào độ tuổi 25, công việc học hành, sách bút đã tạm được gác qua một bên, bạn bắt đầu con đường chinh phục ước mơ hoài bão với tất cả những kiến thức đã thu nạp trong suốt thời tuổi trẻ. Chắc hẳn có không ít người đã trải qua những lúc thăng trầm trong cảm xúc. Sáng mở mắt thấy tâm hồn phơi phới, tâm trạng lên cao chới với, nghĩ rằng mình có thể hái sao trên trời ngay lúc này. Nhưng chiều đến, sau khi trải qua một ngày lăn lộn ngược xuôi xin việc, tiếp xúc với nhiều kiểu người, tâm trạng như chiếc xe lao dốc khi mất thắng, cảm giác chán nản, mệt mỏi ập đến, bao nhiêu hy vọng ban sáng vụt bay như cơn lốc xoáy.

Tâm trạng lên xuống còn chưa chịu dừng lại ở đó. Thỉnh thoảng, vào một ngày đẹp trời phụ nữ tuổi 30 ngồi nhớ lại khoảng thời gian mà mình ấn tượng, đó là khoảng thời gian tuổi thơ tinh nghịch với bao trò quậy phá, trốn ngủ trưa, vượt rào đi chơi, hay tuổi trẻ yêu đương đắm say với bao bồi hồi, sao xuyến, rồi ngồi nuối tiếc những gì đã qua, thầm mong ước làm sao có thể làm thời gian quay lại…

Độ tuổi thường dễ mất cân bẳng trong cảm xúc

Nếu ai may mắn hay đủ trưởng thành sẽ nhanh chóng vượt qua giai đoạn này với một công việc đúng như ước mơ và một người chồng cùng trí hướng và sở thích. Còn với những người kém lý trí, đây có thể xem là giai đoạn khủng hoảng vô cùng khó khăn và nếu đã vượt qua sẽ không mong gặp lại thêm một lần nào nữa trong đời.

Cho đến khi bước sang tuổi “tam thập”, nhìn xung quanh, bạn bè, có người đã lên chức quản lý, có đứa đã lấy chồng, sinh con trai gái đuề huề, nghĩ lại bản thân vẫn còn mải miết với hành trình tìm kiếm một công việc lý tưởng hay một gia đình viên mãn. Bản thân cảm thấy thua kém đã đành, những lời ra, tiếng vào của người thân càng khiến tâm trạng như không thể cất bước lên được.

Những ngày tháng liên tiếp với cùng một kiểu tâm trạng trồi sụt có thể khiến cho một người dù có vững vàng tâm trí đến mấy cũng khó thể kiểm soát được trạng thái chán nản, bi quan xảy đến với mình. Họ đã nhận ra rằng quả thật cuộc đời không giống như những gì mà họ đã tưởng tượng trước đó!

4 giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi 30 bạn nên trải qua và cán đích

4 giai đoạn cơ bản trong khủng hoảng tâm lý tuổi 30

Nếu điều trên cũng xảy ra với bạn, chúc mừng bạn, bạn đã trải qua giai đoạn đầu và vẫn đứng vững. Bởi nghiên cứu cho thấy khủng hoảng tâm lý tuổi 25 – 30 bao gồm 4 giai đoạn:

Có một sự thật rằng sau những mệt mỏi và căng thẳng, mọi người đều có cùng cảm giác: Không ngừng hồi tưởng lại những việc đã xảy ra trong quá khứ, và không thể gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi suy nghĩ. Vài lời khuyên của các chuyên gia tâm lý dưới đây sẽ giúp bạn không chỉ đương đầu với khủng hoảng tâm lý mà còn thoát khỏi những ám ảnh đang ngăn cản bạn đi đến thành công và sự an yên trong tâm trí.

Trong cuộc trò chuyện, nếu họ làm bạn quá xúc động, hãy cố gắng dừng lại. Bạn cần thời gian để “hạ nhiệt” và suy nghĩ về những gì bạn đã nói ra, vì khi xúc động rất khó kiểm soát được ngôn từ. Bằng cách này, bạn sẽ ít hối hận về sau. Và cuối cùng cơn giận dữ và những khó chịu sẽ tan biến.

Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp chúng ta luôn cảm thấy cần phải phản ứng ngay lập tức: trong các giao tiếp hằng ngày, trong cử chỉ hành động của ai đó… Nhưng khi làm vậy, chúng ta thường đưa ra quyết định vội vàng. Các nhà tâm lý cho rằng hãy cho bản thân thời gian suy nghĩ trước khi vội vã đưa ra một quyết định. Đừng cố gắng tự mình định hình tất cả mọi chuyện, hãy cứ thong thả và chờ xem điều gì sẽ diễn ra nhé!

Việc thường xuyên phân tích quá khứ để đổ lỗi thường hiếm khi dẫn đến kết quả tích cực, ngay cả khi tự đổ lỗi cho bản thân. Thật ra những gì bạn đang trải nghiệm đều do nhiều yếu tố tạo nên – như một chuỗi hiệu ứng domino: yếu tố này xảy ra sẽ dẫn đến yếu tố khác. Vì vậy hãy học cách chấp nhận: Bạn không thể thay đổi điều đã xảy ra. Việc đáng quan tâm hiện nay là tìm kiếm một giải pháp. Hãy luôn lạc quan bạn nhé!

Hãy tự hỏi bản thân: nếu ai đó cố gắng hiểu những gì bạn nói, thậm chí đọc được tâm tư của bạn, liệu người đó có nhận định đúng đắn về bạn hay không? Sự thật là họ chẳng thể hiểu được những gì đang diễn ra trong đầu bạn. Quy tắc này cũng được áp dụng trong các mối quan hệ với người khác: hầu hết là khi bản thân đã có định kiến thì sẽ nhìn nhận sai và khi đó, việc duy trì các mối quan hệ chỉ khiến bạn lãng phí thời gian của chính mình mà thôi.

Vấn đề lớn nhất hầu hết chúng ta gặp phải chính là sự giận dữ. Sự nóng giận sẽ lấn át các cảm xúc khác và làm cho chúng ta không sáng suốt khi giải quyết vấn đề. Hãy cố gắng dập tắt cơn giận bằng cách thiền, đi bộ đường dài hoặc tập thể dục; hoặc các bí quyết từ Life Companion tại đây để giúp bạn bình tĩnh hơn.

Khi bộ não chuyển qua học một cái gì đó mới, lượng suy nghĩ tiêu cực sẽ dần dần giảm xuống bằng không. Khi não bộ tiến hành hoạt động cho một ý tưởng mới, những trải nghiệm mới, việc tập trung cho hoạt động này làm ta ít suy nghĩ lung tung hơn hẳn. Quy tắc này cũng được áp dụng khi chúng ta tham gia vào các hoạt động thể chất.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi viết tất cả những phiền não ra giấy và tiêu hủy chúng có thể giúp chúng ta giảm được mức độ căng thẳng, áp lực do suy nghĩ quá nhiều. Quá trình viết ra cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc bản thân so với chỉ liệt kê chúng trong tâm trí.

Thực tế và những suy nghĩ trong đầu bạn là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Cảm xúc của chúng ta có hiệu ứng vật lý tạo nên sự căng thẳng, lo lắng, sợ hãi và khiến cơ thể bạn thật sự cảm nhận được điều đó. Điều này làm chúng ta mặc định những lo lắng, suy nghĩ này sẽ trở thành sự thật. Hãy nghĩ về nó một cách khách quan, và bạn sẽ nhận ra lo lắng của mình và thực tế là hai thứ riêng biệt.

Hãy suy nghĩ về những bài học từ các mối quan hệ và xem chúng như những kinh nghiệm sống vô giá. Nếu ban đầu có thể xác định rõ mối quan hệ này ý nghĩa như thế nào, bạn có thể dễ dàng quyết định dừng lại nếu chúng không đáng. Mỗi thất bại là một cơ hội để sửa chữa và hãy chắc rằng bạn sẽ phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực trong tương lai.

Khi chúng ta nghĩ về quá khứ, chúng ta thường tưởng tượng những gì chúng ta có thể nói hoặc làm khác đi để tránh những điều xấu xảy ra. Nhưng điều này không khác gì bạn đang cố gắng thay đổi điều mà đã xảy ra cả ngàn năm trước – đó là điều hoàn toàn không thể.

Hãy hành động khác đi: lấp đầy tâm trí bằng những suy nghĩ tích cực. Các nhà tâm lý cho rằng, những ý tưởng tích cực và tràn đầy năng lượng có thể giúp bạn thoát ra khỏi dòng suy nghĩ tiêu cực. Hãy hình dung bản thân mình sẽ làm một việc gì đó thật vui và phấn khích, hoặc bắt tay vào việc lên kế hoạch thật vui cho những ngày sắp tới.

Khi nghĩ về con người của chính mình quá khứ, chúng ta thường thở dài hối tiếc. Có lẽ chúng ta luôn nhớ về bản thân là ai trong các mối quan hệ phức tạp đã qua và giờ chỉ còn lại đau khổ. Nhưng đừng xem phiên bản quá khứ của chính mình là một hình ảnh xa lạ không bao giờ có thể quay trở lại. Bằng cách luôn nhớ bản thân mình là ai, bạn đã tự cho mình cơ hội để trở thành người đó thêm một lần nữa.

Video liên quan

Chủ Đề