Cách vận chuyển tôm hùm bằng máy bay

Tôm hùm là loại thực phẩm đắt giá và đang rất được ưa chuộng không những tại Việt Nam mà trên phạm vi trên toàn thế giới.

Tôm hùm sống ở tầng nước sâu, lặng và ấm, nên ở Việt Nam, chỉ có Khánh Hòa trở vào mới có tôm hùm sinh sống mà thôi. Vì vậy, nhu cầu vận chuyển tôm hùm ngày càng cao, đặc biệt là vận chuyển liên tỉnh. BETOM cũng như các nhà cung cấp tôm hùm khác, đặc biệt quan tâm đến quá trình đóng gói và vận chuyển, sao cho tôm hùm vẫn giữ được độ tươi ngon, chất lượng sau suốt quá trình vận chuyển thiên lý vạn dặm.

Tôm Hùm Bông Sống

Hôm nay, BETOM sẽ chia sẻ đến các bạn các cách đóng gói tôm hùm, ưu nhược điểm của từng phương án, quy cách đóng gói các loại tôm cũng như các đóng gói và vận chuyển tôm hùm BETOM nhé.

Các cách đóng gói tôm hùm và ưu nhược điểm.

Tùy theo mục đích, khoảng cách cần vận chuyển và số lượng tôm hùm mà chúng ta có các cách đóng gói và bảo quản khác nhau.

  • Đóng gói cho vận chuyển gần

    Đóng gói Tôm Hùm với đá lạnh

Với những đơn hàng có thời gian vận chuyển khoảng 30 phút sẽ sử dụng cách đóng gói không gây mê: Sắp xếp các chú tôm hùm ngăn nắp vào thùng xốp và bỏ thêm 1 chai đá lạnh để đảm bảo nhiệt độ trong thùng luôn mát rồi tiến hành vận chuyển. Đóng thùng tôm hùm sống với nước yêu cầu khắt khe về nhiệt độ, lượng CH4, O2 và CO2 phù hợp. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển nước sẽ rất đắt, với đơn hàng lớn thêm đường dài, dẫn đến việc giá tôm hùm sống tăng vọt. Vì vậy, phương pháp này khá ít được lựa chọn.

Với các đơn hàng có khoảng cách 40km và số lượng ít, tại nguồn sẽ chọn cách đóng gói và vận chuyển bằng các thùng nhựa, can nhựa với tỷ lệ nước tương ứng với lượng tôm hùm. Ưu điểm của phương án này là tôm hùm vẫn sống khỏe trong môi trường nước, không mất tỉ lệ trọng lượng khi cân tại điểm đích, tuy nhiên, nhược điểm khá lớn lại là không áp dụng được với đơn hàng lớn và chi phí khá cao.

Đóng gói tôm hùm bằng giấy báo

Phương án 2 cho trường hợp này là gây mê tôm hùm bằng nhiệt độ, đóng gói và vận chuyển khô. Tôm hùm sẽ được cho vào bể nước lạnh có sục khí, nồng độ O2 trong nước phải cao hơn 5mg/l để gây tê cục bộ, tránh tình trạng tôm ra khỏi nước hiếu động làm rơi mất vài phần trên cơ thể. Nhân viên sẽ dùng giấy báo cuốn từng chú tôm hùm cho vào thùng xốp. Nếu cẩn thận sẽ thêm mỗi thùng xốp 1 chai nước lạnh để giữ tôm ngủ đông trong quá tình vận chuyển. Kế đến là bơm oxy vào thùng và tiến hành quá trình vận chuyển.

Ưu điểm của phương án này là có thể bảo đảm tôm hùm sống khỏe, vận chuyển được xa [Cam Ranh, Sài Gòn] trên tất cả các phương tiện Quả là phương án hiệu quả.

  • Đóng gói cho vận chuyển xa

Ru ngủ Tôm Hùm với hồ nước cực lạnh

Nếu vận chuyển xa với số lượng quá lớn, không đủ nhân lực cho khâu cuốn giấy báo, bạn vẫn còn sự lựa chọn là gây tê hàng loạt tôm hùm trong bể nước lạnh [tôm được đặt trong các rổ vuông lớn], vớt ra để ráo nước trong kho lạnh cho tôm ngủ đông rồi vận chuyển với số lượng lớn mà không cần nước hay giấy báo nữa, mà tôm vẫn tươi ngon sau quá trình ngủ đông hơn 10 tiếng. Cách này giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực cho bước gói giấy báo, nhưng yêu cầu phải có kho lạnh và bể nước lạnh lớn, nhưng lại tiết kiệm chi phí vận chuyển cũng như bơm nước mặn.

Nếu sau khi gây tê trong các bể nước lạnh mà không dùng giấy báo gói tôm hùm, bạn có lựa chọn khác là cho tôm hùm vào túi nilon. Xếp thêm vài lớp túi dưới đáy thùng, bơm oxy vào các túi chứa tôm hùm, buộc chặt lại. Bằng cách này, tôm hùm có thể được bảo quản toàn vẹn trong suốt quá trình vận chuyển với nhiệt độ 12-13 độ C trong 2-3 ngày lận đấy. Nhưng ở phương pháp này, quy trình đóng gói khá phức tạp và nhiều dụng cụ cần thiết [túi nilon, dây buộc, ], ngược lại, đây là cách cần thiết cho quá trình vận chuyển mấy ngày liền mà không cần nước.

  • Đóng gói vận chuyển bằng máy bay

Một số nhà phân phối tôm hùm chọn cách vận chuyển bằng máy bay đi xa, chúng ta sẽ có các bước sau. Gây tê cục bộ trong các bể nước lạnh, hơn 8 tiếng. Sau đó, đưa tôm vào kho lạnh nhiệt độ 16-18 độ C khoảng 30 cho tôm ngủ đông. Tiếp theo, lấy tôm ra và gói giấy báo rồi xếp vào thùng xốp. Giữ thùng xốp luôn lạnh bằng đá khô và vận chuyển lên máy bay.

Tất cả các cách đóng gói và vận chuyển trên, sau khi được vận chuyển đến nơi, tôm hùm sẽ được thả vào bể nước có nhiệt độ và hàm lượng khoáng phù hợp, tôm hùm sẽ tỉnh lại, hoạt động bơi lội, ăn uống bình thường ngay thôi.

Cách đóng gói các loại tôm hùm khác

  • Đóng gói tôm hùm cấp đông

Đóng gói Tôm Hùm cấp đông

Việc cấp đông bằng luồng không khí lạnh là phương pháp tốt nhất để sản xuất các sản phẩm đóng gói chất lượng cao. Vì vỏ tôm rất cứng, sản phẩm tôm hùm không thể đóng gói chặt được nên không thuận lợi cho việc dùng máy lạnh kiểu bản mỏng. Rất khó đóng gói những con tôm hùm được cấp đông nhanh riêng rẽ trong cùng một hộp carton mà không bị ảnh hưởng đến dạng bên ngoài. Có thể sử dụng máy cấp đông sử dụng nước mặn đối với tôm nguyên con nhưng dễ làm tôm bị ngấm mặn. Khi đóng gói, dạng bên ngoài của tôm hùm đông lạnh nhanh rất dễ ảnh hưởng, trừ khi tôm được bao gói trong giỏ thép có kích thước giống như kích thước hộp carton.

  • Đóng gói tôm hùm ngộp

Tôm hùm ngộp là tôm hùm đã vào trạng thái xỉu, vì vậy tôm hùm ngộp sẽ được phân loại và xử lý ngay. Cách xử lý tốt nhất là nên xử lý nhiệt đối với tôm hùm ngộp. Nếu thời gian vận chuyển không quá cao [30p] thì tôm hùm sẽ được xếp và thùng đá, mật độ không quá dày và ướp lạnh bằng nước đá. Nếu thời gian vận chuyển dài, tôm hùm cần ngộp cần được đưa vào kho lạnh ru ngủ đông và được ướp lạnh trong thùng theo công thức sinh hàn rồi vận chuyển ngay đến tay quý khách. Tuy là ngộp, nhưng tôm vẫn sống, được xử lý nhiệt lập tức, vận chuyển ngay nên không có tôm không tươi. Vì tôm không tươi đã được loại ra trong bước phân loại rồi.

Quá trình đóng gói, vận chuyển tôm hùm BETOM

BETOM là thương hiệu tôm hùm đến từ vịnh Cam Ranh, có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng trên toàn quốc. Như đã đề cập trước, BETOM rất quan tâm đến quá trình đóng gói và vận chuyển tôm hùm, nên BETOM đã nghiên cứu rất kĩ các phương pháp đóng gói, vận chuyển tôm hùm và chọn cho mình cách phù hợp nhất.

Thùng Tôm Hùm BETOM sau khi được đóng gói
  • Vận chuyển từ nguồn vào Sài Thành

Đối với đoạn CR-SG, BETOM lựa chọn cách đóng gói khô, gây tê cho tôm hùm và đóng gói vào rổ hoặc thùng xốp như đã mô tả trong phần trước, và vận chuyển bằng xe đông lạnh vào thành phố.

  • Trong nội thành thành phố

Sau khi cập bến SG, tôm hùm sẽ được đưa đến kho bảo quản hoặc đưa trực tiếp đến nhà hàng thả vào hồ hải sản của nhà hàng đó. Đối với các đơn hàng đến sau khi tôm đã ổn định trong kho, đích thân người nhà của BETOM sẽ giao tận tay những chú tôm tươi ngon cho quý khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

Tôm Hùm BETOM sau khi được vận chuyển đến bể chưa tại Sài Gòn

Trên đây là chia sẻ của BETOM về các cách đóng gói, vận chuyển, quy cách đóng gói tôm hùm cũng như phương pháp BETOM áp dụng cho bản thân để đạt được hiệu quả cao, phù hợp với môi trường để đem đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất.

Hãy ủng hộ các bài chia sẻ tiếp theo của nhà BETOM, dõi theo và tiếp sức cho BETOM nhé.

BETOM TÔM HÙM CỦA MỌI NHÀ

Video liên quan

Chủ Đề