Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh Webtretho

Những mẹ bầu khi sinh con lần đầu sẽ rất lóng ngóng, không biết cần chuẩn bị đồ đi sinh như nào, không biết mình sẽ phải làm gì khi đi sinh. Những bí kíp chuẩn bị đồ đi sinh dành cho bạn chuẩn bị vượt cạn được chia sẻ dưới đây.


>>> Mời bạn xem thêm:


Phương pháp giảm đau khi sinh con


Các tư thế sinh nở mẹ cần biết


Chọn sinh dịch vụ hay sinh thường?


Chăm sóc hậu sản và dinh dưỡng cho mẹ sau sinh thường



Không mang quá nhiều đồ


Các mẹ bầu thường khăn gói quả mướp chuẩn bị đồ đi sinh từ rất sớm. Bản năng làm mẹ mách bảo bạn khi nào nên chuẩn bị đồ đạc cho cuộc vượt cạn. Nhưng khi có dấu hiệu sinh [vỡ ối, ra máu], bạn không cần phải tay xách nách mang quá nhiều đô đạc vì bạn không có thời gian và tâm trí đâu để trông coi quá nhiều đồ như vậy. Sự hồi hộp, lo lắng, căng thẳng và các thủ tục khi nhập viện sẽ khiến bạn, thậm chí người nhà lơ là, mất cảnh giác dẫn tới việc mất đồ.



Kinh nghiệm là khi đi sinh, bạn chỉ cần mang theo sổ khám thai, các kết quả xét nghiệm gần nhất, chứng minh nhân dân bản gốc và 2 bản photo, bản photo sổ hộ khẩu, 1-2 bộ đồ cùng đồ lót cùng một ít tiền để đóng viện phí. Trước khi đến bệnh viện, mẹ bầu hãy tắm rửa gội đầu, đóng bỉm cẩn thận nếu bạn đã bị rỉ ối.


Hãy nhớ những thông tin chuẩn bị đồ đi sinh sau:



Đây là những thông tin bác sĩ sẽ hỏi bạn để hoàn tất hồ sơ sinh, thành ra bạn hãy chuẩn bị câu trả lời nhé:



Thông tin cơ bản về bản thân: họ tên, năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú?


Sinh con thứ mấy, con đầu sinh thường hay sinh mổ, trai hay gái, bé ra đời được mấy ký?


Ngày đầu của kỳ kinh cuối? [thông tin này các mẹ thường quên].


Cha, mẹ có tiền sử bệnh tật gì không?


Đã làm các xét nghiệm HIV, viêm gan B chưa?


Thai kỳ có biểu hiện gì khác thường không?


Vì sao nhập viện?



Tất cả những thông tin trên được thu thập để đảm bảo cuộc sinh của bạn được an toàn, nếu có bất thường gì, bác sĩ sẽ chú ý đến trường hợp của bạn hơn. Các bác sĩ sẽ hỏi rất nhanh, có thể vừa hỏi vừa khám cho bạn [kể cả khám trong], nên bạn dễ bị phân tâm. Thành ra, nếu chuẩn bị sẵn các thông tin này thì bạn sẽ bình tĩnh hơn đấy.





Nên chuẩn bị đồ đi sinh thật kỹ và cẩn thận


Không la hét


Vì sao các bác sĩ khuyên bạn hạn chế la hét dù bạn đang đau rất rất đau vì tử cung gò? Bởi vì la hét khiến bạn mất sức, đến khi vào phòng sinh, bạn không thể rặn sinh, vì thế em bé dễ bị ngạt, mẹ cũng đuối sức rất nguy hiểm cho tính mạng của cả mẹ và con.



Bác sĩ thường mắng sản phụ là: đẻ mà không đau thì sao gọi là đau đẻ, sợ đau thì đừng đẻ nữa Không phải bác sĩ/y tá nào cũng nhẹ nhàng khuyên nhủ và trấn an bạn đâu, khi bận rộn quá và stress quá, họ cũng sẽ mắng bạn xơi xơi đấy! Thành ra, hãy ngoan ngoãn, nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, vì điều đó tốt cho chính bạn và con bạn.



Quyết định các phương pháp sinh


Vì sao bạn nên quyết định các phương pháp sinh sớm? Bởi bạn sẽ khó khăn để thay đổi điều đó khi đã bước vào phòng sinh. Nếu bạn muốn sinh không đau, hoặc sinh mổ, sinh dịch vụ hay sinh thường thì phải đăng ký sớm. Trong trường hợp bạn từng sinh khó, chiều dài lưỡng đỉnh con lớn, mẹ thấp bé và xương chậu hẹp thì nên quyết định sinh mổ từ đầu. Nếu mẹ chịu đau kém, sợ hãi ở lần đau đẻ trước thì hãy chọn phương pháp sinh không đau. Nếu bạn muốn có người nhà bên cạnh khi chuyển dạ thì hãy đăng ký phòng sinh gia đình


Khi bạn đã vào phòng chờ sinh, tử cung mở và bạn đòi hỏi các điều trên thì bác sĩ cũng khó khăn khi giải quyết các yêu cầu của bạn.



Vấn đề may tầng sinh môn: may thường hay may thẩm mỹ, thì bạn có thể quyết định trước lúc bác sĩ thực hiện thao tác này.





Bé sơ sinh thích ngủ nhiều và không thích bị làm phiền


Cân nhắc với những lời chào mời


Bạn sẽ được chào mời một vài dịch vụ sau: cung cấp miếng lót cho mẹ sau sinh [miếng lót này để lót xuống giường], cung cấp bô/bỉm cho mẹ và bé, dịch vụ tắm bé, dịch vụ vệ sinh rốn cho bé, dịch vụ vệ sinh cho mẹ sau sinh, những lời mời chào của các hãng sữa bột thông qua các cô hộ lý



Thật ra, có một số dịch vụ có thể bạn cần, như tắm bé, vệ sinh rốn, vệ sinh cho mẹ nhưng bạn cứ từ tốn nghiên cứu để chọn được một cô hộ sinh ưng ý để đặt vấn đề, không cần phải quyết định ngay. Thực tế là bạn sẽ được mời chào rất quyết liệt và liên tục, và thường thì với giá đắt hơn nhiều so với bên ngoài. Tốt nhất, hãy bàn bạc và quyết định trước ngày xuất viện là được. Nếu bạn không tự tin để tắm bé và chăm sóc rốn cho bé, thì hãy để ý đến cô điều dưỡng nào nhẹ nhàng, chu đáo rồi xin số điện thoại và đề cập đến chuyện nhờ vả tắm bé khi bé được về nhà.



Hạn chế những khoản phát sinh


Sẽ có nhiều khoản phát sinh ngoài dự tính trong thời gian bạn đi sinh, ví dụ: ăn uống cho mẹ và người chăm sóc hai mẹ con, đồ dùng cho bé, đồ dùng cho mẹ, bồi dưỡng ekip trựcNhững khoản nào không cần thiết, hãy hạn chế. Bởi vì có thể trong lúc sung sướng đón thiên thần chào đời, bạn thả phanh chi tiêu nhưng sau đó món đồ không hữu dụng sẽ rất phí phạm. Bạn nên tiết kiệm để trang trải sau thời gian sinh con thì hơn.



Khi nào nên thông báo


Bạn có thể hét lên với cả thế giới rằng bạn đã mẹ tròn con vuông, nhưng thông tin phòng sinh, hình ảnh bé thì bạn khoan hãy puplic. Hãy an cư đã, nghĩa là có một căn phòng đàng hoàng để ở. Hãy nghỉ ngơi cho lại sức, các cuộc thăm hỏi có thể khiến bạn mệt phờ người và em bé bị làm phiền. Một - hai ngày đầu sau sinh, bạn còn rất yếu và bất tiện trong chuyện vệ sinh, ăn uống, cho con bú. Nên tốt nhất khoan hãy thông báo phòng sinh để mọi người ghé thăm.




Chủ Đề