Cách ứng xử của người miền Trung

Tính cách chung của người miền Bắc: tinh tế, thâm thúy, sâu sắc, mặt khác bảo thủ hoài cổ, lối nói vòng vo tam quốc.

Nơi xuất phát các luồng di dân đi các nơi khác. Bởi thế mà người miền Bắc thì có “anh cả”, còn miền Nam thì anh cả được gọi là “ anh hai”.

Có truyền thống ăn học, tầng lớp trí thức đông đảo, luôn đề cao hệ thống trường sở và chế độ thi cử để kén chọn người hiền tài đã có cách đây gần ngàn năm.

Người Bắc có tính khoe khoang [hay khoe giàu], rất trọng sĩ diện.

Văn hóa “quà” trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống.

Phụ nữ miền Bắc nổi tiếng về sự đảm đang, thủy chung, có sự hiểu biết rộng nhưng vẫn còn đâu đó [dù là rất ít] những chị em bị ảnh hưởng bởi những phong tục tập quán xưa kia, vẫn khép kín trong lối tư duy xưa cũ.

Người miền Trung cần cù, chịu thương, chịu khó, hiếu học, tiết kiệm.

Phụ nữ miền Trung cần cù chịu khó, có sức chịu đựng rất cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, thùy mị đoan trang nhưng sống khép kín.

Do vùng đất khắc nghiệt, nên tính cách người miền trung thường hay nóng nảy [Nghèo khổ là nỗi buồn ám ảnh nhất, gay gắt nhất. Vì thế con người miền Trung luôn là những con người dễ cáu gắt, bực tức; Sống trong sự đe dọa thường trực, người miền Trung chịu ảnh hưởng bức bối thường xuyên. Nhu cầu đột phá và khả năng bị stress rất cao.], khá keo kiệt [Người miền Trung khó thay đổi nhanh nếp sống, cách sống nên họ thích “ăn chắc, mặc bền], phân chia thì rạch ròi.

Chính yếu tố này đã tạo ra những dấu ấn đặc biệt. Hò Sông Mã, hát giặm, hát ví Nghệ Tĩnh, ca Huế, hò Huế, dân ca Nam Trung bộ và Nhã nhạc cung đình Huế – cả thảy có 7 loại hình, vượt trội so với 4 ở miền Bắc [có Hát rống quân; Hát xẩm; Hát quan họ; Hát ghẹo Phú Thọ] và 1 ở miền Nam [Dân ca Nam bộ]. Ca dao, dân ca miền Trung không lả lướt, uyển nhẹ như dân ca Bắc bộ, không có cái tôi cô đơn, khắc khoải và sâu thẳm như dân ca Nam Bộ nhưng thật da diết và nhiều lắm những trăn trở, những nỗi buồn.

Ca dao, dân ca miền Trung không có được nhịp điệu tươi vui như “Tình bằng có cái trống cơm” hay là điệu nhí nhảnh, rộn rã như “Ới con ngựa, ngựa ô”, mà man mác buồn, nỗi cám cảnh tụ lại thành những tiếng thở dài – đó là giai điệu chính của những câu hò, câu hát.

Miền trung khắc nghiệt, cay đắng của cuộc sống đã tạo nên nhu cầu bứt phá, thay đổi cũng như làm nên khả năng chịu đựng đến mức phi thường. Rất nhiều người Thanh Nghệ đã đi theo Nguyễn Hoàng. Không ít người miền Trung đã thành đạt, có tiếng tăm từ cái nhu cầu bứt phá. Sự gan lỳ, ý nghĩ chấp nhận, liều mình đã làm cho miền Trung tự lâu đời là cái nôi thành công của Lê Lợi, nơi sinh ra của kiêu binh thời Trịnh Nguyễn, bãi chiến trường của nhiều cuộc chiến tranh. Không phải ngẫu nhiên mà Bắc Trung bộ là nơi đến của vua Hàm Nghi. Càng không ngẫu nhiên miền Trung đã sinh ra những con người mà sự nghiệp của họ gắn liền với sự bất tử như Lê Lợi, Nguyễn Hoàng, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Hồng Thái, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Duẩn, Võ Nguyễn Giáp và Hồ Chí Minh…

Đất miền Trung đã “phát minh” ra nhiều từ ngạo mạn. Huế có từ “chơ mấy” [Mua nhà hết vài trăm cây chớ mấy]. Quảng Trị có từ “vẹ” [Tau vẹ mà mi không nghe]. Nghệ Tĩnh có từ “phút mốt”[Chuyện nớ tau làm phút mốt. Một phút và một … giây?]. Đà Nẵng, Quảng Nam có từ “nghe chưa”[ Em kể…nghe chưa; em nói…nghe chưa…]… Đó là kết quả của sự kết hợp giữa tài năng với sự khốn cùng.

Người Nam Bộ thì hướng ngoại, cởi mở, bộc trực, thẳng thắn, thích làm ăn lớn, thích phiêu lưu mạo hiểm, rất trọng nghĩa khinh tài.

Là vùng đất mới, trên vai không trĩu nặng truyền thống hàng ngàn năm đã khiến con người Nam Bộ trở nên mạnh bạo, năng động, cởi mở…

Phụ nữ miền Nam là mẫu người mạnh mẽ trong cuộc sống, phóng khoáng, rộng rãi, thích khám phá cái mới lạ nhưng lại khá thực dụng.

Tính cách Nam Bộ là một khía cạnh văn hóa ứng xử và để lại dấu ấn rõ rệt trong mọi mặt đời sống văn hóa. Người Nam Bộ được Trịnh Hoài Đức cho là những người “trọng nghĩa khinh tài”, Lê Quý Đôn thì coi người Nam Bộ là “dân dám làm ăn lớn”, người nước ngoài thì khái quát “hiếu khách hơn bất kỳ nơi nào ở Châu Á”.

Một phần người dân Nam Bộ từ gốc gác dân tội đồ, lưu tán đã tôi luyện ở họ tính mạo hiểm, thích nay đây mai đó nhưng vẫn hướng về cội nguồn. Ở nơi đâu họ đặt chân tới thì sẽ mọc lên các miếu thờ vọng về cố hương.

Những người khai phá vùng đất mới này là những người coi nghĩa khí làm đầu, họ cư xử hào hiệp, coi khinh tiền tài, có thể vì nghĩa khí mà xả thân không nuối tiếc. Họ còn là những người mến khách, thông cảm, quý trọng nhau có thể nhường cơm xẻ áo.

Trong ứng xử, họ cởi mở, chan hòa, dễ kết thân, dễ hòa vào với cộng đồng mới lạ, không sĩ diện kiểu kẻ sĩ, không đặt nặng vấn đề môn đăng hộ đối.

Người Nam Bộ xưa là những người ít học, và cũng không coi việc học hành là con đường tiến thân, đổi đời như người nông dân miền Bắc. Bởi vậy họ không phải là những con người sống nội tâm, chuộng suy tư mà là những người ưa hành động. Vì thế ứng xử của họ thường bộc trực, thẳng thắn;ngôn từ ít chữ nghĩa, văn chương chào đón.

Người Nam Bộ thích kết thân bạn bè để cùng nhau chè chén, ăn chơi xả láng, và cũng khá là ồn ào nhưng sẵn trong họ một cái gì đó mang nặng âm điệu sầu tư. Nên trong cuộc vui họ ham mê hát xướng, hát bội, hát cải lương, nhất là các âm điệu vọng cổ chứa chất sầu vọng. Đó là hai mặt trong tâm lý con người Nam Bộ.

Họ còn là những người sẵn sàng tiếp nhận và hướng về cái mới rất nhanh, nhạy cảm với cái mới trong cả việc làm ăn, lẫn vui chơi giải trí.

Nam Bộ có những nét riêng so với các vùng đất có bề dày lịch sử như Bắc Bộ, Trung Bộ đó là vùng đất giàu sức trẻ. Vị thế địa chính trị, địa văn hoá của Nam Bộ, khiến nó trở thành trung tâm mà quá trình tiếp biến văn hoá diễn ra nhanh chóng cả bề mặt lẫn bề sâu, cả về lượng và chất tạo cho Nam Bộ có những đặc thù riêng.

Đăng ký nhận tài liệu qua tin nhắn facebook tại đây:

[sub]

VOCATIVE CHARACTERISTICS IN VIETNAMESE FAMILYIN SOUTHWEST OF VIETNAM

HOÀNG QUỐC[Phó giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Sài Gòn]

1. Đặt vấn đề

Trong tiếng Việt toàn dân, xưng hô trong quan hệ gia đình thường được sử dụng thành cặp tương ứng giữa xưng và hô theo quan hệ thứ bậc [trên – dưới] và theo quan hệ dòng họ [nội – ngoại]. Cặp xưng hô tương ứng theo quan hệ thứ bậc như: ông, bà – cháu; bố, mẹ -con; anh, chị – em. Cặp xưng hô tương ứng theo quan hệ dòng họ như: cô/ bác [bên nội] – dì/cậu [bên ngoại]; mợ/dượng [bên ngoại] – bác/thím [bên nội] – cậu / dì [bên ngoại]. Nhưng khi khảo sát lời nói hằng ngày của người Việt ở miền Tây Nam Bộ chúng tôi thấy, ngoài cách xưng hô theo các cặp từ xưng hô theo quan hệ thứ bậc, dòng họ [nội, ngoại] trên, người miền Tây Nam Bộ còn thường xuyên sử dụng các từ xưng hô lâm thời trong giao tiếp hằng ngày, mang nét đặc trưng riêng của vùng văn hoá sông nước.

Bạn đang xem: Cách xưng hô của người miền trung

Cũng giống như tiếng Việt toàn dân, từ dùng xưng hô trong gia đình người Việt miền Tây Nam Bộ ngoài sử dụng các đại từ có nguồn gốc từ danh từ thân tộc ra, vẫn sử dụng các đại từ xưng hô đích thực như: tôi/tao, mày,… và các biến thể của chúng trong ngữ cảnh nhất định như: tui, mầy, mấy nhỏ/mấy đứa/mấy đứa nhỏ, sắp nhỏ/tụi nhỏ,… Những đại từ này được người bậc trên xưng và gọi với những người dưới mình như bố/mẹ với con, ông/bà với cháu, anh/chị với em. Đáng chú ý là đại từ tui [biến thể của tôi] được sử dụng rất linh hoạt và đa dạng với nhiều vai giao tiếp khác nhau.

Tuy nhiên, cũng giống như một số tỉnh miền Trung, người miền Tây Nam Bộ không dùng đại từ tôi để xưng hô với con, cháu và, ngược lại, con, cháu không bao giờ xưng tôi với người lớn tuổi hơn mình. Nếu người nhỏ tuổi, vai vế nhỏ hơn xưng tôi với người lớn tuổi hơn, vai vế cao hơn sẽ bị đánh giá là xấc xược, hỗn láo. Người miền Tây Nam Bộ chỉ dùng biến thể của tôi là tui để xưng hô trong gia đình và có sự phân biệt sắc thái rất rõ ràng giữa tôi và tui.

Sự hành chức của từ xưng hô trong gia đình phụ thuộc vào thói quen văn hóa của cộng đồng, văn hoá vùng miền. Mặt khác, khi đặt vào tình huống giao tiếp cụ thể mới thấy được sắc thái tình cảm, hàm ý của chủ thể giao tiếp và từ đó xác định được mục đích, hiệu quả giao tiếp. Tác giả Bùi Minh Yến [1990], Nguyễn Văn Khang [1996] đều cho rằng: “Sự hoạt động của từ xưng hô trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ đều tuân thủ theo nguyên tắc: ở phạm vi xã hội lệ thuộc vào vị thế xã hội, tuổi tác, mức độ quan hệ giữa các chủ thể giao tiếp như thân sơ, ruột thịt, gần xa, chức vụ, nghề nghiệp, trình độ văn hóa,…Ở phạm vi gia đình cũng thường lệ thuộc vào tôn ti trật tự trên dưới, nội ngoại,…” [Bùi Minh Yến, 1990; Nguyễn Văn Khang, 1996].

Bài viết tiến hành khảo sát sự hành chức của từ xưng hô trong phạm vi giao tiếp gia đình của người Việt miền Tây Nam Bộ để tìm hiểu thêm văn hóa ứng xử trong gia đình của cư dân nơi đây.

Tư liệu khảo sát đặc điểm xưng hô trong gia đình người Việt ở miền Tây Nam Bộ ở hình thức hội thoại trong giao tiếp hằng ngày. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát sự hành chức của từ xưng hô trong gia đình người Việt ở miền Tây Nam Bộ qua một số tác phẩm văn học do chính các nhà văn Nam Bộ viết nhằm đảm bảo độ chính xác cao của tư liệu.

2. Xưng hô trong gia đình người Việt ở miền Tây Nam Bộ

Trong xưng hô, đặc biệt là xưng hô trong gia đình, từ xưng hô [hay xưng gọi] không chỉ dùng để “xưng” [tự gọi tên mình] và “gọi” [gọi tên người khác] mà nó còn thể hiện được mối quan hệ, cung bậc tình cảm của các thành viên với nhau. Nhiều nhà nghiên cứu đã nói về sự phong phú của lớp từ xưng hô tiếng Việt. Sự phong phú đó không chỉ cho thấy ở số lượng từ xưng hô mà còn biểu hiện ở chất lượng từ xưng hô. Nhìn chung, cách thức xưng hô trong gia đình người Việt ở các vùng miền của đất nước, trên đại thể là giống nhau. Tuy nhiên, do văn hoá vùng miền có sự khác nhau, theo đó cách xưng hô giữa các thế hệ trong gia đình người Việt ở các vùng miền cũng có sự khác nhau. Vì thế, việc tìm hiểu cách xưng giữa các thế hệ trong gia đình người Việt ở miền Tây Nam Bộ là điều cần thiết vì giúp cho chúng ta hiểu thêm về văn hoá ứng xử và lối sống của cư dân vùng sông nước Cửu Long được thể hiện qua lớp từ xưng hô và cách thức xưng hô trong giao tiếp hằng ngày của họ.

2.1. Xưng hô giữa ông bà và cháu

Nhìn chung, ông bà và cháu trong gia đình người Việt ở Nam Bộ nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng dường như cũng chỉ thường sử dụng cặp từ xưng hô có tính chất thuận nghịch như: ông/bà – cháu/con để xưng hô với nhau. Ông/bà tự xưng mình là ông/bà và gọi cháu mình là cháu hoặc con. Ngược lại, cháu tự xưng mình là cháu hoặc con và gọi ông, bà mình là ông, bà. Đây thực chất là cách xưng gọi bằng vai, nghĩa là dùng vai của mình trong quan hệ với đối tượng để xưng và dùng vai của đối tượng trong quan hệ với mình để gọi. Nói cách khác, mỗi người tự xưng bằng chính vai mình và gọi bằng chính vai đối tượng trong mối quan hệ qua lại với nhau. Song ngữ liệu khảo sát cho thấy, trong giao tiếp hằng ngày giữa ông/bà và cháu, ông/bà tự xưng bằng chính vai mình [ông/bà], gọi cháu là con và cháu cũng tự xưng là con, rất hiếm khi xưng cháu.

Ví dụ: Ông ăn cơm chưa?

Ông ăn rồi, con ăn chưa?

Hay: Bà cho con 2 nghìn nhé!

Trong hoàn cảnh trang trọng hoặc bình thường người ông hoặc bà thường tự xưng với chức danh của mình, xưng ông nội/ bà nội hoặc ông ngoại/ bà ngoại và gọi cháu là con hoặc gọi đích danh tên của cháu.

Ví dụ: Lấy cho ông nội một cái chén đi Út.

Hay: Ngày xưa ông ngoại cũng thích đá bóng như con vậy đó.

Nhưng cũng có khi ông/bà chỉ tự xưng là nội/ngoại, không phân biệt ông hay bà nữa và cũng gọi cháu là con và ngược lại. Đây là cách xung hô trong hoàn cảnh thân mật, thể hiện tình cảm gần gũi giữa ông/bà và cháu.

Ví dụ: Nội đói bụng rồi, con dọn cơm cho nội ăn nghen!

Hay: Khi nào nội cho con về quê nội đây?

Ngữ liệu cho thấy, xưng hô giữa ông bà và cháu cũng dùng đến cặp đại từ nhân xưng tao – mày, có tính chất một chiều, ông bà xưng gọi với cháu, không có trường hợp ngược lại.

Khi giao tiếp với người thứ ba cần nhắc đến ông/bà, người cháu sẽ chuyển sang cách xưng gọi khác và, ngược lại, ông/bà sẽ chuyển sang cách xưng gọi khác trước người thứ ba khi cần nhắc đến cháu mình. Ngoài một loạt thao tác đoán định về tuổi tác, địa vị xã hội, tính chất quan hệ, mức độ thân quen… của người đó với bản thân mình và người mình cần nhắc đến để lựa chọn cách xưng gọi cho phù hợp, đa phần ông/bà gọi cháu mình theo cách gọi của người thứ ba, đồng thời tự xưng theo cách người thứ ba gọi mình và, ngược lại, cháu gọi ông hoặc bà mình trước người thứ ba cũng vậy.

Ví dụ: Ông em có ở nhà không?

Ông em ngủ trong phòng, có việc gì không chị?

Hoặc: Cháu đi đâu mà nhà cửa vắng tanh vậy?

Cháu nó đi chơi với bạn hết rồi.

Khi ông bà và cháu xưng hô với nhau, ngoài cách xưng gọi theo vai còn có những cách xưng hô khác nhau trước người thứ ba. Có thể là cách gọi thay vai: chủ thể đứng vào vai vị thế của người đối thoại để gọi người thân của mình. Dù có lúc cũng gọi là con nhưng không phải là “con” trong mối quan hệ với ông bà trong gia đình mà là con trong mối quan hệ với ông, bà, bác, chú, cô, dì,… ngoài xã hội. Hay người ông/bà còn dùng những cụm từ khác để gọi cháu như: tụi nó, xấp/sắp nhỏ, mấy đứa nhỏ, tụi nhỏ… Cách dùng những từ xưng hô này để xưng gọi thể hiện sự mộc mạc, gần gũi giữa ông bà và cháu trong gia đình.

Khi ông bà gọi cháu là mày và xưng là tao thì lúc này cặp từ xưng hô vừa thể hiện sắc thái trung hòa vừa mang sắc thái âm tính. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi ở những gia đình sống ở vùng nông thôn, ông gọi cháu theo kiểu tao – mày/mầy/mậy là rất bình thường, sắc thái tình cảm không có gì thay đổi và cách xưng hô này thường thấy ở các gia đình có trình độ học vấn thấp. Còn ở những gia đình trí thức, khi dùng cặp từ này để xưng hô thì sắc thái tình cảm đã biến đổi, do nóng giận vì cháu ngỗ nghịch hay vì một lý do nào khác làm thay đổi tình cảm.

2.2. Xưng hô giữa cha mẹ và con

Xưng hô giữa cha mẹ và con cái là lối xưng hô thể hiện sự tôn ti, trật tự và nề nếp của gia đình.

Tư liệu khảo sát cho thấy, cách xưng hô giữa cha mẹ và con cái của người miền Tây Nam Bộ rất đa dạng và phong phú, thể hiện nhiều cung bậc tình cảm khác nhau.

Trong hoàn cảnh bình thường cha mẹ thường xưng cha mẹ, ba má, tía má và gọi con. Chẳng hạn như:

“Cải ơi, ba là năm nhỏ nè con…” [Cải ơi – Nguyễn Ngọc Tư]

“Cha rảnh dữ ha, đi tội nghiệp mấy con chó” [Ấu thơ tươi đẹp – Nguyễn Ngọc Tư]

“Sáng nay, má tôi lại ra đứng tần ngần ở chợ Ba Bảy Chín” [Dòng nhớ – Nguyễn Ngọc Tư]

“Mẹ sẽ sống trên sông hoài, hoài hoài với con” [Dòng nhớ – Nguyễn Ngọc Tư]

Ngoài ra cha mẹ cũng thường hay gọi con bằng thằng [con] + tên, bé [với cả trai và gái] + tên và thường thấy mẹ gọi con theo kiểu này nhiều hơn bố.

Ví dụ: Thằng Thương vào phòng mẹ biểu.

Bé Trí chuẩn bị đi học nha con.

Qua khảo sát chúng tôi cũng thấy bố [cha] gọi con là đệ tử trước người thứ ba, bất cứ người thứ ba lớn tuổi hơn hay nhỏ tuổi hơn. Và từ đệ tử thường chỉ được người cha dùng để gọi con trai mình trước người thứ ba, người mẹ rất hiếm dùng từ này để gọi con trước người thứ ba. Còn từ bé [với cả trai và gái] + tên cũng chỉ được mẹ gọi con trước người ba thân quen với mình.

Khi cần nhắc cha mẹ trước người thứ ba, con có nhiều cách gọi khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của người thứ ba. Nếu người thứ ba lớn tuổi hơn thì là cha/tía/ba [cháu, con, tui], người thứ ba bằng tuổi hoặc nhỏ hơn bản thân thì cha/ba/tía [tao, mình] và khi giao tiếp suồng sã thì từ ổng/bả cũng thường xuyên sử dụng để gọi ba, mẹ với người thứ ba bằng tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn.

Ngày nay, mỗi gia đình đa số chỉ có một đến hai con, nên nhiều người có xu hướng xem con như một người bạn của mình để chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống nên ít thể hiện quyền lực hay áp đặt cho con, cũng như lối xưng hô không nhất định bó buộc theo luật tôn ti.

Người dân miền Tây Nam Bộ vốn là người dân miệt vườn với bản tính hiền hậu, chất phác, không phô trương hoa mỹ, cách xưng hô một phần nào biểu hiện sự chất phác, mộc mạc, thật thà đó trong con người họ.

Ví dụ: Tui có làm gì đâu mà tự nhiên trách tui?

Mầy có biến thành tro tao cũng nhận ra nghen mậy.

Đây là cách phát âm lệch chuẩn nhưng vẫn được chấp nhận vì nó đã trở thành từ địa phương Nam Bộ và, phần nào thể hiện được nét đặc trưng của người Việt miền Tây Nam Bộ, không thể lẫn với người dân vùng miền nào khác của Tổ quốc.

Trong mối quan hệ cha mẹ – con cái, nếu người miền Bắc thường gọi con cái bằng anh/chị thì người miền Tây Nam Bộ lại có cách gọi thân mật, gần gũi, bình dân hơn như: mày, mầy, mậy, con Út, thằng Bi, bầy trẻ, sắp nhỏ, tụi bây,…

Ví dụ:

– “Tụi bây bốn đứa. Ba cho mỗi đứa …năm cắc. Hai đồng bạc đây.” [Hương rừng Cà Mau – Sơn Nam]

– “Anh đưa vài miếng kẹo nữa để tôi đem về cho sắp nhỏ nó ăn.” [Biển cỏ miền Tây và Hình bóng cũ – Sơn Nam].

Trong cách xưng hô giữa con cái với cha mẹ, ngoài những từ xưng hô đúng với chuẩn mực xã hội, người cha, mẹ ở miền Tây Nam Bộ còn dùng nhiều từ khác để gọi con nhưng vẫn thể hiện tình cảm âu yếm của cha mẹ dành cho con.

Ví dụ:

“Gần mười giờ rồi còn sớm sao ông con?” [Ấu thơ tươi đẹp – Nguyễn Ngọc Tư]

Có lúc cha mẹ còn dùng cả những từ gọi con vật để gọi con.

Ví dụ: Chó con lại đây ba biểu tí coi.

Hay: Mặt heo đáng ghét của mẹ ơi!

Còn khi con cái xưng hô với cha mẹ thông thường chúng ta chỉ thấy gọi bằng cha/ba/tía, má/mẹ/vú và xưng bằng con. Tuy nhiên, ở những vùng nông thôn miền Tây Nam Bộ con gọi cha mẹ là ông/bà và xưng là tui cũng là cách xưng hô rất bình thường, nó chỉ thể hiện thói quen và phần nào đó là trình độ học vấn chứ không hề phản ánh được sắc thái tình cảm.

Ví dụ: Ông ở nhà coi chừng nhà tui đi ra ruộng một chút tui về.

Song, đối với những người trí thức thì cách xưng hô như thế đã trở nên không bình thường, đó là cách xưng hô khi sắc thái tình cảm có sự thay đổi.

Cặp từ mày – tao cũng thường xuyên xuất hiện trong xưng hô giữa cha và con. Cặp đối lập này có khi thể hiện sự suồng sã, bộc lộ sắc thái âm tính nhưng cũng có khi thể hiện sắc thái dương tính, thân mật, gần gũi. Cũng có khi thể hiện sự bất bình, hay chứa đựng một chút hàm ý đe doạ, bộc lộ rõ quyền lực của vai trên.

Ví dụ:

Mày đi đâu mà bỏ đi miết để có mình tao với má mày ở nhà.

Mày mà đi thì mày đừng bao giờ trở lại căn nhà này nữa. Tao không có đứa con như mày.

Ngoài ra, xưng hô giữa cha con còn sử dụng cặp xưng hô tui – ông có tính chất hai chiều. Khi cha xưng là tui và gọi con là ông, lúc này cặp từ xưng hô tui – ông mang tính chất trung hoà và có phần suồng sã.

Ví dụ: Ông có làm giùm tui thì làm cho nhanh giùm một cái.

Và khi con xưng là tui, gọi cha là ông thì có thể vừa mang sắc thái trung hoà, suồng sã hay cũng có khi mang sắc thái âm tính đậm nét. Nó phụ thuộc vào trình độ học vấn và vốn sống của từng người.

Ví dụ: Ông ở nhà nhớ coi mấy đứa nhỏ giùm tui.

Một số gia đình sinh sống ở vùng nông thôn, con xưng với cha như thế vẫn rất bình thường vì bản chất nông dân là chất phác, phóng khoáng nên cách dùng từ xưng hô trong giao tiếp của họ cũng rất “thoáng”.

Còn những gia đình trí thức, xưng hô “tui – ông” với cha sẽ biểu hiện sắc thái tình cảmkhông bình thường.

Ví dụ: Chuyện tui làm ông làm gì biết mà nói.

2.3. Xưng hô giữa vợ và chồng

Cách xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Việt rất là phong phú, đa dạng và cực kỳ uyển chuyển trong từng tình huống giao tiếp. Hơn nữa, cách xưng hô giữa vợ chồng là lối xưng hô thể hiện được rất nhiều cung bậc và sắc thái tình cảm. Trong gia đình người Việt ở miền Tây Nam Bộ, ở hoàn cảnh bình thường các cặp vợ chồng trẻ và trung niên thường sử dụng cặp xưng gọi anh – em, ông xã – bà xã, anh – cục cưng để xưng hô với nhau. Người chồng xưng mình là anh/ông xã và gọi vợ là em, vợ xưng em/bà xã và gọi chồng là anh/ông xã. Quan hệ giữa tự xưng và tự gọi trong cặp xưng hô này có tính chất thuận – nghịch kiểu anh ↔ em.

Khi vợ [hoặc chồng] giao tiếp với người thứ ba cần nhắc đến chồng [hoặc vợ] họ chuyển sang cách xưng gọi khác. Nếu người thứ ba lớn tuổi hơn mình, người vợ [hoặc chồng] thường phải thực hiện một thao tác đoán định về tuổi tác, địa vị xã hội, tính chất quan hệ, mức độ thân quen của người đó với chồng mình [hoặc vợ mình] để lựa chọn từ xưng gọi cho phù hợp. Trong nhiều trường hợp, người vợ [chồng] thường gọi chồng [vợ] theo cách gọi của người thứ ba và cũng tự xưng mình theo cách người thứ ba gọi mình.

Những cách gọi nhau của vợ và chồng trước người thứ ba lớn tuổi hơn mình thường gặp là: Chồng em [con, cháu]: Chồng con đi làm chưa về bác hai ạ.

Vợ/bà xã em [con, cháu]: Vợ/bà xã em lúc này công việc bận rộn lắm.

Ảnh/cổ: Em/con/cháu đi một mình còn ảnh ở nhà chăm con.

Nếu người thứ ba bằng hoặc xấp xỉ tuổi và có quan hệ thân quen hai vợ chồng đã lâu thường dùng lối xưng hô bằng vai phải lứa để gọi nhau. Ở đây các từ xưng [em, con, cháu] trong các kết hợp trên [chồng em, vợ con, bà xã cháu…] được thay bằng từ mình, tui, tao trong các kết hợp: chồng mình, vợ mình, chồng tui, vợ tui, chồng tao, vợ tao, bà xã mình/tui/tao, ổng/bả; riêng từ ảnh/cổ vẫn dùng như trên.

Ví dụ: Chồng mình bận việc nên không đi cùng.

Xem thêm: Code Tình Kiếm 3D 2021, Cách Nhập Code Tình Kiếm 3D, Nhận Code Tình Kiếm 3D

Vợ tui đi công tác rồi.

Không biết vợ tụi mầy sao chứ vợ tao là chiều tao hết ý luôn.

– Nếu người thứ ba bằng tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn mình, vợ /chồng thường gọi nhau theo các cách sau:

Ông xã/ bà xã/ chồng/vợ [anh, chị, mình, tui, tao] hoặc ổng/bả: “Ổng đi công tác rồi, chị ở nhà có mình ên à”.

Bà xã: Có lẽ bà xã anh tiện đường nên đi vô chợ luôn rồi, em ngồi chờ bả một chút.

Trường hợp người thứ ba này nhỏ tuổi hơn và thân quen với vợ hoặc chồng hoặc với cả hai [hoặc là bà con nhưng vai vế nhỏ hơn], người vợ [chồng] có thể gọi chồng [vợ] mình đúng như theo cách gọi của người thứ ba và thường sử dụng các từ xưng hô lâm thời + tên/thứ tự sinh.

Ví dụ: A: Chị Oanh đi Sài Gòn về chưa anh Tư?

B: Chị Oanh mai mới về.

A: Anh Năm có nhà không chị Năm?

B: Anh Năm đang ở ngoài ruộng.

Hay cũng có khi vợ gọi chồng [thường vợ chồng trẻ ở nông thôn] theo kiểu vừa đùa vui, thân mật vừa có tí suồng sã, ví dụ như:

A: Chồng mày đâu rồi mà đi mình ên vậy?

B: Thằng hỉa/ thằng chả ở nhà chứ đâu.

Ở trên, chúng ta đã nói đến cách xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong hoàn cảnh giao tiếp bình thường và cách họ gọi nhau trong giao tiếp với người thứ ba ở các lứa tuổi khác nhau. Dưới đây chúng ta lại xem xét cách xưng hô giữa họ trong các tình huống hay hoàn cảnh khác.

Cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, gia đình là một phạm trù lịch sử. Nó ở vào thế luôn biến động dưới các hình thức và mức độ khác nhau do sự tác động thường xuyên giữa các thành viên và các xung đột ngoài xã hội ảnh hưởng vào. Sự tác động qua lại giữa các thành viên trong gia đình, trước hết là giữa vợ và chồng, có thể làm thay đổi quan hệ vốn có và thiết lập các vai quan hệ mới, lâm thời. Như chúng ta đều biết, mỗi con người là một thực thể sinh – tâm lý – xã hội, và luôn tồn tại trong mối quan hệ đa chiều với những con người khác, vốn cũng là thực thể sinh – tâm lý – xã hội. Theo Bùi Minh Yến [1990]: “Mỗi con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội [dù là tồn tại trong nhóm nhỏ như gia đình, hay sống riêng lẻ], cũng luôn luôn hiện ra như một đại lượng biến thiên của thái độ và tâm trạng” [Bùi Minh Yến, 1990]. Thực tế cho thấy, dù nghiêm ngặt đến đâu, bên cạnh các gia đình êm ấm “chồng hoà vợ thuận” vẫn còn không ít gia đình rơi vào tình trạng “vợ chồng lục đục” và, bi đát hơn, lối sống “chồng ăn chả vợ ăn nem” cũng là những thực thể xã hội, làm nảy sinh những cách xưng hô đặc trưng giữa các thành viên trong gia đình. Trong hoàn cảnh như thế, các đôi vợ chồng sẽ gọi nhau như thế nào và họ gọi nhau trước người thứ ba ra sao?

Ở những đôi vợ chồng trẻ hoặc trung niên, cặp xưng hô anh/ông xã – em/bà xã chỉ là đặc trưng cho tuổi tác, được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bình thường, giống như cặp tui – ông/bà, tui – má nó/ba nó ở các cặp vợ chồng cao tuổi. Bên cạnh nhịp sống bình thường, giữa vợ chồng, con cái nhiều lúc cũng rơi vào các tình huống đột biến, làm thay đổi thái độ ứng xử giữa họ và dẫn đến hiện tượng chuyển vai tình huống giữa vợ và chồng. Tương ứng với các vai mới, lâm thời ấy là các cặp xưng hô mới, lâm thời, tương ứng.

– Để biểu lộ tình cảm một cách thân mật, các cặp vợ chồng trẻ chưa có con thường xưng hô một cách nũng nịu như: ông xã – bà xã, anh yêu – em yêu, anh/em – cục cưng. Và cũng có thể là tao – mày.

– Để biểu lộ tình cảm thân thiết, âu yếm hơn, các cặp vợ chồng trẻ đã có con và các đôi vợ chồng trung niên thường sử dụng các cặp từ xưng gọi: tui – bà, anh/em – mình, anh – bà.

Ví dụ: “Trưa nay anh đi nhậu, bà ở nhà ăn cơm trước đi nghen”!.

– Cũng trong tình huống giao tiếp thân mật như trên, các đôi vợ chồng trẻ hoặc trung niên còn có cách gọi nhau bằng tổ hợp từ chỉ quan hệ thân thuộc trong vai “ba” hoặc “mẹ”và đại từ “nó” hoặc “mày”. Ví dụ: “Ba nó nhớ về sớm nghen!”.

Điều tinh tế ở đây là, khi gọi nhau bằng ba/cha mày/mầy/mậy, mẹ mày/mầy/mậy cả vợ lẫn chồng ít tự xưng là em hoặc anh mà thường xưng tui. Do đó, cặp xưng hô trong trường hợp này là ba nó [mẹ mày, cha mầy/mậy] – tui. Khi vợ chồng xưng gọi cha mầy, mẹ mầy ngoài ý thân mật còn mang thêm sắc thái xuề xoà, pha chút suồng sã. Chính vì thế, có một số trường hợp, cặp xưng hô này được thay bằng cặp mẹ mày – tui/tao mà nghe vẫn êm tai. Tuy nhiên, cách xưng tao chỉ dành riêng cho “quyền” của người chồng. Do đó mà cặp cha mày – tao rất ít xuất hiện trong xưng hô giữa vợ và chồng.

Ngoài những cách xưng hô trên, những đôi vợ chồng trẻ hoặc trung niên, vợ chồng khi cần thể hiện tình cảm thân thiết, âu yếm, họ còn có thể gọi nhau theo một cách khác. Như gọi bằng cách tổ hợp yếu tố chỉ quan hệ thân thuộc trong vai ba/tía hoặc mẹ/má và tên con.

Khi thân mật rồi cũng có khi giận dỗi, không bằng lòng nhau. Cách xưng hô thân mật giờ đây chuyển sang cách xưng hô “nghiêm trang”, lạnh lùng. Những lúc như thế vợ chồng thường xưng hô theo kiểu: mày – tao, tui – ông/bà, tui – mấy người. Nếu những điều bất bình thường giữa vợ chồng lớn dần, và dẫn đến xung đột sâu sắc về tình cảm, lối sống, quan điểm, quyền lợi, ứng xử ngôn ngữ đột ngột chuyển hẳn sang một bậc khác: từ thân mật đến suồng sã, thậm chí là tục tĩu. Các cặp từ anh → em, anh/em ↔ cục cưng, anh → bà… thậm chí tui → bà/cô, tui → ông vừa nói hầu như không được sử dụng, thay vào đó là cặp xưng gọi thuận nghịch mày ↔ tao với giọng gay gắt và một loạt từ ngữ thô tục được dùng trong các phát ngôn của vợ hoặc chồng như: con mẹ mày, thằng cha mày, con đỉ/ khỉ, thằng quỷ, đồ chó,…

Trong tình huống trên, họ sẽ gọi nhau như thế nào nếu có người thứ ba nào đó xuất hiện cùng tham gia câu chuyện? Cứ liệu quan sát cho thấy, cả vợ lẫn chồng không dùng các từ: vợ/bà xã, ông xã, ảnh, ổng, bả, cổ… như vẫn thường gặp mà tuỳ cách đoán định của họ về tuổi tác, vị trí xã hội, trình độ học vấn của người thứ ba và quan hệ giữa họ và người này mà lựa chọn cách gọi cho phù hợp. Nếu người thứ ba là bậc trên hoặc uy tín cao, họ biết trấn tĩnh và dùng cặp từ xưng gọi vợ/chồng [em, con, cháu, tui], ảnh/cổ. Nhưng đa số trường hợp vợ, chồng thường gọi nhau bằng nó chứ không gọi nhau bằng hắn như người miền Trung và miền Bắc.

Ví dụ: “Suốt ngày nó rúc trong các quán nhậu, biết gì vợ con nó ở nhà đâu!”

Trong trường hợp tức giận đến cao độ, trước người thứ ba vợ chồng không gọi nhau bằng nó nữa mà có thể bằng thằng chả, con quỷ, đồ chó, đồ quỷ, đồ con đỉ,...

Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Việt ở miền Tây Nam Bộ không chỉ bị quy định bởi luật tôn ti và chuẩn mực về ứng xử xã hội mà còn phụ thuộc rất đáng kể vào cung bậc tình cảm, thái độ giữa họ trong từng tình huống cụ thể. Ngay trong cùng một cuộc thoại tuỳ vào diễn tiến hay tính chất biến thiên của tình cảm và thái độ giữa vợ và chồng mà có hiện tượng chuyển vai lâm thời, kéo theo đó là sự chuyển cặp lời xưng gọi giữa họ. Nếu xưng hô trong hoàn cảnh bình thường là phần trung tâm trong hệ thống lời xưng hô giữa vợ và chồng thì các cách xưng hô trong hoàn cảnh thân thiết, cởi mở và trong hoàn cảnh suồng sã, tục tĩu sẽ được xem như là những bộ phận ngoại biên của hệ thống này. Tương ứng với các bộ phận này là các trạng thái bình thường, thân mật, âu yếm và tức giận, phẫn nộ.

Đáng chú ý cặp từ xưng hô theo kiểu tui – ông trong cách xưng hô giữa vợ và chồng lớn tuổi của người Việt ở miền Tây Nam Bộ là cặp từ mang tất cả những sắc thái [bình thường, thân mật, xuề xoà, suồng sã,…], trong hoàn cảnh bình thường vẫn xưng hô bằng cặp từ ấy, hay khi giận dữ, thân mật cặp từ ấy vẫn được sử dụng.

Ví dụ: Ông lấy giùm tui chai nước trong xe nghen!

Ông muốn làm gì thì làm tui không thèm nói nữa.

Vậy là tui với ông gần già hết rồi he ông?

Còn khi vợ chồng trẻ tuổi hoặc trung niên dùng cặp xưng gọi ông – tui thì nó thường mang tính chất suồng sã.

Như vậy, xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Việt ở miền Tây Nam Bộ vừa có cái chung vừa có nét riêng không lẫn với cách xưng hô của người Việt ở các vùng miền khác của Tổ quốc. Người dân miền Tây Nam Bộ hiền hoà hiếu khách, chất phác, mộc mạc và cũng rất phóng khoáng. Chính vì thế, lối xưng hô của họ cũng “thoáng” hơn.

2.4. Xưng hô giữa anh, chị và em

Thông thường anh chị em ruột trong gia đình người Việt ở miền Tây Nam Bộ xưng hô theo kiểu: anh/chị – em, tao – mày. Người miền Tây Nam Bộ không gọi là anh cả như miền Bắc hay anh đầu như miền Trung; người anh, người chị lớn nhất trong gia đình được gọi là: anh hai, chị hai hoặc hai [không phân biệt giới tính]. Cách xưng gọi phổ biến nhất là xưng gọi anh/chị + thứ tự sinh hoặc thứ tự sinh.

Ví dụ: Lấy cho anh hai cái áo.

Tết chị hai về, ở nhà ráng học ngoan đó nghen!

Chờ hai với cưng.

Hai cho em đi chơi với hai!

Cũng có thể là xưng anh/ chị + thứ hoặc thứ và gọi tên của người em hoặc xưng anh/ chị + thứ hoặc thứ và gọi em là cưng/nhỏ. Cách gọi cưng/nhỏ thể hiện sự yêu thương, trìu mến của người anh, người chị dành cho em của mình. Và đây cũng là cách gọi rất phổ biến của người miền Tây Nam Bộ.

Ví dụ: Sao lúc này chị thấy cưng đi chơi nhiều quá vậy?

Khi tức giận, hay cư xử thiếu nhã nhặn, anh chị em trong gia đình người Việt ở miền Tây Nam Bộ thường sử dụng cặp từ xưng hô tao – mày giống như những vùng miền khác của đất nước. Tuy nhiên trong nhiều tình huống giao tiếp, sử dụng cặp xưng hô này không hẳn là suồng sã mà chỉ là do thói quen.

Ví dụ: Mày cho tao hai ngàn đi chút tao đi học về tao mua bánh cho mày ăn.

Mày cũng lớn rồi, đi theo tao làm ăn chứ ở nhà bám cha mẹ hoài sao?

Khi đã lập gia đình, anh chị em trong nhà có khuynh hướng xưng gọi theo vai của con.

Ví dụ: Chú năm mày khoẻ không?

Khoẻ, bác tư nó sao rồi?

Anh, chị xưng gọi với em thay vì gọi theo chức danh anh/chị + thứ thì người Nam Bộ nói chung và người Việt ở miền Tây Nam Bộ nói riêng vẫn có thể không gọi chức danh mà chỉ gọi thứ. Chẳng hạn như gọi là hai [chị hai/ anh hai], tư [chị tư/ anh tư], năm [chị năm/anh năm],… anh/chị gọi em là cưng. Cách gọi này thể hiện được sự thân mật, gần gũi và cũng rất mộc mạc của người dân vùng sông nước.

Ví dụ: Chiều cưng rảnh chở tư đi huyện nghen!

Đáng chú ý là trong quá trình cộng cư, tiếp xúc văn hóa, ngôn ngữ với người Hoa, người Việt ở một số tỉnh miền Tây Nam Bộ đã vay mượn một số từ xưng hô của người Hoa [nói tiếng địa phương Triều Châu] vào trong giao tiếp hằng ngày của mình như: hia [anh], chế [chị], chệt [chú],… Theo thiển nghĩ của chúng tôi, đây cũng là một nét biểu hiện của văn hóa hòa đồng, cởi mở của người miền Tây Nam Bộ.

Ví dụ: Chế đang bận việc [Chị đang bận việc]. Tiếng Hoa Triều Châu chế là đại từ ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai có nghĩa là chị.

Từ “chế” còn được người Việt ở các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau dùng để phân biệt “chế” và “chị”, “chế” là chế ruột hoặc chế họ của mình, còn “chị” là từ dùng để gọi vợ của anh [anh ruột lẫn anh họ].

3. Kết luận

Xét về số lượng, từ xưng hô trong gia đình người Việt ở miền Tây Nam Bộ có số lượng nhiều hơn từ xưng hô trong tiếng Việt toàn dân và những từ xưng hô này là từ địa phương Nam Bộ. Ngoài ra còn thấy một số đại từ nhân xưng được người Việt miền Tây Nam Bộ vay mượn từ tiếng Hoa Triều Châu như: hia [anh], chế [chị], chệt/chệc [chú], mùi/muội [em gái]… để xưng hô trong giao tiếp hằng ngày.

Do ảnh hưởng của văn hoá Nam Bộ, lớp từ xưng hô trong gia đình người Việt ở miền Tây Nam Bộ đã có sự hội tụ của nhiều cách xưng hô với một lớp từ xưng hô khá phong phú. Bên cạnh những lớp từ xưng hô chính danh, trong gia đình người Việt ở miền Tây Nam Bộ còn xuất hiện nhiều từ xưng hô lâm thời có tác dụng biểu cảm rõ nét, nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp muôn màu muôn vẻ cũng như đời sống tinh thần dồi dào, phong phú của cư dân miệt vườn sông nước Cửu Long.

Nhìn chung, cách xưng gọi trong gia đình người Việt ở miền Tây Nam Bộ rất phong phú và đa dạng. Tuỳ theo sắc thái tình cảm mà có cách xưng hô khác nhau giữa các thành viên trong gia đình. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào mối quan hệ với người thứ ba mà cách xưng gọi nhau cũng có sự thay đổi.

Xưng hô trước hết một phần nào thể hiện văn hoá của mỗi cá nhân và văn hoá vùng miền. So với miền Trung, miền Bắc thì không ai có thể phủ nhận miền Tây Nam Bộ là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi. Từ những cánh rừng bạt ngàn, bưng láng nước đọng, sông ngòi chằng chịt đến những vùng đất bồi lắng phù sa, cha ông ta đã kiến tạo nên một đồng bằng bao la với ruộng đồng cò bay thẳng cánh, những miệt vườn sum suê cây trái, những mương rạch dọc ngang tấp nập xuồng ghe và những xóm làng rộn vang nhịp sống. Tất cả đã tạo nên một lối sống phóng khoáng, một miền Tây Nam Bộ với những bản sắc và cá tính riêng, những cá tính ấy dường như không thể lẫn với vùng miền nào khác của Việt Nam. Nó đã tạo nên những nét riêng, độc đáo và được thể hiện phần nào trong văn hoá ứng xử, theo đó cách xưng hô trong giao tiếp hằng ngày của người miền Tây Nam Bộ cũng dễ dãi hơn, phóng khoáng hơn.

Như vậy, tính “mở” của văn hoá vùng Tây Nam Bộ là cơ sở cho việc tiếp nhận văn hoá các vùng miền khác và trên cơ sở đó tạo ra nét văn hoá riêng, đặc thù cho vùng đất. Đây cũng chính là một trong những nét đặc trưng của văn hoá vùng Tây Nam Bộ với tính cách con người, ứng xử của người dân được thể qua từ xưng hô và cách thức xưng hô trong giao tiếp gia đình cũng như ngoài xã hội.

Xưng hô trong gia đình người ở miền Tây Nam Bộ vừa có cái chung vừa có nét riêng không lẫn với cách xưng hô của người Việt ở các vùng miền khác của Tổ quốc. Người dân miền Tây Nam Bộ hiền hoà, hiếu khách, chất phác, mộc mạc và rất phóng khoáng. Chính vì thế, lối xưng hô của họ cũng thoáng hơn, tạo nên sự thân mật, gần gũi hơn giữa các thế hệ trong gia đình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Minh Yến [1990]. Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Việt. Tạp chí Ngôn ngữ, 3, tr.30-37.

2. Bùi Minh Yến [1993]. Xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình người Việt. Tạp chí Ngôn ngữ, 3, tr.10-19.

3. Hoàng Phê [2009]. Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.

4. Hoàng Quốc [2013]. Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thông tin Khoa học Trường Đại học An Giang, số chuyên đề,tr.45-48.

5. Hoàng Trọng Canh [2009]. Từ địa phương Nghệ Tĩnh về một khía cạnh ngôn ngữ – văn hóa. Hà Nội: KHXH.

6. Nguyễn Văn Khang [chủ biên] [1996]. Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt. NXB Văn hoá – Thông tin.

7. Trần Ngọc Thêm [chủ biên] [2013]. Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ. NXB Văn hóa – Văn nghệ.

Dẫn liệu

1. Sơn Nam [2006], Biển cỏ miền Tây và Hình bóng cũ, NXB Văn nghệ, TP HCM.

2. Sơn Nam [2009], Hương rừng Cà Mau, Tập 3, NXB Trẻ, TP HCM.

3. Nguyễn Ngọc Tư [2005], Tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, TP HCM.

Video liên quan

Chủ Đề