Cách trồng lan phi Điệp bằng vỏ thông

Cách trồng lan hồ điệp bằng vỏ thông đơn giản, hiệu quả

Cách trồng lan hồ điệp bằng vỏ thông phải trải qua nhiều bước khác nhau: sử dụng giá thể vỏ thông nhập khẩu, xử lý thân lan và chậu trồng. Sau khi đã hoàn thành các công đoạn trên, bạn chỉ cần trồng lan hồ điệp vào chậu với vỏ thông, để nơi khô ráo từ 2 đến 3 ngày là có thể tưới nước. Mỗi ngày, nên tưới từ 1 đến 2 lần và tưới đẫm một tuần 1 lần nhằm rửa sạch muối ngậm trong giá thể vỏ thông. Để kích thích rễ, mầm và thân cây lan hồ điệp phát triển tốt, bạn có thể sử dụng thêm dung dịch B1 hoặc Atonik.

Mục lục

  1. Tại sao nên trồng lan hồ điệp bằng vỏ thông?
    1. Ưu điểm giá thể vỏ thông
    2. Nhược điểm vỏ thông
  2. Các loại vỏ thông trồng lan
    1. Vỏ thông 2 lá chưa qua xử lý
    2. Vỏ thông 3 lá chưa qua xử lý
    3. Vỏ thông nhập khẩu
  3. Cách trồng lan hồ điệp bằng vỏ thông
    1. Xử lý thân lan
    2. Sử dụng giá thể vỏ thông
    3. Xử lý chậu trồng lan
    4. Cách trồng lan hồ điệp bằng vỏ thông vào chậu
  4. Những điều cần lưu ý khi trồng lan hồ điệp bằng vỏ thông
    1. Chọn size vỏ thông có kích thước phù hợp
    2. Để ý các góc cạnh của vỏ thông
    3. Thường xuyên rửa sạch muối trong vỏ thông

Tại sao nên trồng lan hồ điệp bằng vỏ thông?

Ưu điểm giá thể vỏ thông

  • Dễ kiếm với số lượng nhiều. Ở những khu vực không phải là đất trồng thông, bạn vẫn có thể tìm được nguyên liệu với số lượng như mong muốn.
  • Giá thành rẻ như xơ dừa.
  • Vỏ thông chứa nhựa resin nên có tính sát khuẩn rất tốt. Vì vậy, các chậu trồng lan hồ điệp bằng vỏ thông ít bị nấm khuẩn gây bệnh.
  • Giữ ẩm tốt, ít bị đóng rêu.
  • Độ bền cao: Trong các loại giá thể trồng lan, giá thể vỏ thông lâu mục nên có thể sử dụng trong thời gian dài. Chúng có độ bền từ 4 đến 5 năm, thậm chí là 10 năm mới mục nát.
  • Độ chắc chắn cao, hạn chế bị gãy, xiêu vẹo vì có thể ảnh hưởng đến thân và rễ lan.

Nhược điểm vỏ thông

Vì giá thể vỏ thông giữ muối khoáng tốt nên cần rửa thường xuyên, tránh gây hại cho cây. Đồng thời, việc chọn loại vỏ thông không hợp lý có thể khiến rễ lan hồ điệp bị gãy. Nguyên nhân là do vỏ thông khá sắc nhọn nên bạn cần chọn kích thước phù hợp để trồng cây.

Cần rửa muối ngậm trong vỏ thông thường xuyên để không gây hại cho cây

Các loại vỏ thông trồng lan

Có hai loại vỏ thông cơ bản dùng để trồng lan: chưa qua xử lý [2 lá và 3 lá], đã qua xử lý [nhập khẩu].

Vỏ thông 2 lá chưa qua xử lý

Vỏ của cây thông 2 lá xù xì, cứng cáp, đóng thành từng mảng lớn và khó đập vỡ. Ưu điểm của loại vỏ thông này là rất bền, có thể sử dụng từ 3 đến 5 năm. Khi cắt nhỏ, cạnh của vỏ thông 2 lá không sắc, phù hợp trồng các loại lan đơn thân: Sóc, Chồn, Đai Châu, những giống lan có rễ to và không phải thay giá thể nhiều lần.

Vỏ thông 3 lá chưa qua xử lý

Vỏ thông 3 lá rất dễ nhận biết vì được cấu tạo thành từng lớp. Chúng giữ ẩm tốt, khá mềm, phù hợp với những loại lan thân thòng vì rễ của dòng này khá nhỏ.

Tuy nhiên, khi băm vỏ thông 3 lá sẽ có các cạnh sắc, dễ gây tổn thương đến rễ cây. Vì vậy, bạn cần mài các cạnh cho tròn trước khi trồng lan. Vỏ thông 3 lá có tuổi thọ từ 2 đến 3 năm.

Vỏ thông nhập khẩu

Hiện nay, người trồng lan có xu hướng mua vỏ thông nhập khẩu vì đã xử lý mầm bệnh, diệt khuẩn, bổ sung các dưỡng chất có lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Tùy vào kích thước chậu và cây, bạn có thể lựa chọn giá thể vỏ thông phù hợp.

  • 4 8mm: Sử dụng cho phong lan cây tách kie, ươm keiki,
  • 8 -12mm: Sử dụng cho lan Hài, Paphiopedilum, cây địa lan nhỏ và các loại phong lan cần nhiều nước.
  • 10 15mm: Sử dụng cho các loại địa lan và phong lan trưởng thành.
  • 12 18mm: Sử dụng cho lan hồ điệp Phalaenopsis trưởng thành, Cattleya, Đai Châu.
  • 15 25mm: Sử dụng cho lan hồ điệp to Đai Châu, Phalaenopsis, Vanda.

Cách trồng lan hồ điệp bằng vỏ thông

Sau khi đã biết ưu, nhược điểm và các loại giá thể của nguyên liệu này, bạn cần tìm cách trồng lan hồ điệp bằng vỏ thông đơn giản.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Chậu trồng lan.
  • Thân lan, lan con.
  • Vỏ thông để nguyên hoặc băm nhỏ.
  • Kéo, dao cắt lan chuyên dụng.
  • Bình xịt, thuốc kích mọc rễ, mầm.
  • Các giá thể khác [nếu có].

Xử lý thân lan

Bạn có thể mua cây nhỏ, tự tách hoặc trồng cây của nhà.

  • Trường hợp là cây con đi mua: Bạn cần giữ nguyên giá thể cũ. Sau một thời gian ổn định, bạn có thể thay chậu và kết hợp với những giá thể mới.
  • Trường hợp là cây giống tự ghép, tách: Cắt bỏ những rễ bị thối, già.Cần sát trùng dao, kéo trước khi sử dụng để cây giống khỏe mạnh, phát triển tốt.

Sau khi đã xử lý xong, cắt bỏ các lá bị bệnh, nấm lốm đốm. Nếu lá bị vàng thì cắt bỏ một phần. Còn nếu lá bị vàng hoàn toàn thì cắt bỏ toàn bộ.

Nếu là cây giống tự ghép, bạn nên cắt bỏ những rễ bị thối hoặc già

Sử dụng giá thể vỏ thông

Các bạn có thể sử dụng giá thể vỏ thông chưa qua xử lý hoặc giá thể vỏ thông nhập khẩu dùng trực tiếp nha, ở bài này mình dùng giá thể vỏ thông nhập khẩu. Đối với những người dùng trồng bằng vỏ thông thô chưa qua xử lý thì có thể xem lại thông tin Cách xử lý vỏ thông trồng lan chi tiết và hiệu quảchúng tôi đã nêu ở bài trước.

Bước 1: Dựa vào kích thước rễ, thân của lan hồ điệp, bạn có thể chọn loại vỏ thông nhập khẩu phù hợp.

Bước 2: Sử dụng vỏ thông để trồng lan hồ điệp.

Lựa chọn vỏ thông phù hợp với kích thước cây trồng

Xử lý chậu trồng lan

Đây là bước nằm trong cách trồng lan hồ điệp sau Tết bằng vỏ thông mà bạn không được bỏ qua. Bạn có thể dùng chậu đất nung hoặc nhựa để trồng cây. Nếu là chậu đất nung, cần rửa sạch rồi ngâm với nước để đạt độ ẩm tốt. Đối với chậu nhựa, bạn chỉ cần rửa sạch là có thể sử dụng ngay. Đó là điều cần lưu ý trong cách trồng lan hồ điệp bằng vỏ thông.

Sử dụng chậu bằng đất nung thì cần rửa sạch rồi ngâm với nước để đạt độ ẩm tốt

Cách trồng lan hồ điệp bằng vỏ thông vào chậu

Khi những công đoạn trên đã hoàn tất, việc trồng lan vào chậu rất đơn giản và dễ dàng.

Bước 1: Cho 1 lớp đá bọt Pumice bên dưới để cách biệt với phần đáy, giúp chống thối và ngập úng rễ lan.

Bước 2: Để thân lan hồ điệp vào giữa chậu rồi cho vỏ thông có kích thước phù hợp vào.

Bước 3: Lấp đầy vỏ thông cách miệng chậu khoảng 1cm. Bạn có thể bổ sung thêm rêu hoặc đá núi lửa, than củi. Trước khi sử dụng, bạn cần xử lý các loại giá thể này.

Bước 4: Cố định cây lan hồ điệp để tránh bị mưa, gió ảnh hưởng. Để chậu vào nơi khô ráo từ 2 đến 3 ngày là có thể tưới nước.Một tuần nên tưới đẫm 1 lần. Sau khi tưới, bạn nên quan sát và sờ tay để xem giá thể khô hay ẩm còn bổ sung nước ở lần tiếp theo.

Bước 5: Sử dụng dung dịch B1, Atonik để kích thích mầm, thân và rễ phát triển [không bắt buộc].

Những điều cần lưu ý khi trồng lan hồ điệp bằng vỏ thông

Bạn cần lưu ý một số điều trong cách trồng lan hồ điệp bằng vỏ thông nhằm đảm bảo tỷ lệ sống cao và cây phát triển tốt.

Chọn size vỏ thông có kích thước phù hợp

Tùy vào từng loại lan, bạn nên chọn size vỏ thông cho phù hợp. Không nên trồng cây lan nhỏ trong giá thể vỏ thông to và ngược lại.

Để ý các góc cạnh của vỏ thông

Thông thường, các loại vỏ thông nhập khẩu như: Vỏ thông Pinas, Orchiata, Habitat, Alfabark, có các góc cạnh nhẵn, không sắc, trồng rất an toàn. Tuy nhiên, nếu thấy vỏ thông có các cạnh sắc, bạn cần mài mòn các cạnh, tránh xước, đứt, gãy thân và rễ lan.

Thường xuyên rửa sạch muối trong vỏ thông

Mỗi tuần, bạn nên tưới đẫm nước 1 lần để cuốn trôi muối ngậm trong vỏ thông.

Qua bài viết trên, bạn đã biết cách trồng lan hồ điệp bằng vỏ thông cũng như ưu, nhược điểm khi sử dụng loại giá thể này. Nếu muốn trồng lan hồ điệp và đang tìm địa chỉ cung cấp vỏ thông hoặc các giá thể khác chất lượng, giá cạnh tranh, bạn hãy liên hệ Công ty TNHH LC GLOBAL để được tư vấn sản phẩm phù hợp.

Đất Nung Grand Akadama
Đất Nung Normal Akadama
Đất Nung Ryusen Akadama

Chúng tôi là đối tác nhập khẩu, phân phối trực tiếp sản phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng: Vỏ thông Pinas Bark [Bồ Đào Nha]; vỏ thông Alfa Bark [Bồ Đào Nha]; vỏ thông Habitat [Indonesia]; Peatmoss [Latvia]; đất nung Akadama [Nhật Bản]; đá Trân Châu Perlite; đá Maifan; đất trồng sen đá, xương rồng;.

Chuyên mục Tin tức

Video liên quan

Chủ Đề