Cách trị ghẻ ở mông tại nhà

Ghẻ ở mông là căn bệnh ngoài da phổ biến do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên. Đây là một căn bệnh dễ lây lan và gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ghẻ ở mông? Và làm thế nào để cải thiện bệnh? Hãy cùng Nhà thuốc Kim Thủy tìm hiểu nhé!

Ghẻ ở mông là căn bệnh ngoài da phổ biến

Nguyên nhân ghẻ ở mông từ đâu?

Ghẻ ở mông là bệnh gây ra do một loại rệp nhỏ sarcoptes scabiei sống bám trên da. Rệp cái sẽ đào một đường hầm trong da để đẻ trứng. Sau khi trứng nở, ấu trùng di chuyển tới bề mặt của da để tiếp tục trưởng thành và lây lan sang các khu vực khác hoặc lây qua da của người khác. Những con ve, trứng và chất thải của chúng kích hoạt hệ miễn dịch cơ thể, gây ra các triệu chứng như ngứa, nổi ban đỏ.

Bạn đang xem: Cách trị ghẻ ở mông

Nếu tiếp xúc cơ thể hay sử dụng chung vật dụng cá nhân như quần áo, ngủ chung giường với người bị ghẻ, rệp có thể lây lan và làm tổ trên da bạn và hình thành ghẻ.

Ghẻ ở mông là do loại rệp ký sinh gây ra

Triệu chứng của bệnh ghẻ ngứa ở mông là gì?

Bệnh thường có những triệu chứng như:

Ngứa: Đây là tình trạng mà bất cứ ai cũng gặp phải khi mắc bệnh ghẻ. Tình trạng ngứa ngáy sẽ trở nên dữ dội hơn vào ban đêm.Phát ban: Trên bề mặt da thường xuất hiện các nốt mụn nhọt, một số nốt mụn còn chứa nước, thỉnh thoảng có các nốt và sẩn đóng vảyXuất hiện các luống ghẻ có cấu trúc dạng sợi chỉ, mảnh, thẳng, dài 1-10 mm, hình thành do sự di chuyển của cái ghẻ trong lớp sừng. Bên trên mặt da là một mụn nước nhỏ, lấy kim chích dịch chảy ra, để lộ màu xám hoặc đen.Da sưng đỏ: ở những vùng da ve đào hang để đẻ trứng thường có xu hướng đỏ lên và nổi mẩn.Vết loét: Xuất hiện là do bạn gãi quá nhiều lên vùng da bị phát ban. Tình trạng loét kéo dài còn khiến bạn bị nhiễm trùng.Trên da có thể có những vết xước, vảy da, đỏ da, dát thâm. Có thể có bội nhiễm, chàm hóa, mụn mủ.

Những ai thường mắc bệnh ghẻ ở mông?

Ghẻ ở mông có thể gặp ở bất cứ ai, không kể giới tính hay độ tuổi. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là những người thường xuyên tiếp xúc, sinh hoạt chung với người bị ghẻ như: ngủ chung, dùng chung màn, khăn, chiếu, gối…Ngoài ra, người sống trong môi trường nhiễm bẩn, trong môi trường tập thể như nhà trẻ, trường học, viện dưỡng lão…người có hệ miễn dịch kém cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn.

Bệnh ghẻ ở mông có lây không?

Bệnh ghẻ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa da với da của người bị ghẻ. ột người có thể sẽ bị bệnh nếu dùng chung quần áo, khăn tắm, giường, đệm, chăn…với người bị ghẻ. Và bệnh mang tính chất gia đình, nếu một thành viên trong nhà bị bệnh ghẻ thì khả năng những người khác trong gia đình sẽ dễ mắc bệnh theo.

– Con đường lây bệnh ghẻ trực tiếp:

Bệnh ghẻ có thể lây truyền trực tiếp qua tiếp xúc da kề da. Điều này xảy ra khi giữa người bệnh và một cá nhân khác có những hành động thân mật như:

Ôm hônNắm tayNgồi cạnhQuan hệ tình dụcChăm sóc, tắm rửa cho nhau

– Các đường lây bệnh gián tiếp:

Sử dụng chung khăn tắmNgủ cùng giườngUống chung một ly nước…

Ghẻ ở mông có lây không?

Bệnh ghẻ ở mông có nguy hiểm không?

Bệnh ghẻ không gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bản thân người bệnh và những người xung quanh.

Ngoài khả năng lây lan, bệnh ghẻ còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hại cho sức khỏe, trong đó nhiễm trùng da là phổ biến nhất.

Nhiều bệnh nhân phải cào gãi liên tục để đối phó với cơn ngứa. Hành động này khiến các mụn nước bị bể ra, vi khuẩn từ móng tay cũng dễ dàng xâm nhập vào da gây nhiễm trùng, lở loét da.

Bệnh kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ bị chàm hóa da. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể phải đối mặt với biến chứng viêm cầu thận cấp sau khi bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn không nên xem nhẹ khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh. Nên tiến hành thăm khám sớm và tích cực điều trị nếu không may mắc bệnh.

Bệnh ghẻ ở mông kiêng ăn gì?

Nếu chỉ bị bệnh ở mức độ nhẹ thì không cần phải kiêng ăn. Nhưng khi bệnh chuyển biến nặng hơn hì bạn nên kiêng ăn một số thực phẩm để tránh bệnh trầm trọng hơn. Người bệnh cần kiêng những loại thực phẩm sau:

Thực phẩm chứa nhiều protein và đạm: Những thực phẩm này có nguy cơ khiến da bị kích thích mạnh hơn khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.Hải sản: Các loại hải sản như cá ngừ, tôm, cua, ghẹ, nghêu, ốc, sò…sẽ khiến da bị kích ứng.Đồ nếp: Thức ăn làm từ nếp có thể làm vết thương sinh mủ và lâu lành hơn.Các loại quả, hạt rắn như: Hạt dẻ, ngân hạnh, tương đậu, hồ đào cũng cần loại khỏi thực đơn khi bị ghẻBên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh xa trứng và những món ăn làm từ nguyên liệu này. Đồng thời, cũng cần kiêng những thức uống kích thích như bia, rượu, cà phê…

Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế tình trạng ghẻ ở mông

Cách trị ghẻ ở mông bằng tỏi

Tỏi là một phương thuốc tuyệt vời để điều trị ghẻ vì nó có đặc tính kháng khuẩn. Nó không chỉ loại bỏ ghẻ giấu trên da của bạn và những nơi ấm áp mà còn ngăn ngừa nhiễm trùng thêm.

Tỏi có tác dụng trị ghẻ hiệu quảBằng cách bôi xát tỏi trên da, bạn sẽ ngăn chặn ve xâm nhập dưới da.Hơn nữa, bên cạnh ứng dụng của bột tỏi, bạn cũng có thể ăn 3-4 tép tỏi mỗi ngày để điều từ bên trong.Tuy nhiên, nếu bạn chọn cách dùng tỏi, bạn cần phải chắc chắn điều trị trong 3 ngày và để cho làn da của bạn thư giãn trong suốt hai ngày sau. Bởi dùng tỏi liên tục bôi lên da có thể làm cháy làn da của bạn.

Xem thêm: Cách Giải Toán Trung Bình Cộng Lớp 4 Nâng Cao, Chuyên Đề Trung Bình Cộng Môn Toán Lớp 4

Cách trị ghẻ ở mông bằng hành tây

Bởi hành tây có quercetin có thể làm dịu các vùng da bị nhiễm, hành tây được coi là biện pháp khắc phục và điều trị ghẻ tuyệt vời. Hành tây không chỉ chứa quercetin mà còn hợp chất lưu huỳnh có thể diệt trừ ghẻ nhỏ nhất và ngăn ngừa nhiễm trùng ghẻ lan rộng.

Trị ghẻ ở mông dứt điểm bằng hành tâyĐể điều trị bệnh bằng cách này, tất cả những điều bạn cần là lấy một củ hành.Sau đó, bạn xay củ hành ra lấy nước, lấy nước ép hành bôi lên chỗ bị ghẻ và sau 30 phút rửa lại với nước.Lặp lại trong nhiều lần nếu bạn muốn có được kết quả tốt nhất.

Cách trị ghẻ ở mông bằng lô hội

Lô hội [nha đam] có đặc tính kháng khuẩn, giúp làm mát và chữa lành da.

Tác dụng của lô hội mà bạn không ngờ tớiHơn nữa, nó cũng loại bỏ mạt từ bề mặt của da.Bạn cần phải lấy gel lô hội, phần ruột lô hội sau đó bôi trên mặt da bị ghẻ.Để lại đó một vài phút sau khi rửa với nước ấm.

Nếu bạn áp dụng các phương pháp trên mà không hiệu quả thì hãy Liên hệ bác sĩ Thi sẽ hướng dẫn cách điều trị hiệu quả nhất

Một số điều cần lưu ý khi bị ghẻ ở mông

Bệnh ghẻ rất dễ lây lan, đặc biệt là cho các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, song song với việc điều trị, công tác kiểm soát, ngăn chặn bệnh tái nhiễm hoặc lan rộng cũng cần được chú trọng thực hiện. Người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

Giặt quần áo, đồ dùng cá nhân bằng nước nóng:

Ngay trong ngày đầu tiên khi phương pháp điều trị ghẻ được tiến hành, cần đem tất cả đồ dùng cá nhân của người bệnh, bao gồm quần áo, chăn màn, ga giường, khăn tắm… được sử dụng trong 3 ngày gần nhất đi giặt. Tốt nhất nên giặt bằng nước nóng, sau đó phơi ngoài trời nắng to hoặc sấy khô ở nhiệt độ cao.

Nếu không thể giặt ngay, hãy bỏ tất cả những vật dụng trên vào trong túi nhựa và cột kín miệng lại trong 7 ngày. ký sinh trùng sẽ tự chết do sau khi rời da, chúng chỉ sống được thêm khoảng 48-72 giờ.

Hút bụi trong nhà:

Việc hút bụi cho toàn bộ khu vực trong nhà là điều cần thiết để loại bỏ hết ký sinh trùng ghẻ ra khỏi môi trường sống. Các khu vực cần được ưu tiên hút bụi như sàn nhà, bàn ghế, rèm cửa…

Chặn đứng các con đường lây lan bệnh:

Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, người bệnh không nên dùng chung đồ cá nhân với người khác. Đồng thời tránh quan hệ tình dục, tiếp xác da kề da với người bệnh.

Tránh gãi ngứa hoặc chạm tay vào vùng da bị tổn thương:

Những hành động này đều có thể gây tổn thương, nhiễm trùng da trầm trọng hơn. Vì vậy, dù rất ngứa ngáy và bức bối nhưng bạn hãy cố gắng hạn chế gãi hoặc chạm tay vào khu vực bị bệnh. Thay vào đó, có thể lấy khăn lạnh chườm lên da để tạm thời đối phó với cơn ngứa.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân:

Người bị ghẻ ngứa nên tắm rửa hàng ngày để da luôn được sạch sẽ. Chỉ nên dùng nước ấm, nước lạnh hoặc xà phòng dịu nhẹ để tắm. Tránh kì cọ mạnh làm mụn nước bị bể ra.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học:

Người bị bệnh ghẻ thường có cảm giác chán ăn, khó chịu trong người nhưng hãy cố gắng đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Hạn chế các thực phẩm giàu đạm như thịt bò, hải sản, trứng… vì chúng có thể làm tăng mức độ ngứa. Thay vào đó, người bệnh nên ăn cam, dâu tây, nho, rau củ quả để bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể có sức chống đỡ lại bệnh tật.

Chủ Đề