Cách tính tỷ lệ bỏ phiếu kỷ luật đảng viên

Tóm tắt câu hỏi:

1/ Chi bộ có một đảng viên dự bị kết nạp vào đảng ngày 30/8/2015. Vào ngày 20/7/2016, đảng viên dự bị đó đến xin nhận xét của cấp ủy địa phương nơi cư trú để chuyển về chi bộ nơi công tác làm thủ tục xét đề nghị công nhận là đảng viên chính thức. Cấp ủy nơi cư trú chưa nhận xét và cho rằng phải sau ngày 30/8/2016 mới đủ điều kiện về thời gian [đủ 12 tháng] để cấp ủy nơi đảng viên cư trú nhận xét. Vậy ý kiến của cấp ủy địa phương nơi đảng viên cư trú là đúng hay sai?

2/ Chi bộ có 02 đảng viên vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật. Trong đó đảng viên A vi phạm nghiêm trọng đến mức khai trừ nhưng đảng viên này làm đơn xin ra khỏi Đảng. Còn đảng viên B, chi bộ yêu cầu phải kiểm điểm trước chi bộ về vi phạm của mình, nhưng đảng viên B từ chối không làm kiểm điểm. Vậy 02 trường hợp này xử lý như thế nào? Vì saoợ?

3/ Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử bầu đảng viên dự bị đi dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên như vậy có đưc không?

4/ Có chi bộ biểu quyết đề nghị kết nạp một quần chúng ưu tú vào Đảng [là đoàn viên Đoàn TNCS HCM], sau đó chi ủy mới làm các bước thủ tục để hợp thức hóa đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ và gửi lên cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định. Như vậy chi bộ làm có đúng không?

5/ Chi bộ đồng chí mới được Đảng ủy xã chỉ định bổ sung chi ủy viên mới, trong cuộc họp chi ủy thì đồng chí Bí thư chi bộ phân công đồng chí Chi ủy viên mới được chỉ định làm thư ký ghi biên bản các cuộc họp chi bộ, đồng chí này báo cáo với chi bộ là chưa nắm được cách ghi biên bản cuộc họp Chi bộ. Theo đồng chí biên bản sinh hoạt định kỳ hàng tháng cần đảm bảo những nội dung gì?

6/ Một đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng. Khi chi bộ họp bàn việc thi hành kỷ luật có 9/11 đảng viên chính thức dự họp. Chi bộ biểu quyết bằng cách giơ tay có 5/9 đảng viên chính thức dự họp đồng ý hình thức kỷ luật cảnh cáo. Trường hợp này xử lý như thế nào?

7/ Hội nghị Chi bộ đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên cuối năm, khi đánh giá xếp loại chất lượng đảng viên dự bị, Chi bộ có hai ý kiến khác nhau: – Ý kiến thứ nhất: Đảng viên dự bị kết nạp từ 6 tháng trở lên mới phân loại. – Ý kiến thứ hai: Đảng viên dự bị đều được phân loại chất lượng, không phân biệt thời gian được kết nạp dài hay ngắn. Vậy ý kiến nào đúng? Tại sao?

8/ Đồng chí Bríu A là đảng viên dự bị đang sinh hoạt tại Chi bộ thôn X, thuộc Đảng bộ xã Y. Đồng chí A do vi phạm khuyết điểm đã bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Đến thời kỳ chuyển đảng chính thức cho đồng chí A, Chi bộ thôn X đã họp và ra nghị quyết kéo dài thời gian dự bị thêm 3 tháng, sau đó mới xét chuyển đảng chính thức.Theo đồng chí, Chi bộ ra nghị quyết như trên là đúng hay sai ? Tại sao?

9/ Đồng chí Alăng B là đảng viên dự bị đang sinh hoạt tại chi bộ thôn X thuộc Đảng bộ xã Y, khi hết thời gian dự bị, đồng chí B được Chi bộ làm thủ tục xét, đề nghị cấp trên chuyển đảng chính thức, nhưng chưa có quyết định chuyển đảng chính thức của Ban thường vụ Huyện ủy. Trong thời gian chờ Quyết định chuyển đảng chính thức, Chi bộ tiến hành đại hội, đảng viên B vẫn được bầu vào Chi uỷ chi bộ. Theo đồng chí, việc bầu đồng chí Alăng B vào Chi uỷ là đúng hay sai? tại sao?

Xem thêm: Những điều Đảng viên không được làm theo quy định hiện hành

10/ Chi bộ họp tổ chức họp xét đề nghị kết nạp đảng viên thì có hai loại ý kiến: – Loại thứ nhất: Đề nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay – Loại thứ hai: Đề nghị biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín Trường hợp này loại ý kiến nào là đúng? Giải thích vì sao?

11/ Chi bộ của đồng chí có 01 đảng viên đến thời điểm đủ 40 năm tuổi đảng, nhưng bỏ sinh hoạt đảng, không đóng đảng phí [9 tháng liền] và không dự kiểm điểm đánh giá chất lượng đảng viên năm 2015. Vậy đảng viên trên có được xét tặng Huy hiệu Đảng không? Vì sao? Nhờ luật sư giải đáp cho em các câu hỏi này.

Em xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

1/ Chi bộ đồng chí có một đảng viên dự bị kết nạp vào đảng ngày 30/8/2015. Vào ngày 20/7/2016, đảng viên dự bị đó đến xin nhận xét của cấp ủy địa phương nơi cư trú để chuyển về chi bộ nơi công tác làm thủ tục xét đề nghị công nhận là đảng viên chính thức. Cấp ủy nơi cư trú chưa nhận xét và cho rằng phải sau ngày 30/8/2016 mới đủ điều kiện về thời gian [đủ 12 tháng] để cấp ủy nơi đảng viên cư trú nhận xét. Vậy ý kiến của cấp ủy địa phương nơi đảng viên cư trú là đúng hay sai?

Căn cứ điểm 11.1 Khoản 11 Quy định 45-QĐ/TW quy định về công nhận đảng viên chính thức và tính tuổi đảng của đảng viên như sau:

“a] Chi bộ phải kịp thời xét công nhận chính thức cho đảng viên khi hết 12 tháng dự bị, nếu không đủ điều kiện công nhận là đảng viên chính thức thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên. Thời hạn từ khi chi bộ có văn bản đề nghị đến khi cấp uỷ đảng có thẩm quyền quyết định công nhận chính thức không được quá 30 ngày làm việc.

b] Đảng viên dự bị đủ điều kiện được công nhận là đảng viên chính thức, dù chi bộ họp chậm, cấp uỷ có thẩm quyền chuẩn y chậm, vẫn được công nhận đảng viên chính thức đúng thời điểm hết 12 tháng dự bị.”

Xem thêm: Bố bị phạt tù con có được vào Đảng không?

Trường hợp trên, đảng viên phải hơn 01 tháng nữa mới đủ thời gian 12 tháng dự bị. Trong quy định nêu trên khi hết 12 tháng dự bị, chi bộ phải kịp thời xét công nhận chính thức cho đảng viên dự bị. Để cấp ủy cấp trên kịp thời ra quyết định công nhận đảng viên chính thức khi đảng viên dự bị đã đủ 12 tháng thì chi ủy có đảng viên dự bị phải lấy ý kiến nhận xét của chi ủy nơi cư trú trước đó.

Như vậy, thì trong trường hợp này việc lấy ý kiến nhận xét của chi ủy địa phương nơi đảng viên dự bị đó cư trú phải được thực hiện trước khi hết thời hạn 12 tháng. Cấp ủy địa phương nơi Đảng viên dự bị đó cư trú đưa ra ý kiến “phải sau ngày 30/8/2016 mới đủ điều kiện về thời gian [đủ 12 tháng] để cấp ủy nơi đảng viên cư trú nhận xét” là chưa đúng với tinh thần của trung ương Đảng.

2/Chi bộ có 02 đảng viên vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật. Trong đó đảng viên A vi phạm nghiêm trọng đến mức khai trừ nhưng đảng viên này làm đơn xin ra khỏi Đảng. Còn đảng viên B, chi bộ yêu cầu phải kiểm điểm trước chi bộ về vi phạm của mình, nhưng đảng viên B từ chối không làm kiểm điểm. Vậy 02 trường hợp này xử lý như thế nào? Vì sao?

* Trường hợp của A:

Theo Quy định 45-QĐ/TW thì “Đảng viên vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật phải thi hành kỷ luật nghiêm minh, không có ngoại lệ; vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng biện pháp xoá tên, không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng; cấp uỷ viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không để thôi giữ chức; đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xoá tên trong danh sách đảng viên.”

Như vậy, trường hợp của A có hành vi vi phạm kỷ luật Đảng đến mức phải xử lý kỷ luật, áp dụng biện pháp khai trừ ra khỏi Đảng thì không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng, tổ chức Đảng vẫn phải tiến hành kỷ luật nghiêm minh.

* Trường hợp của B:

Căn cứ Điểm 2 Mục II Hướng dẫn số 09-HD/UBKTTW quy định về việc xử lý kỷ luật Đảng viên như sau:

Xem thêm: Bố mẹ vợ đi tù con rể có đủ điều kiện để kết nạp Đảng cộng sản Việt Nam

“2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật [Điều 2 của Quy định]

[…]

– Về thủ tục thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm:

Thi hành kỷ luật đối với đảng viên, phải thực hiện đúng các thủ tục sau đây:

+ Đảng viên vi phạm kỷ luật phải được kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật và biểu quyết về hình thức kỷ luật đối với mình. Trường hợp có đầy đủ bằng chứng, nếu đảng viên vi phạm từ chối kiểm điểm hoặc đang bị tạm giam, thì tổ chức đảng có thẩm quyền vẫn tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra có thẩm quyền trực tiếp xem xét, xử lý kỷ luật. […]”

Như vậy, theo quy định trên, Đảng viên B vi phạm điều lệ Đảng nhưng từ chối kiểm điểm, thì tổ chức Đảng có thẩm quyền xử lý kỷ luật vẫn tiến hành xem xét, trong trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra có thẩm quyền trực tiếp xem xét, xử lý kỷ luật. Nếu Đảng viên vi phạm từ chối dự họp để nghe công bố kỷ luật hoặc cố ý không nhận quyết định thì chi bộ hoặc cấp ủy, ủy ban kiểm tra có thẩm quyền lập biên bản, lưu hồ sơ kỷ luật và quyết định kỷ luật vẫn có hiệu lực.

3/ Ở Đại hội Đảng viên, đảng viên đề cử bầu đảng viên dự bị đi dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên như vậy có được không?

Căn cứ Điều 3 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam quy định:

Xem thêm: Điều kiện và trình tự kết nạp lại vào Đảng

“Đảng viên có quyền:

1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.

2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.

4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.”

Như vậy, theo quy định trên, thì Đảng viên dự bị có quyền được thực hiện các quyền của Đảng viên, trừ quyền biểu quyết, bẩu cử và ứng cử. Theo Điều 15 Quyết định số 244-QĐ/TW thì chỉ đại biểu chính thức của đại hội đại biểu các cấp và đảng viên chính thức của đại hội đảng viên mới có quyền bầu cấp uỷ cấp mình và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên; nếu đảng viên dự bị đi dự đại hội cấp trên thì sẽ không được thực hiện quyền biểu quyết, ảnh hưởng đến kết quả đại hội cấp trên.

Tuy nhiên, vệc đưa đảng viên dự bị đi dự đại hội đảng bộ cấp là không trái quy định pháp luật.

Xem thêm: Ông ngoại và ông nội đều đi ngụy thì cháu có được kết nạp Đảng không?

4/ Có chi bộ biểu quyết đề nghị kết nạp một quần chúng ưu tú vào Đảng [là đoàn viên Đoàn TNCS HCM], sau đó chi ủy mới làm các bước thủ tục để hợp thức hóa đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ và gửi lên cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định. Như vậy chi bộ làm có đúng không?

Căn cứ Điều 4 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương Đảng đã hướng dẫn quy trình xét kết nạp Đảng như sau:

– Người vào Đảng phải làm đơn xin vào Đảng; Người vào Đảng phải khai trung thực lý lịch của mình và lý lịch đó phải được đảng uỷ cơ sở thẩm tra kỹ

– Đảng viên chính thức giới thiệu người vào Đảng

– Nghị quyết của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở cơ sở giới thiệu đoàn viên thanh niên vào Đảng

– Ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với người xin vào Đảng

– Nghị quyết của chi bộ xét, đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ

– Nghị quyết của cấp uỷ cơ sở đảng đề nghị kết nạp đảng viên

Xem thêm: Có được khởi kiện quyết định xử lý kỷ luật Đảng viên ra Tòa không?

– Quyết định của cấp uỷ có thẩm quyền chuẩn y kết nạp đảng viên

Như vậy, theo quy định trên, trước tiên thực hiện thủ tục hợp thức hóa đề nghị xét kết nạp đảng sau đó mới thực hiện việc biểu quyết đề nghị kết nạp đảng. Như vậy, việc chi bộ biểu quyết đề nghị kết nạp một quần chúng ưu tú vào Đảng sau đó chi ủy mới làm thủ tục để hợp thức hóa đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ và gửi lên cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định là không đúng quy định pháp luật.

5/ Chi bộ đồng chí mới được Đảng ủy xã chỉ định bổ sung chi ủy viên mới, trong cuộc họp chi ủy thì đồng chí Bí thư chi bộ phân công đồng chí Chi ủy viên mới được chỉ định làm thư ký ghi biên bản các cuộc họp chi bộ, đồng chí này báo cáo với chi bộ là chưa nắm được cách ghi biên bản cuộc họp Chi bộ. Như vậy biên bản sinh hoạt định kỳ hàng tháng cần đảm bảo những nội dung gì?

Theo Điểm 1 Mục I Hướng dẫn 09-HD/BTCTW về nội dung sinh hoạt chi bộ thì nội dung biên bản sinh hoạt định kỳ hàng tháng cần bảo đảm các nội dung sau:

* Phần mở đầu

– Chi bộ thực hiện việc thu nộp đảng phí hàng tháng của đảng viên;

– Đồng chí bí thư chi bộ [hoặc đồng chí chi ủy viên được phân công chủ trì] tiến hành các nội dung sau:

+ Thông báo tình hình đảng viên của chi bộ [chính thức, dự bị]; số đảng viên được miễn sinh hoạt, công tác; số đảng viên có mặt dự họp; số đảng viên vắng mặt và lý do vắng;

Xem thêm: Luật sư tư vấn điều kiện kết nạp Đảng

+ Thông qua chương trình, nội dung sinh hoạt chi bộ và những vấn đề trọng tâm cần tập trung thảo luận;

+ Cử thư ký cuộc họp [chú ý chọn đồng chí có năng lực và kinh nghiệm tổng hợp để ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến phát biểu của đảng viên, kết luận của đồng chí chủ trì hoặc nghị quyết của chi bộ].

* Phần nội dung

– Thông tin tình hình thời sự nổi bật trong nước, quốc tế và của địa phương, cơ quan, đơn vị; phổ biến, quán triệt những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên [nội dung thông tin cần chọn lọc phù hợp, thiết thực]. Nhận xét tình hình tư tưởng của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; những vấn đề tư tưởng chi bộ cần quan tâm;

– Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của chi bộ tháng trước [nêu rõ những việc làm được, chưa làm được, nguyên nhân]; tình hình đảng viên thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên và nhiệm vụ được chi bộ phân công;

– Đánh giá việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; biểu dương những đảng viên tiền phong gương mẫu, có việc làm cụ thể, thiết thực về học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đồng thời, giáo dục, giúp đỡ những đảng viên có sai phạm [nếu có];

– Thông báo ý kiến của đảng viên, quần chúng về sự lãnh đạo của chi bộ và vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên [nếu có] để chi bộ có biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh với những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;

– Đề ra một số nhiệm vụ cụ thể, thiết thực, bức xúc trước mắt để thực hiện trong tháng tới theo chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên; đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên thực hiện;

Xem thêm: Xử lý kỷ luật đối với Đảng viên không nhận nhiệm vụ được giao

– Chi bộ thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến về các nội đung trên. Trong quá trình thảo luận, đồng chí chủ trì cần phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến của đảng viên và gợi ý những nội dung quan trọng để đảng viên tham gia thảo luận, thể hiện chính kiến của mình. Khi có những vấn đề cần biểu quyết mà đang có ý kiến khác nhau, chi bộ cần trao đổi kỹ trước khi biểu quyết.

* Phần kết thúc

– Đồng chí chủ trì tóm tắt ý kiến phát biểu của đảng viên và kết luận những vấn đề lớn, quan trọng mà chi bộ đã thảo luận, thống nhất;

– Chi bộ biểu quyết thông qua kết luận [nghị quyết] của chi bộ. Đồng chí thư ký ghi rõ số đảng viên đồng ý, không đồng ý và số có ý kiến khác;

– Đồng chí chủ trì và thư ký ký vào biên bản cuộc họp. Sổ ghi biên bản họp chi bộ phải được quản lý và lưu trữ theo quy định.

6/ Một đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng. Khi chi bộ họp bàn việc thi hành kỷ luật có 9/11 đảng viên chính thức dự họp. Chi bộ biểu quyết bằng cách giơ tay có 5/9 đảng viên chính thức dự họp đồng ý hình thức kỷ luật cảnh cáo. Trường hợp này xử lý như thế nào?

Điểm 1.2, Khoản 1 Điều 38 trong Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI ban hành kèm theo Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương quy định: “Việc biểu quyết đề nghị kỷ luật hoặc biểu quyết quyết định kỷ luật phải bằng phiến kín. Sau khi xem xét, kết luận, tổ chức đảng phải biểu quyết bằng phiếu kín việc có kỷ luật hay không kỷ luật. Nếu kết quả biểu quyết không kỷ luật thì phải báo cáo tổ chức đảng cấp trên. Trường hợp kết quả biểu quyết đến mức phải kỷ luật thì bỏ phiếu quyết định hình thức kỷ luật cụ thể”

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài:1900.6568

Trường hợp biểu quyết mà không có hình thức kỷ luật nào đủ đa số phiếu theo quy định tại điểm 16.3 Quyết định số 46-QĐ/TW thì phải báo cáo đầy đủ hồ sơ để tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định. Quyết định của cấp có thẩm quyền phải được chấp hành nghiêm chỉnh.

Mặt khác, theo quy định tại điểm 16.3 Quyết định số 46-QĐ/TW thì để biểu quyết có giá trị thì cần phải có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành, số thành viên của đại hội là tổng số đại biểu chính thức được triệu tập có đủ tư cách dự đại hội trừ số đảng viên đã được giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở đảng bộ khác và đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt đảng không có mặt ở đại hội [nếu đảng viên đó có mặt ở đại hội, hội nghị đảng viên, tham gia bầu cử, biểu quyết thì vẫn tính], số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam, đảng viên chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội có lý do chính đáng được cấp uỷ triệu tập đại hội đồng ý].

Như vậy, với trường hợp chi bộ hợp bàn việc thi hành kỷ luật 9/11 đảng viên chính thức dự họp, vắng 2 đảng viên, trong đó có 5/9 đảng viên chính thức đồng ý. Tuy nhiên, ở đây bạn không nói rõ lý do vắng mặt.

Nếu 2 đảng viên vắng mặt do bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam, đảng viên chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội có lý do chính đáng được cấp uỷ triệu tập đại hội đồng ý thì 5/9 đảng viên đồng ý được xét là đa số và quyết định đủ điều kiện được thông qua.

Nếu 2 đảng viên vắng mặt mà không thuộc các trường hợp nêu trên thì 5 đảng viên đồng ý không được xét là đa số đảng viên tán thành, quyết định hình thức kỷ luật lúc này không đủ điều kiện được thông qua.

7/ Hội nghị Chi bộ đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên cuối năm, khi đánh giá xếp loại chất lượng đảng viên dự bị, Chi bộ có hai ý kiến khác nhau:

– Ý kiến thứ nhất: Đảng viên dự bị kết nạp từ 6 tháng trở lên mới phân loại.

– Ý kiến thứ hai: Đảng viên dự bị đều được phân loại chất lượng, không phân biệt thời gian được kết nạp dài hay ngắn.

Vậy ý kiến nào đúng? Tại sao?

Điểm 1.1, Mục B, Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW đã nêu rõ đối tượng đánh giá :

“1.1. Đối tượng

Đảng bộ, chi bộ cơ sở [bao gồm cả đảng bộ cơ sở mà đảng ủy được giao một số quyền cấp trên cơ sở]; đảng bộ bộ phận, chi bộ trực thuộc đảng ủy.”

Như vậy, hướng dẫn này không quy định đảng viên dự bị phải được kết nạp thời gian bao lâu thì mới tham gia đánh giá, phân loại chất lượng đảng viên.

Do đó, ý kiến thứ hai là đúng quy định pháp luật.

8/ Đồng chí Bríu A là đảng viên dự bị đang sinh hoạt tại Chi bộ thôn X, thuộc Đảng bộ xã Y. Đồng chí A do vi phạm khuyết điểm đã bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Đến thời kỳ chuyển đảng chính thức cho đồng chí A, Chi bộ thôn X đã họp và ra nghị quyết kéo dài thời gian dự bị thêm 3 tháng, sau đó mới xét chuyển đảng chính thức.Theo đồng chí, Chi bộ ra nghị quyết như trên là đúng hay sai ? Tại sao?

Khoản 2 Điều 5, Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam quy định: “Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp ủy có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp ủy có thẩm quyền quyết định”.

Như vậy, việc kéo dài thời gian dự bị của đồng chí thêm 3 tháng là không đúng thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức và trái với quy định của Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

9/ Đồng chí Alăng B là đảng viên dự bị đang sinh hoạt tại chi bộ thôn X thuộc Đảng bộ xã Y, khi hết thời gian dự bị, đồng chí B được Chi bộ làm thủ tục xét, đề nghị cấp trên chuyển đảng chính thức, nhưng chưa có quyết định chuyển đảng chính thức của Ban thường vụ Huyện ủy. Trong thời gian chờ Quyết định chuyển đảng chính thức, Chi bộ tiến hành đại hội, đảng viên B vẫn được bầu vào Chi uỷ chi bộ. Việc bầu đồng chí Alăng B vào Chi uỷ là đúng hay sai? Tại sao?

Căn cứ Điều 3 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam quy định:

“Đảng viên có quyền :

1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.

2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.

4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.”

Như vậy, các đảng viên dự bị đều có quyền như đảng viên chính thức, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo Đảng; ngoài ra, Điều 9 Quyết định 244-QĐ/TW Về quy chế bầu cử trong Đảng có quy định “ Đảng viên chính thức ứng cử tại đại hội đảng viên mà mình là thành viên của tổ chức đảng đó. Đại biểu chính thức của đại hội ứng cử tại đại hội đại biểu.”

Như vậy, trường hợp đồng chí A lăng B là Đảng viên dự bị, chưa có quyết định chuyển Đảng chính thức, chi bộ vẫn tiến hành đại hội, đồng chí A lăng B vẫn được bầu vào Chi ủy chi bộ là không đúng quy định pháp luật.

10/ Chi bộ họp tổ chức xét đề nghị kết nạp đảng viên thì có hai loại ý kiến:

– Loại thứ nhất: Đề nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay

– Loại thứ hai: Đề nghị biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Trường hợp này loại ý kiến nào là đúng? Giải thích vì sao?

Điểm 5.1 Hướng dẫn số 01/HD-TW hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng quy định:

“ 5.1-    Hình thức biểu quyết để quyết định hoặc đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức và xoá tên đảng viên

Việc biểu quyết để ra nghị quyết hoặc quyết định đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, xoá tên trong danh sách đảng viên được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết bằng thẻ đảng viên, do hội nghị chi bộ và hội nghị của cấp uỷ quyết định. Trường hợp biểu quyết không đủ tỉ lệ theo quy định để ra nghị quyết hoặc quyết định thì phải báo cáo đầy đủ kết quả biểu quyết lên cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, quyết định.”

Như vậy, đối với đề nghị biểu quyết trong cuộc họp đề nghị kết nạp Đảng viên không áp dụng hình thức biểu quyết bằng hình thức giơ tay mà chỉ áp dụng hình thức bỏ phiếu kín hoặc bằng thẻ đảng viên; vì vậy, ý kiến thức hai là biểu quyết bằng bỏ phiếu kín là đúng.

11/ Chi bộ của đồng chí có 01 đảng viên đến thời điểm đủ 40 năm tuổi đảng, nhưng bỏ sinh hoạt đảng, không đóng đảng phí [9 tháng liền] và không dự kiểm điểm đánh giá chất lượng đảng viên năm 2015. Vậy đảng viên trên có được xét tặng Huy hiệu Đảng không? Vì sao?

Theo Quyết định 45-QĐ/TW quy định thi hành Điều lệ Đảng thì Những đảng viên hoạt động cách mạng lâu năm, giữ gìn được tư cách đảng viên, có đủ 30 năm, 40 năm, 50 năm, 55 năm, 60 năm, 65 năm, 70 năm, 75 năm, 80 năm, 85 năm, 90 năm tuổi đảng trở lên thì được tặng Huy hiệu Đảng. Đảng viên đã từ trần, nếu thời gian tham gia sinh hoạt đảng có đủ tuổi đảng như nêu trên thì được truy tặng Huy hiệu Đảng. Tại thời điểm xét tặng Huy hiệu Đảng, đảng viên bị kỷ luật về Đảng từ hình thức cảnh cáo trở lên thì chưa được xét tặng; sau 6 tháng [đối với kỷ luật cảnh cáo], 1 năm [đối với kỷ luật cách chức], nếu sửa chữa tốt khuyết điểm sẽ được xét tặng Huy hiệu Đảng. Đảng viên bị bệnh nặng có thể được xét tặng Huy hiệu Đảng sớm, nhưng thời gian xét tặng sớm không được quá một năm so với thời gian quy định.

Như vậy, trường hợp đồng chí Đảng viên đến thời điểm 40 năm tuổi đảng, nhưng bỏ sinh hoạt đảng, không đóng đảng phí và không dự kiểm điểm đánh giá chất lương Đảng viên 2015 mà bị áp dụng hình thức cảnh cáo trở lên thì chưa được xét tặng. Sau 6 tháng [đối với kỷ luật cảnh cáo], 1 năm [đối với kỷ luật cách chức], nếu sửa chữa tốt khuyết điểm sẽ được xét tặng Huy hiệu Đảng.

Video liên quan

Chủ Đề