Cách tính thuế chống bán phá giá

08:47 03/01/22

Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ là những loại thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

1. Khái niệm

Tại Điều 4, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 những loại thuế này được định nghĩa như sau:

- Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

- Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

- Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Từ khái niệm này ta thấy, những loại thuế này áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời, không phải hàng hóa nhập khẩu nào cũng phải chịu các loại thuế này mà việc nhập khẩu những hàng hóa này phải gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước thì mới áp dụng các loại thuế này.

2. Điều kiện, nguyên tắc, thời hạn áp dụng

Thuế chống bán phá giá

Thuế chống trợ cấp

Thuế tự vệ

Điều kiện áp dụng

- Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;

- Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

- Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;

- Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

- Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;

- Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Nguyên tắc áp dụng

- Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật;

- Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;

- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.

- Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

- Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật;

- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam;

- Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.

- Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo Điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh;

- Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận Điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;

- Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.

Thời hạn áp dụng

Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.

Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.

Thời hạn áp dụng thuế tự vệ không quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo, với Điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang Điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.

3. Điều tra các vụ việc để áp dụng các loại thuế nhập khẩu bổ sung

Việc kê khai, thu, nộp, hoàn thuế do Bộ Tài chính tiến hành thực hiện, còn việc có áp dụng các loại thuế này hay không, thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương.

Để xác định hàng hóa có áp dụng thuế chống bán phá giá hay thuế chống trợ cấp hay không phải trải qua một quá trình điều tra của cơ quan điều tra.

Trong trường hợp nhận thấy hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp hoặc nhập khẩu quá mức gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước có quyền nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại [chống bán phá giá, tự vệ, chống trợ cấp].

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại [trừ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ];

- Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cấp chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của ngành sản xuất trong nước.

Căn cứ pháp lý:

- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

- Luật quản lý ngoại thương 2017.

- Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:

 
 

Thúy Vy

16,584

Thuế chống bán phá giá là loại thuế được nhắc đến khá nhiều khi nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ đây là loại thuế gì? Điều kiện và nguyên tắc áp dụng tra sao? Do đó, để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thuế này, bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây của Thông Tiến Logistics.

Thuế chống bán phá giá [Thuế CBPG] là gì?

Với nhiều người, nhất là những người ít khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu hàng hóa, họ thường không hiểu rõ thuế chống bán phá giá là gì? Do đó, để giúp mọi người hiểu rõ hơn về loại thuế này, bạn có thể tìm hiểu Tại Khoản 5, Điều 7, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

Theo đó, tại Điều luật này đã định nghĩa chi tiết:Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.”

Khái niệm chi tiết về thuế CBPG theo quy định

Điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá

Một số người cho rằng, thuế chống bán phá giá không cần căn cứ vào điều kiện hay nguyên tắc cụ thể nào khi áp dụng. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Việc áp dụng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu cần căn cứ vào điều kiện và nguyên tắc cụ thể được Pháp luật quy định.

Theo đó, tại Điều 12, Chương III, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 đã quy định chi tiết về điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế CBPG. Cụ thể:

Điều kiện áp dụng

Thuế được áp dụng với 2 điều kiện đó là:

  • Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể.
  • Việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam phải là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa dẫn đến những thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước và có thể ngăn cản sự hình thành của các ngành sản xuất trong nước.

Nguyên tắc áp dụng

Về nguyên tắc áp dụng, có thể kể đến 4 nguyên tắc gồm:

  • Loại thuế này chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết và hợp lý để ngăn ngừa hoặc hạn chế những thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất trong nước.
  • Việc áp dụng thuế chỉ được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải căn cứ vào kết luận Điều tra cuối cùng theo quy định của Pháp luật.
  • Thuế được áp dụng với những mặt hàng khi nhập khẩu vào Việt Nam và bán phá giá.
  • Việc áp dụng thuế phải đảm bảo không gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước.

Để tìm hiểu chi tiết và đầy đủ hơn, bạn có thể tham khảo tại Điều 12 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016. Tại Điều luật này đã quy định cụ thể điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế CBPG đối với hàng nhập khẩu mà bạn cần nắm chắc.

Điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế CBPG

Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá như thế nào?

Tại Khoản 3, Điều 12, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 đã nêu rõ: “Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.”

Việc áp dụng thuế cũng được quy định tại Điều 15 của Luật này. Căn cứ vào đó, bạn phải chú ý áp dụng thuế CBPG như sau:

  • Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế CBPG phải được thực hiện theo đúng quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và pháp luật về thuế chống bán phá giá.
  • Căn cứ vào mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế CBPG mà người khai hải quan phải có trách nhiệm kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
  • Thuế chống bán phá giá được áp dụng theo quyết định của Bộ Công thương.
  • Việc kê khai, thu, nộp và hoàn thuế CBPG sẽ được Bộ Tài chính quy định chi tiết.
  • Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.

Thời hạn áp dụng thuế CBPG cụ thể

Danh sách hàng hóa chịu thuế chống bán phá giá

Căn cứ vào hồ sơ Điều tra của Bộ Công thương về một số mặt hàng chịu thuế chống bán phá giá, có thể đưa ra danh sách hàng hóa đang Điều tra và đã hoàn tất quá trình Điều tra chịu thuế cụ thể như sau:

[* Lưu ý: Danh sách có thể thay đổi tùy vào tình hình thực tế trong từng năm. Bạn có thể cập nhật chi tiết tại link: //www.trav.gov.vn/?page=case-prosecute ]

Mã vụ việcLoại hình biện phápHàng hóa bị điều traNước/Vùng lãnh thổ bị điều traBiện pháp sơ bộBiện pháp chính thức
AD15 Chống bán phá giá Một số sản phẩm vật liệu hàn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,Vương quốc Thái Lan, Ma-lai-xi-a Đang điều tra Đang điều tra
AD14 Chống bán phá giá Một số sản phẩm Sorbitol Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ,Cộng hòa In-đô-nê-xi-a Đang điều tra Đang điều tra
AD13 – AS01 Chống bán phá giá Một số sản phẩm đường mía Vương quốc Thái Lan Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể
AD12 Chống bán phá giá Một số sản phẩm thép hình chữ H Ma-lai-xi-a Đang điều tra Đang điều tra
AD10 Chống bán phá giá Một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,Cộng hòa Ấn Độ,Cộng hòa In-đô-nê-xi-a,Ma-lai-xi-a Đang điều tra Đang điều tra
AD09 Chống bán phá giá Một số sản phẩm bột ngọt Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,Cộng hòa In-đô-nê-xi-a Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể Đang điều tra
AD08 Chống bán phá giá Một số sản phẩm thép cán nguội [ép nguội] dạng cuộn hoặc tấm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Đang điều tra Đang điều tra
AD07 Chống bán phá giá Một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,Vương quốc Thái Lan,Ma-lai-xi-a Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể
AD05 Chống bán phá giá Một số sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể
AD04 Chống bán phá giá Một số sản phẩm thép hợp kim hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, được sơn hoặc quét vécni hoặc phủ plastic hoặc phủ loại khác Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,Đại Hàn Dân quốc Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể
AD03 Chống bán phá giá Thép hình chữ H Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể
AD02 Chống bán phá giá Thép mạ [còn gọi là tôn mạ] Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,Hàn Quốc Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể
AD15 Chống bán phá giá Một số sản phẩm vật liệu hàn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,Vương quốc Thái Lan, Ma-lai-xi-a Đang điều tra Đang điều tra
AD01 Chống bán phá giá Thép không gỉ cán nguội Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,Ma-lai-xi-a,Cộng hòa In-đô-nê-xi-a,Lãnh thổ Đài Loan Đang điều tra Đang điều tra

Cách tính thuế chống bán phá giá

thuế CBPG được biết đến là loại thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa khi nhập khẩu vào Việt Nam. Căn cứ vào tình hình thực tế mà bạn nên lựa chọn cách tính thuế chống bán phá giá cho phù hợp.

Tuy nhiên, trong trường hợp thuế suất thuế chống bán phá giá tính theo tỷ lệ phần trăm, thì số thuế thực tế phải nộp sẽ được tính theo công thức:

Trị giá tính thuế nhập khẩu x thuế suất thuế chống bán phá giá

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã tổng hợp cho bạn các thông tin liên quan đến thuế chống bán phá giá. Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để cập nhật chi tiết, bạn có thể tìm hiểu tại các văn bản luật hiện hành theo quy định của pháp luật.

* Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung trên không còn phù hợp do những thay đổi trong chính sách của pháp luật. Do đó, bạn cần chú ý cập nhật thêm nhiều văn bản luật mới để hiểu rõ hơn về nội dung này.

Video liên quan

Chủ Đề