Cách tính lãi suất của công ty tài chính

Bộ luật dân sự quy định mức lãi suất cho vay tối đa một năm là 20% nhưng hiện nay các công ty tài chính đều cho vay với mức lãi suất cao hơn nhiều lần. Như vậy có vi phạm pháp luật không? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này qua tình huống sau đây:

 1. Luật sư tư vấn về dân sự

Do nhu cầu cuộc sống và chi tiêu tiêu dùng, nhiều người chấp nhận vay nóng của các công ty tài chính dù lãi suất rất cao. Lãi suất cho vay của các công ty tài chính tối đa là bao nhiêu? Các công ty tài chính có phải chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự về lãi suất tối đa không? Người vay không trả được nợ đúng hạn thì có phải trả thêm lãi chậm trả không?

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này, hãy gọi: 1900.6169 để được các Luật sư, chuyên viên hướng dẫn.

2. Luật sư tư vấn về lãi suất cho vay của các công ty tài chính

Câu hỏi:

Chào Công ty Luật Minh Gia. Hiện nay các Công ty tài chính như: FE credit, Home Credit, SaiSon HD,... đang hoạt động cho vay trả góp bằng tiền mặt, với mức lãi suất rất cao, từ 80-90%, góp trong vòng 18-24 tháng. Ví dụ: Vay 50 triệu đồng, số tiền trả góp cộng lại từ 90-100 triệu đồng. Với mức lãi suất như vậy, tôi xin hỏi: Các công ty đó có bị vi phạm luật hay không? Hoạt động kinh tế như vậy liệu có lành mạnh hay không? Cơ quan nào của nhà nước giám sát các tổ chức này? Khách hàng chịu không nổi với mức lãi suất này nên dẫn đến trả chậm hoặc mất khả năng thanh toán. Khi đó phía công ty cho nhân viên hù dọa, chửi mắng khách hàng thậm tệ! Những trường hợp xảy ra như vậy thì khách hàng kiện ai, báo với cơ quan chức năng nào để được xử lý, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng? Trân trọng cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Thứ nhất: Về vấn đề vay tài chính tại các tổ chức tín dụng và lãi suất cho vay

Căn cứ Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010:

"1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

5. Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

Theo đó, các công ty tài chính như FE Credit, Home Credit, Saison HD,… được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, thực hiện các hoạt động bao gồm: huy động vốn, cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô và khách hàng khác để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống,… nên các công ty tài chính này là tổ chức tài chính vi mô.

Lãi suất của các tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP:

"Điều 13. Lãi suất cho vay

1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

a] Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

b] Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

c] Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

d] Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

đ] Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

3. Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm [một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày] tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.

4. Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

a] Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

b] Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

c] Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

5. Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất."

Như vậy, chỉ trong một số trường hợp đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu vốn như: phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thì lãi suất cho vay thực hiện theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước; các trường hợp cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn của khách hàng thì lãi suất cho vay sẽ do các bên thỏa thuận.

Khi vay khách hàng biết rõ lãi suất cao nhưng vẫn đồng ý vay với lãi suất các công ty tài chính đưa ra nên như vậy vẫn phù hợp với pháp luật. Trường hợp đến hạn thanh toán mà bên vay vẫn không trả đầy đủ thì phải trả lãi như sau:

- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận;

- Lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả theo thỏa thuận nhưng tối đa 10%/năm;

- Lãi trên dư nợ gốc quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn.

Thứ hai: Về trường hợp đe dọa, xúc phạm khi tiến hành đòi nợ

Đối với hành vi chửi mắng, đe dọa của nhân viên các công ty tài chính có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

"Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a] Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

…"

Hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a] Phạm tội 02 lần trở lên;

b] Đối với 02 người trở lên;

c] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d] Đối với người đang thi hành công vụ;

đ] Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e] Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g] Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a] Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b] Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề anh/chị yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác anh/chị vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời. 

Cách tính lãi suất vay ngân hàng vốn được xem như mặc định khi khách hàng chọn dịch vụ vay tại các ngân hàng. Nắm được lãi suất vay vốn giúp bạn có sự cân nhắc về số tiền và thời hạn vay hợp lý. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết được cách tính lãi suất vay ngân hàng đơn giản và chính xác. Cùng Timo tìm hiểu ngay sau đây.

Lãi suất vay ngân hàng nào thấp nhất 2022

Điều khách hàng quan tâm nhất khi có nhu cầu vay vốn là lãi vay ngân hàng ra sao và các chương trình ưu đãi của ngân hàng khi cho vay như thế nào? Để đáp ứng nhu cầu và thu hút khách hàng nhiều ngân hàng đã áp dụng mức lãi suất vay ngân hàng ở mức tương đối thấp. Tham khảo qua bảng so sánh lãi vay ngân hàng cho cả hình thức vay tín chấp và vay thế chấp.

Bảng tổng hợp lãi suất vay 10 ngân hàng tốt nhất 2022

Ngân hàngVay tín chấpVay thế chấp
VIB178,8
Bản Việt17-186.5
VPBank206,9 – 8,6
ACB277,5 – 9,0
Sacombank9,57,5 – 8,5
BIDV11,96,6 – 7,8
TPBank176,9 – 9,9
Maritime Bank10 – 176,99 – 7,49
Vietcombank10,8 – 14,47,5
Vietinbank9,67,7
Bảng tham khảo lãi suất vay 10 ngân hàng tốt nhất [Nguồn: Tổng hợp Internet]

TOP ngân hàng có lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ưu đãi nhất

Ngân hàngLãi vay thế chấp sổ đỏ
[%/năm]
Tỷ lệ cho vayPhí trả nợ trước hạn
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Agribank7,580-85% giá trị tài sản đảm bảo
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng BIDV1180% giá trị tài sản đảm bảoMiễn phí
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Vietcombank7,770% giá trị tài sản đảm bảo1% tính trên số tiền trả trước
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Vietcapital870% giá trị tài sản đảm bảo3% tính trên số tiền trả trước
Vay thế chấp sổ đỏ Vietinbank770% giá trị tài sản đảm bảo2% tính trên số tiền trả trước
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng HSBC760% giá trị tài sản đảm bảo3% tính trên số tiền trả trước
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng VPBank9,675% giá trị tài sản đảm bảo4% tính trên số tiền trả trước
Vay thế chấp sổ đỏ Sacombank12,3100% giá trị tài sản đảm bảo2% tính trên số tiền trả trước
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng VIB10,270% giá trị tài sản đảm bảo3% tính trên số tiền trả trước
Bảng tổng hợp lãi suất vay ngân hàng thế chấp sổ đỏ [Nguồn: Tổng hợp]

TOP 5 ngân hàng có lãi suất vay mua ô tô thấp nhất

Ngân hàngLãi suất vay ngân hàng [%/năm]
Vietinbank7,7
Bản Việt6.5
Vietcombank7,5
BIDV7,3
Techcombank8,29
Bảng tham khảo lãi suất vay mua ô tô thấp [Nguồn: Tổng hợp Internet]

Những ngân hàng có lãi vay sản xuất kinh doanh thấp

Ngân hàngLãi suất vay [%/năm]
Vietcombank7,5
BIDV6,7 – 7,5
Vietinbank7 – 8,1
Bản Việt6.5
MBBank7 – 8
TPBank6,8
ACB7
Bảng tham khảo lãi vay sản xuất kinh doanh [Nguồn: Tổng hợp Internet]

Top 6 Ngân hàng có lãi suất vay ưu đãi nhất

Dựa vào những bảng tổng hợp trên, có thể suy ra được 5 ngân hàng có lãi vay ngân hàng thấp và nhiều ưu đãi nhất, cụ thể:

Lãi vay ngân hàng Vietcombank

Được biết đến là một trong những ngân hàng lớn và uy tín tại Việt Nam hiện nay, mức lãi suất cho vay của Vietcombank cũng hết sức cạnh tranh. 

Năm 2021, ngân hàng này áp dụng mức lãi vay tín chấp từ 10,8% đến 14,4% và vay thế chấp là 7,5%/năm, mức lãi vay mua nhà, ô tô ở là 7,5%/năm. Đối với vay vốn kinh doanh, Vietcombank cho vay lên đến 60 tháng, số tiền cho vay lên đến 5 tỷ VNĐ.

Lãi suất vay ngân hàng Vietcombank cập nhật mới nhất [Nguồn: Internet]

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam AgriBank là một trong Big4 ngân hàng có vốn nhà nước và có mạng lưới chi nhánh khắp đất nước. Do đó, khi nghĩ đến vay ngân hàng, nhiều người sẽ tìm đến Agribank. Một trong những sản phẩm vay phổ biến và có nhiều ưu đãi cho khách hàng nhất của Agribank là vay thế chấp sổ đỏ với mức lãi suất cho vay 7,5%/năm và tỷ lệ cho vay lên đến 80-85% tài sản đảm bảo.

Lãi suất vay ngân hàng Vietinbank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam [Vietinbank] là ngân hàng có uy tín lớn. Lãi vay thế chấp của Vietinbank có phần cao hơn Vietcombank một chút là 7,7%/ năm hạn mức 80% nhu cầu. Tuy nhiên, hiện nay lãi vay tín chấp ở Vietinbank thấp nhất trong tất cả các ngân hàng [9,6%/năm]. Còn với lãi vay mua nhà, ô tô đều là 7,7%/ năm.

Lãi vay thế chấp của Vietinbank có phần cao hơn Vietcombank [Nguồn: Internet]

BIDV – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng nằm trong số ngân hàng có mức lãi suất cho vay thấp nhất hiện nay. Vay thế chấp chỉ ở khoảng 6,6 – 7,8%/ năm, hạn mức lên đến 100% tài sản đảm bảo. Nhưng mức vay tín chấp lại có phần cao hơn những ngân hàng khác [11,9%/năm]. Lãi vay mua nhà, ô tô lại BIDV ở mức thấp hơn so với Vietcombank và Vietinbank, ở mức 7,3%/ năm.

Lãi vay ngân hàng Bản Việt [Viet Capital Bank]

Ngân hàng Bản Việt có lãi suất vay thế chấp rất hấp dẫn, ở mức 6.5%/ năm cho vay mua ô tô và vay sản xuất kinh doanh, thấp nhất trong 10 ngân hàng, hạn mức vay lên tới 80% giá trị tài sản đảm bảo, thời gian kéo dài 20 năm. Lãi suất vay tín chấp xấp xỉ 17-18%/ năm tùy theo từng sản phẩm vay cụ thể.

Lãi vay ngân hàng Bản Việt [Viet Capital Bank] rất hấp dẫn [Nguồn: Internet]

Đây là ngân hàng tư nhân có mức lãi suất cho vay thấp ở nước ta. Mức lãi vay tín chấp của Sacombank chỉ ở mức 11%/ năm. Lãi vay thế chấp tại Sacombank là 7,5% đến 8,5%/năm.

Ngân hàng giảm lãi vay hỗ trợ khách hàng trong tình hình dịch Covid 19

Thực hiện giải pháp hỗ trợ khách hàng vượt qua đại dịch Covid 19 từ Ngân hàng nhà nước, một số ngân hàng đã công bố mức giảm lãi suất cho vay từ 1 – 2%, áp dụng từ ngày 15/7/2021 đến hết 31/12/2021.

Vietcombank giảm lãi suất cho vay

Để hỗ trợ các khách hàng trong đợt dịch này, Vietcombank đã có đợt giảm lãi suất lớn nhất trong năm 2021. Giảm lãi suất 1%/năm đối với các khánh hàng doanh nghiệp thuộc 09 ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Giảm tới 1%/năm cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực còn lại. Đối với các khách hàng cá nhân vay vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh sẽ được giảm lãi suất tới 1%/năm, vay vốn tiêu dùng có thể hưởng mức giảm tới 0,5%/năm.

Ngân hàng Agribank hỗ trợ giảm lãi vay

Agribank áp dụng mức giảm tiếp 1% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất từ 5%/năm trở lên và dư nợ cho vay trung, dài hạn có lãi suất từ 7%/năm trở lên.

BIDV giảm lãi vay ngân hàng

BIDV công bố giảm lãi vay 1%/năm đối với dư nợ hiện hữu. Riêng đối với nhóm khách hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch covid có thể được giảm tối đa đến 2%/năm.

Ngân hàng Sacombank giảm lãi suất vay

Sacombank giảm lãi suất 1%/năm đối với các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đang có khoản vay thuộc các ngành nghề, lĩnh vực chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh Covid 19. Bên cạnh đó, ngân hàng tiếp tục ưu đãi/miễn phí dịch vụ, cơ cấu nợ và điều chỉnh giảm khung lãi suất cho vay.

Lãi vay ngân hàng là gì?

Lãi vay ngân hàng là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền lãi so với số vốn vay, mức lãi suất thường được tính trong vòng một năm. Mặc dù, tỷ lệ lãi suất vay ngân hàng sẽ do các ngân hàng quy định nhưng phải luôn tuân theo quy định giới hạn của ngân hàng nhà nước. Hiểu đơn giản là sau khi vay của ngân hàng một của một số tiền để sử dụng thì bạn phải trả thêm một số tiền lãi nữa. Số tiền lãi sẽ được tính trên tổng số tiền mà khách hàng phải trả hàng tháng. 

Hiện nay, lãi suất vay tại các ngân hàng thương mại thường dao động từ 6 – 25%/năm, tùy thuộc vào từng ngân hàng, hình thức vay, ưu đãi, hoặc cách tính lãi suất. Cụ thể vay tín chấp có lãi suất cao hơn từ 16 – 25%/năm, vay thế chấp có lãi suất cao hơn 8 – 12%/năm.

Lãi vay ngân hàng là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền lãi so với số vốn vay [Nguồn: Internet]

Hiện nay, các ngân hàng có khá nhiều hình thức cho vay vốn với mức lãi vay khác nhau. Tùy theo mục đích sử dụng để bạn có thể chọn hình thức vay nào phù hợp với bản thân. Các hình thức vay phổ biến hiện nay là:

  • Vay tín chấp: hình thức vay ngân hàng không cần tài sản đảm bảo và dựa hoàn toàn trên uy tín của người vay.
  • Vay thế chấp: có tài sản đảm bảo mới được vay. Lãi suất vay ngân hàng của hình thức vay thế chấp sẽ được chia thành các mức lãi suất khác nhau tùy theo mục đích vay vốn gồm có:
  • Lãi vay thế chấp mua bất động sản
  • Lãi vay thế chấp mua xe ô tô
  • Lãi vay thế chấp tiêu dùng
  • Vay thấu chi: hình thức vay cho khách hàng cá nhân khi có nhu cầu sử dụng vượt số tiền hiện có trong tài khoản thanh toán. Tùy vào độ uy tín, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức tối đa để có thể chi vượt mức khi số dư tài khoản bằng 0đ.

Các ngân hàng có khá nhiều hình thức cho vay vốn khác nhau [Nguồn: Internet]

Cách tính lãi suất vay ngân hàng cho loại lãi suất này là như nhau cho từng tháng. Có nghĩa là lãi suất cho khoản vay của bạn sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay. Lãi suất này không có biến động nên sẽ giảm áp lực cũng như tránh được những rủi ro do biến động về lãi suất.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A vay số tiền 20.000.000 VNĐ trong vòng 1 năm với mức lãi suất cố định là 12%/năm. Như vậy số tiền lãi anh A phải trả hàng tháng là:
200.000 VNĐ [20. 000.000 x [12%/12]] trong suốt 1 năm.
Bạn có thể quan tâm: Ngân hàng nào đang áp dụng vay tín chấp theo lương lãi suất thấp?

2. Lãi suất thả nổi [thay đổi, biến động]

Mức lãi suất áp dụng thay đổi tùy theo quy định và chính sách của các ngân hàng theo từng thời kỳ. Cách tính lãi suất vay ngân hàng này thông thường sẽ bao gồm:
Chi phí vốn + Biên độ lãi suất cố định hoặc bao gồm: chi phí vốn cố định + biên độ lãi suất thay đổi.

Ví dụ: Anh Trần Văn B vay thế chấp số tiền 20.000.000 VNĐ trong 1 năm. Với mức lãi suất 1%/tháng trong vòng 6 tháng đầu. Sau 6 tháng đó lãi suất sẽ thả nổi.

  • Theo như cách tính lãi suất trả góp thì số lãi suất anh B phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu sẽ là:
    200.000 VNĐ [20.000.000 x 1%] trong vòng 6 tháng đầu tiên.
  • Sang tháng thứ 7 số tiền lãi anh B phải đóng sẽ dựa vào lãi suất hiện tại của thị trường. Lãi suất này có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với lãi suất ban đầu được ghi trong hợp đồng.
  • Nếu so sánh với anh A ở trên, số tiền phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu của khách hàng B là như nhau. Tuy nhiên, sau 6 tháng, số tiền anh B phải đóng chưa thể xác định được cụ thể. Chính vì thế nếu vay trong một thời gian dài, rủi ro là điều có thể xảy ra với loại lãi suất vay thả nỗi này.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Điều kiện vay tiêu dùng cá nhân tại công ty tài chính khác ngân hàng như thế nào

3. Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là sự kết hợp của hai loại lãi suất cố định và thả nổi. Nghĩa là lãi suất cố định được áp dụng một thời gian, sau đó sẽ áp dụng lãi suất thả nổi. Thời gian áp dụng đều được tuân theo thỏa thuận đã được ký kết trong hợp đồng vay.

Ví dụ: Giả sử 100$ là tiền vay của khoản vay, và lãi suất hỗn hợp là 10%.

  • Sau một năm bạn có 100$10$ lãi suất, với tổng số tiền là 110$.
  • Trong năm thứ hai, lãi suất [10%] được áp dụng cho người đứng đầu [100$, dẫn đến 10$ lãi]. Và lãi tích lũy [10$, dẫn đến 1$ lãi]. Với tổng cộng 11$ lãi suất trong năm đó, và 21$ cho cả hai năm.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thẻ tín dụng quốc tế và các loại phí quan trọng

Cách tính lãi suất vay ngân hàng chính xác nhất

Các cách tính lãi suất vay ngân hàng thường được áp dụng [Nguồn: Timo]

Cách tính lãi này dựa trên số tiền thực tế còn nợ sau khi đã trừ đi phần gốc mà bạn đã trả trong những tháng trước đó và số tiền lãi bạn phải trả sẽ giảm dần, song song đó số dư nợ cũng sẽ giảm dần.

Công thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần

  • Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay
  • Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay * Lãi suất vay theo tháng
  • Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại * Lãi suất vay

Ví dụ: Bạn vay 50 triệu đồng, thời hạn trong 12 tháng [1 năm] với mức lãi suất 12%/ năm

  • Tiền gốc trả hàng tháng = 50 triệu/12 ~ 4.1 triệu
  • Tiền lãi tháng đầu = [50 triệu * 12%]/12 = 500.000 VNĐ
  • Tiền lãi tháng thứ 2  = [50 triệu – 4.1 triệu]*12%/12 ~ 458.000 VNĐ
  • Các tháng tiếp theo tiếp tục được tính như vậy đến khi trả hết nợ

Cách tính lãi suất vay ngân hàng trên dư nợ ban đầu

Cách tính lãi suất vay ngân hàng trên dư nợ ban đâu là cách tính lãi theo dư nợ ban đầu không có sự thay đổi mỗi tháng. Nghĩa là, mặc dù tiền gốc có giảm mỗi tháng nhưng lãi suất luôn cố định đến khi trả hết khoản vay

Công thức tính lãi suất theo dư nợ ban đầu

Số tiền bạn phải trả hàng tháng = Dư nợ gốc* lãi suất năm/ thời gian vay

Ví dụ: Bạn vay 10 triệu đồng trả trong 12 tháng với mức lãi suất là 12%/ năm. 

  • Số tiền phải trả ngân hàng hàng tháng là 10 triệu/ 12 tháng ~ 833.333 đồng/tháng
  • Số lãi phải trả ngân hàng hàng tháng là [10 triệu*12%]/12 tháng = 100.000 đồng/ tháng
  • Số tiền phải trả hàng tháng là 933.333 đồng

Dùng công cụ tính số tiền lãi và lịch trả nợ của Timo

Công cụ tính toán này cho phép bạn nhập mức lãi vay ngân hàng, số tiền và hạn mức vay bất kỳ. Sau đó trả về kết quả số lãi bạn phải trả theo từng thời điểm.

Nên chọn cách tính lãi suất vay ngân hàng nào lợi nhất?

Tùy vào nhu cầu sử dụng nào để chọn hình thức tính lãi suất vay ngân hàng phù hợp. Vì từng cách tính lãi suất vay đều có ưu điểm và hạn chế riêng. 

Cách tính lãi suất vay ngân hàng trên dư nợ gốc giảm dần thường được áp dụng cho nhu cầu vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh với hình thức là thế chấp tài sản. Trong khi cách tính lãi suất vay ngân hàng trên dư nợ ban đầu không được khuyến khích cho những khoản vay như vay tiêu dùng thế chấp.

Tìm hiểu thêm: Cách tính lãi suất ngân hàng, lãi suất tiết kiệm và công thức lãi kép chính xác nhất

Nên chọn thời hạn vay ngân hàng như thế nào hợp lý?

Thời gian vay ngân hàng là khoảng thời gian tính từ thời điểm khách hàng vay và ngân hàng ký trên hợp đồng cho vay đến khi khách hàng trả hết nợ hoặc đến khi hết thời hạn quy ước trên hợp đồng tín dụng. Hiện nay, thời gian vay sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích vay, tài chính, độ tuổi của khách hàng,… Lưu ý là việc vay trong thời gian quá ngắn thì khách hàng sẽ không được hưởng các ưu đãi từ ngân hàng.

Vậy khách hàng nên chọn thời hạn vay như thế nào cho hợp lý? Lời khuyên của chuyên gia tư vấn tài chính là khách hàng không nên chọn thời hạn vay dài nhất có thể trong quy định của ngân hàng. Hãy chọn thời gian vay phù hợp để được hưởng nhiều ưu đãi từ ngân hàng vì khách hàng vẫn có thể trả nợ trước cho ngân hàng, tuy nhiên, hãy chỉ trả sau khoản thời gian được ngân hàng miễn phí phạt trả nợ trước hạn.

Chọn thời hạn vay như thế nào lợi nhất [Nguồn: Internet]

Mức giảm lãi vay của các ngân hàng trong đợt dịch Covid 19 là bao nhiêu?

Để hỗ trợ cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trong tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, đa số các ngân hàng giảm lãi đồng loạt từ 1 – 2%/năm.

Cách tính lãi suất vay ngân hàng chính xác nhất?

Hiện nay có 2 cách tính lãi suất vay ngân hàng phổ biến nhất là tính lãi suất trên dư nợ ban đầu và tính lãi suất theo dư nợ giảm giảm dần. Bấm vào bài viết để xem công thức và ví dụ cụ thể nhé!

Lãi suất vay ngân hàng thấp nhất hiện nay?

Top 5 ngân hàng có lãi vay mua ô tô thấp nhất là Bản Việt, Viettinbank, BIDV, Techcombank, Vietcombank ở mức 6,5-8,29%. Ngoài ra, bấm vào bài viết để xem thêm Top 10 ngân hàng có lãi suất vay thấp nhất.

Video liên quan

Chủ Đề