Cách tính điểm tốt nghiệp cấp 3 năm 2023

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và 2024 sẽ giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp chương trình giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 đang diễn ra [ngày 7 và 8.9], Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] cho biết, trong năm học 2022-2023 sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý không còn phù hợp.

Theo đó, quy chế thi, thời gian thi, cách thức tổ chức kỳ thi cơ bản giữ như các năm trước. Tuy nhiên, kỳ thi đã từng bước hướng đến đổi mới, với mục tiêu định hướng cho người học phát triển năng lực, phẩm chất và sự sáng tạo. Đổi mới dễ nhận thấy nhất là ở phương diện công nghệ, kỹ thuật và chuyển đổi số, học sinh được đăng ký dự thi trực tuyến.

Với công tác ra đề ở một số môn có bước đổi mới, từ đội ngũ nhân lực làm đề thi, đến các yêu cầu của đề thi. Đặc biệt, ở hai môn Ngữ văn, Lịch sử có một số điều chỉnh theo hướng phát huy sự sáng tạo ở thí sinh hơn.

Một định hướng nữa được đặt ra và cần có lộ trình, tránh gây “sốc” cho dạy và học, đó là đề thi chú ý đến những phương diện mà người học cần tăng cường sử dụng thiết bị và yếu tố trải nghiệm. Điều này sẽ dần dần khiến nhà trường phải tăng cường thiết bị dạy học, thầy và trò giảm dần yếu tố dạy chay và học chay.

Về kỳ thi sắp tới, năm 2023 và năm 2024, quan điểm của Bộ GDĐT và hội nghị thống nhất giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối cùng.

Song song, kỳ thi sẽ tiếp tục phát huy và tiếp tục hoàn thiện thêm yếu tố ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Đồng thời, rà soát, xem xét nếu cần thiết sẽ ban hành quy chế thi mới để khắc phục một số điểm chưa thật thuận tiện.

Về những thay đổi của kỳ thi từ 2025, bộ trưởng cho hay, một vài phương án đã được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia, tuy nhiên, trước khi lấy ý kiến rộng hơn cần cân nhắc đến nhiều phương diện.

Điều quan trọng nhất là thực hiện được nguyên tắc kế thừa những ưu điểm của kỳ thi hiện nay và điều chỉnh để phù hợp với đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Chương trình này tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng, do đó, kỳ thi phải gia tăng tính chất là một kỳ thi đánh giá năng lực. Nguyên lý này đặt ra những thách thức, khó khăn trong triển khai thực hiện, cần thêm thời gian để tính toán kỹ lưỡng phương án thi từ năm 2025.

Bên cạnh đó, bộ trưởng cũng đề cập đến hai phương diện cần đẩy mạnh hơn nữa, đó là tính phân cấp, trách nhiệm trong chủ động tuyển sinh của trường đại học và ứng dụng công nghệ.

Nhiều giáo viên cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp THPT trong những năm sắp tới cần có sự điều chỉnh từ mức độ đề thi đến khâu trông thi, chấm thi... để tăng tính trung thực, tạo công bằng cho người học.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Đề thi cần có sự phân hoá rõ ràng hơn

Kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn nhận được sự quan tâm của dư luận bởi lẽ kết quả của kỳ thi này không chỉ để xét tốt nghiệp mà có tính chất định hướng và đánh giá quá trình dạy học bậc phổ thông. Đồng thời, kết quả của kỳ thi này cũng là căn cứ, dữ liệu để các cơ sở đào tạo đại học tuyển sinh đầu vào.

Từ thực tế phổ điểm các năm gần đây, cô Nguyễn Thuý Toàn - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Bình [Quảng Ninh] - cho rằng, vấn đề cần chú trọng nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT là đề thi. Song song với việc đảm bảo tính bao quát để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, đề thi cần có tính phân hóa, đảm bảo đánh giá năng lực học sinh sử dụng cho xét tuyển đầu vào bậc học cao hơn.

"Cần liên tục cải tiến chất lượng và tính hoàn thiện của hệ thống ngân hàng đề thi và có sự phân hoá đề thi rõ ràng nếu không muốn các thí sinh ngang bằng điểm số và dẫn đến hiện tượng mưa điểm 10 như những năm về trước” - cô Thuý Toàn đề xuất. 

Cùng quan điểm như trên, cô Nguyễn Thị Thuỷ - giáo viên Ngữ văn Trường THPT C Bình Lục [Hà Nam] - nêu quan điểm, đề thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT không nên ở mức độ quá dễ. Thước đo đánh giá của học sinh khá, giỏi sẽ có những quy chuẩn khác nhau thông qua việc làm bài thi. 

"Đề thi đảm bảo mức độ đại trà để các em đỗ tốt nghiệp. Nhưng nên có sự phân hoá với những em có nguyện vọng đăng ký vào đại học. Riêng với bộ môn Ngữ văn, việc xuất hiện nhiều điểm 8, 9 có thể xuất phát từ đề thi quá dễ hoặc cũng có thể do người chấm thi nới lỏng tay. Vậy nên, để tạo ra một cuộc thi công bằng, trước hết phải có một đề thi đạt chuẩn cao” - cô Thủy nói.

Người chấm thi cần “lý trí” hơn

Là một giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm chấm thi, cô Hồ Thị Minh Liên - giáo viên Trường THPT Quỳnh Lưu 1 [Nghệ An] - nhấn mạnh rằng, một kỳ thi trung thực phải có đội ngũ giáo viên chấm thi công tâm. Để có được kết quả chính xác cao, người chấm thi không nên cảm tính mà đánh giá.

“Theo tôi quan sát, một thực trạng chung khi chấm thi là các thầy cô luôn “chắt chiu” điểm số cho các em. Chính vì thế luôn có sự chênh lệch phiếu điểm giữa các giám thị chấm thi. Để hạn chế điều này, chính các thầy cô phải là người chủ động, tránh tư tưởng “thương học sinh” mà cho điểm số cao ngất ngưởng” - cô Minh Liên thẳng thắn nói.

Nhận định một trong những vấn đề được dư luận quan tâm nhất trong vài năm trở lại đây là tình trạng lọt, lộ đề thi tốt nghiệp THPT, PGS.TS Trương Đại Lượng - Trưởng phòng Đào tạo và Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội - nêu rõ, đây là điều không được phép xảy ra ở một kỳ thi lớn. Cần có sự đánh giá khách quan và đúng đắn nhất từ việc chấm điểm, từ đó đầu vào bậc đại học sẽ trở nên trung thực và hiệu quả cao.

“Khi tiếp nhận hồ sơ của các em, nhà trường rất cân nhắc trong việc ưu tiên các em có điểm số cao. Nhưng những năm trở lại đây, điểm số tăng cao ở mức độ đồng đều khiến khâu lọc hồ sơ diễn ra khá căng thẳng và bối rối.

Kỳ thi nào cũng sẽ có những hạt sạn và khó tránh khỏi, tuy nhiên phải được cải thiện và có sự thay đổi. Chỉ cần một người làm lộ đề thi sẽ dẫn tới hệ thống thi cử bị phá vỡ. Để có một kỳ thi trung thực, ngoài đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, cần tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả khâu tổ chức kỳ thi" - PGS.TS Trương Đại Lượng nêu quan điểm.

Về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hội nghị thống nhất giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối cùng.

Song song, kỳ thi sẽ tiếp tục phát huy và hoàn thiện thêm yếu tố ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Đồng thời, rà soát, xem xét nếu cần thiết sẽ ban hành quy chế thi mới để khắc phục một số điểm chưa thật thuận tiện.

Chủ Đề