Cách sử dụng tổ yến sào

1. Cách sử dụng yến sào cho người già

1.1. Nên sử dụng yến sào chế biến sẵn hay yến sào thô

Hiện nay, bạn có thể mua yến sào thô về sau đó tự chế biến theo từng công thức mà mình thích. Hoặc thị trường cũng có bán các loại yến sào chế biến sẵn rất tiện lợi. Xét về mặt dinh dưỡng thì gần như hai loại yến sào này đều giống nhau. Nếu mua yến sào chế biến sẵn thì tiện lợi hơn, không phải nấu nướng lỉnh kỉnh lại dễ bảo quản. Còn yến sào thô sẽ giúp bạn an tâm hơn vì do chính bạn chế biến. Tùy vào nhu cầu và khả năng của mình mà bạn chọn loại yến sào sao cho phù hợp là được.

1.2. Nên dùng yến sào vào thời điểm nào tốt nhất?

Nhiều người thường cho rằng dùng yến sào thời điểm nào trong ngày cũng được, không gây hại cho sức khỏe. Quan điểm này không sai nhưng sẽ chưa đủ. Việc yến sào không gây hại không có nghĩa là khả năng hấp thụ ở thời điểm nào cũng như nhau. Theo đó, tổ yến nên ăn vào buổi sáng sớm hoặc lúc trước khi đi ngủ.

Vào sáng sớm khi cơ thể đang đói bụng, ăn yến sào sẽ giúp hấp thu gần như toàn bộ dưỡng chất. Còn khi chuẩn bị đi ngủ, cơ thể đang được nghỉ ngơi nên việc hấp thụ cũng tốt hơn các thời điểm khác. Bạn đặc biệt không nên sử dụng yến sào khi đang no bụng vì khả năng hấp thụ lúc này rất kém.

Nên ăn yến sào vào buổi sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ là tốt nhất [Nguồn: kenhsaoviet.vn]

1.3. Người già có nên ăn yến sào thường xuyên không?

Yến sào được biết đến là 1 trong 19 thực phẩm bổ dưỡng phòng ngừa bệnh nguy hiểm, hỗ trợ sức khỏe người già cực tốt. Trong yến sào có hàm lượng dinh dưỡng cao nên nhiều người nghĩ cho ông bà cha mẹ ăn thường xuyên sẽ tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đây là một điều sai lầm bạn không nên lặp lại. Với những người trưởng thành, khi cơ thể còn hoạt động nhiều và khả năng thích ứng tốt thì có thể ăn yến sào thường xuyên không gây khó chịu. Nhưng với người già thì không nên thực hiện điều này nếu không muốn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, chướng bụng, khó chịu. Theo đó, người già chỉ nên dùng yến sào ba lần một tuần, mỗi lần khoảng 5gram mà thôi.

1.4. Liều lượng yến sào phù hợp cho người già

Một cách sử dụng yến sào cho người già mà bạn nên chú ý đến đó là liều lượng. Đối với người già, liều lượng và tần suất sử dụng theo thời gian có sự khác nhau. Tháng đầu tiên nên ăn từ 7-10 gram và có thể ăn đều mỗi ngày. Sang tháng thứ hai thì nên ăn 10 gram yến sào, hai ngày một lần. Từ tháng thứ ba trở đi thì nên ăn 10 gram yến, ba ngày ăn một lần.

1.5. Ai không nên dùng yến sào?

Trong Đông Y, yến sào có tính bình, bị ngọt có tác dụng dưỡng âm, tiêu đàm, bổ phế, trừ ho… nên rất tốt cho những người cơ thể bị suy nhược. Tuy nhiên, những người bị cảm mạo, tỳ vị hư, phong hàn, đầy bụng, phong nhiệt, đau bụng, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng hay bị viêm da, viêm đường tiết niệu, viêm phế quản, sốt thực nhiệt… thì không nên sử dụng yến sào. Bởi lúc này quá trình chuyển hóa trong cơ thể rất kém. Yến lại có hàm lượng dinh dưỡng cao, nếu ăn sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, nặng nề hơn trong việc tiêu hóa và chuyển đổi chất dinh dưỡng.

Không phải ai cũng ăn được yến sào [nguồn: yensaonamphudanang.com]

2. Cách chế biến yến sào cho người già

2.1. Yến sào chưng đường phèn

Đây là cách đơn giản và phổ biến nhất, rất dễ làm, dễ sử dụng. Bạn chỉ cần chuẩn bị 5g yến sào, 3 muỗng cafe đường phèn, một bát nước sôi để nguội. Trước tiên, bạn ngâm yến sào thô với nước lạnh trong 10 phút. Sau đó, vớt ra, bỏ vào bát, cho thêm đường phèn vào rồi cho vào nồi nước đun cách thủy trong 30 phút. Khi đường phèn đã tan hết, có mùi thơm của yến thì tắt bếp. Nếu muốn giảm mùi thì có thể cho một lát gừng tươi vào sẽ thơm hơn.

Yến sào chưng đường phèn là đơn giản, dễ làm nhất [Nguồn: xn--tyn-8jzye.com]

2.2. Cháo tổ yến thịt bằm

Bạn cần chuẩn bị hai tai tổ yến khoảng 20gr, thịt heo băm nhỏ, một bát gạo, vài lát gừng tươi. Trước tiên là ngâm yến với nước lạnh rồi nhặt lông yến nếu có sao cho sạch nhất. Sau đó, chưng cách thủy yến trong 30 phút. Trong thời gian chờ chưng yến, bạn mang gạo nấu cháo. Thịt băm thì xào sơ qua cho thịt săn lại. Khi cháo chín thì cho cả thịt và yến vào nấu cùng khoảng 5 phút thì tắt bếp. Cuối cùng, múc ra bát để thưởng thức.

2.3. Tổ yến hầm hạt sen táo đỏ

Ngoài yến bạn cần chuẩn bị thêm đường phèn, hạt sen, táo đỏ. Trước tiên là đem hạt sen luộc mềm rồi cho táo đỏ vào hầm khoảng 10 phút. Tổ yến chưng cách thủy 30 phút với đường phèn. Khi cả hai hỗn hợp đã chín thì đổ chung vào nhau và thưởng thức. Lưu ý, nếu bạn bị tiểu đường thì không nên sử dụng đường phèn mà dùng đường dành cho người bị tiểu đường.

2.4. Yến chưng gà tiềm thuốc bắc

Cách nấu tổ yến cho người già này cần nhiều nguyên liệu hơn một chút. Nguyên liệu cần có là tổ yến, gà tiềm, nấm trắng, táo đen, táo đỏ, nấm đông cô, kỳ tử, xá xíu, gia vị. Trước tiên là ngâm yến, làm sạch. Gà tiềm làm thật sạch, bỏ nội tạng rồi tẩm ướp gia vị vào gà. Tiếp theo là cho gà vào hầm với táo đỏ, táo đen, nấm trắng, nấm đông cô, kỳ tử, xá xíu. Cho yến và gà tiềm vào bát rồi chưng cách thủy thêm 30 phút nữa là xong.

Yến sào chưng gà tiềm thuốc bắc rất tốt cho những người già đang ốm [Nguồn: yenfinest.com]

2.5. Súp cua tổ yến vi cá

Đây là món ăn cực kỳ bổ dưỡng vì hội tụ nhiều nguyên liệu dinh dưỡng cao, đó là: tổ yến, vi cá, cua tươi, ngô Mỹ, nấm đông cô, bí đỏ, bột bắp.

Trước tiên là làm sạch yến rồi chưng cách thủy 25 phút. Vi cá thì làm sạch rồi ngâm với nước nóng 45 độ. Cho vào vi cá chút gừng và rượu để làm giảm mùi tanh. Sau đó đem nấu trong khoảng một giờ. Cua bạn có thể mua nguyên càng rồi luộc lên, bóc lấy thịt.

Nấm đông cô rửa sạch, thái nhỏ, bắp Mỹ thái thành một nửa, bí đỏ thì luộc chín rồi khuấy cho nhuyễn. Tiếp theo, cho nước vào nồi, cho bắp Mỹ vào nấu cùng. Cho thêm bí đỏ, nấm đông cô vào khuấy đều. Sau đó, hòa bột bắp với nước rồi đổ vào hỗn hợp nấm, bí đỏ, bắp để tạo nên độ sền sệt của súp. Khi chuẩn bị ăn thì cho vi cá, yến và cua vào bát, múc hỗn hợp súp vào, cho thêm ít rau mùi và hạt tiêu vào để món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn.

Như vậy, cách sử dụng yến sào cho người già không hoàn toàn giống với người trẻ tuổi bình thường. Vì vậy, để phát huy hết tác dụng của yến sào cũng như tốt cho sức khỏe của người già thì bạn nên thực hiện theo những hướng dẫn ở trên. Đừng quên ghi lại những công thức chế biến yến sào thơm ngon để sử dụng khi cần. Ngoài ra, nếu bạn bận rộn không có thời gian có thể lựa chọn yến sào chế biến sẵn, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao về sử dụng cho người thân của mình nhé!

Yến sào là một thực phẩm giàu vi chất có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người đã được chứng minh trong nhiều thế kỉ qua. Việc chế biến giữ lại được trọn vẹn vi chất và làm sao ăn yến sào một cách hiệu quả nhất là điều mà các bạn vừa mới mua Yến về sử dụng quan tâm. Vì thế Yến Sào LoveNest trong bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn, những khách hàng có thể nói là mới sử dụng Yến lần đầu cách mình sử dụng Yến Sào khoa học, hiệu quả để đáng từng đồng tiền mình đã bỏ ra mua Yến sào chăm sóc sức khỏe cho người thân nhà mình nhé.

Tổ yến sau khi chưng

LoveNest có bài hướng dẫn chưng cách thủy tổ yến dựa trên nguyên lý khoa học của Pasteur rất hay và mới lạ mọi người nên áp dụng nhé, vì đây là phương pháp giữ lại được gần như trọn vẹn vi chất của tổ nếu chưng đúng cách. Các bạn nên xem tham khảo kỹ vì hiện nay theo LoveNest thấy có rất nhiều website đang cung cấp thông tin cực kì thiếu khoa học làm khách hàng bị lẫn lộn trong cách chưng Yến rất nhiều. Các bạn cẩn thận nhé!

Hôm nay LoveNest xin trân trọng giới thiệu đến các bạn kiến thức về cách sử dụng yến sào vào 4 thông tin chính như sau:

  1. Ăn yến sào bao nhiêu là đủ?
  2. Nên ăn yến sào lúc nào
  3. Làm sao hấp thụ triệt để vi chất có trong tổ Yến hơn nữa
  4. Các món ăn chế biến chung với Yến Sào

Ăn yến sào bao nhiêu là đủ?

Liều lượng Yến Sào LoveNest đề cập ở đây áp dụng cho kinh nghiệm khảo sát mức độ hiệu quả mà LoveNest đã thực hiện trên các khách hàng của mình. Hiện tại hầu hết những nơi khác sẽ tư vấn cả nhà liều lượng cao hơn, có thể vì tổ Yến của họ chưng ra ít hơn nên bạn phải dùng nhiều hơn mới thấy sự thay đổi đáng kể cho sức khỏe của mình.

Yến sào sẽ được sử dụng với liều lượng phụ thuộc vào cơ địa hay độ tuổi của mỗi người như đã nói ở trên cụ thể:

  • Trẻ em 1-4 tuổi:1 – 2 gram tổ yến tinh/ngày
  • Trẻ em 4 tuổi trở lên, Phụ nữ mang thai, và thanh niên: 2 – 3 gram yến tinh/ngày
  • Người già, người có bệnh [tiểu đường, ung thư, mới mổ dậy…]: 3-4gram yến tinh/ngày
  • Lưu ý: 1.5 gram yến tinh tương đương với 1 hũ yến chưng sẵn LoveNest 80ml

Xem thêm: Chương trình khuyến mãi giảm giá tại LoveNest

Ăn yến sào vào lúc nào là tốt nhất

Thời điểm tuyệt vời nhất là 1h trước khi đi ngủ lúc 9h tối, bạn hãy ưu tiên dùng Yến vào thời điểm này nhé, đây là giờ vàng để cơ thể bạn hấp thụ những dưỡng chất quý có trong tổ Yến. Vì trong lúc bạn chìm vào giấc ngủ sâu, nồng độ nội tiết tố trong cơ thể tăng lên rất cao và thời điểm này là thời điểm cơ thể bạn thải độc tố, thanh lọc cơ thể những yếu tố này sẽ giúp việc hấp thụ dưỡng chất hiệu quả hơn.

LoveNest – Trao sức khỏe, gửi yêu thương

Ngoài ra, nếu có điều kiện thì bạn có thể cho người thân nhà mình dùng thêm Yến Sào 1h trước khi ăn sáng, vừa ngủ dậy mình nên ăn liền nghen. Vì lúc này bụng bạn còn rỗng, khi dùng Yến Sào cũng sẽ hấp thụ rất triệt để đấy.

Chú ý: bạn không nên ăn tùy hứng quá, tức lúc nhớ thì chưng quá nhiều rồi ăn cho thỏa sức, rồi bỏ nhiều ngày mới ăn lại. Các bạn ạ mình mua tổ Yến là để tẩm bổ. Thế cho nên các bạn tốt nhất nên lên lịch ăn hằng ngày, đều đặn, liên tục thì lúc đó bạn mới có thể cảm nhận được những sự thay đổi tích cực biến chuyển trên cơ thể mình mà những vi chất tinh túy có trong Yến Sào mang lại cho bạn và người thân

Tham khảo thêm:
Hướng dẫn nhặt lông tổ yến
Bảo quản yến sào đúng cách

Hấp thụ triệt để vi chất có trong tổ Yến hơn nữa

Như các bạn cũng biết là Yến Sào là collagen tự nhiên nó có những đặc tính giống collagen. Vì thế để hấp thu triệt để và hiệu quả hơn nữa ngoài thời điểm sử dụng thì việc bổ sung đầy đủ vitamin C để tạo ra môi trường giúp cơ thể hấp thụ được hoàn toàn và hiệu quả collagen có trong tổ Yến.

Món ăn từ yến sào

Các bạn có thể dùng Yến Sào chưng đường phèn cũng đã ngon lắm rồi. Có một số người kị mùi tanh của Yến Sào, nhất là bà bầu rất nhạy mùi thì mình có thể thêm vài lát gừng kèm theo mật ong nữa. Lúc đó sẽ rất tuyệt

Ngoài ra LoveNest sẽ cập nhật hướng dẫn thêm vài món ăn được chế biến từ tổ yến như: Cháo yến sào, chè tổ yến, tổ yến chưng hạt sen, tổ yến hầm bổ câu… ở tại chuyên mục Chế biến các món ăn từ yến sào cả nhà tham khảo thêm nghen!

Chú ý quan trọng khi chế biến tổ yến:

  • Không dùng lò vi sóng hấp lại chén Yến trong tủ lạnh vì năng lượng sóng từ lò vi sóng rất mạnh, nó làm vi chất quý nhạy cảm với nhiệt độ trong tổ Yến dễ dàng bay hơi. Điều này rất phí pham và nhiều người mắc phải nên các bạn để ý dùm LoveNest nghen.
  • Không nấu chung với các món ăn kèm theo, vì thông thường các món ăn kèm theo với tổ Yến như chè, cháo, canh… phải nấu dưới lửa trực tiếp. Mà Yến Sào thì cấm kị nấu với lửa trực tiếp vì giống như trên ở dưới nhiệt độ quá cao trên 100oC là vi chất quý đã bắt đầu bay hơi rồi. Như vậy thì các bạn nên nấu riêng các món ăn kèm với Yến, còn sợi Yến thì bạn có thể hấp cách thủy với 1 lượng nước thôi, rồi sau đó bạn rải sợi Yến này lên bề mặt của món ăn kèm theo mà mình vừa nấu xong ấy. Với cách này món ăn của bạn sẽ nhìn hấp dẫn hơn, mà vi chất của tổ Yến cũng được giữ lại một cách triệt để nhất.

Có thể bạn quan tâm: 6 sai lầm cần tránh khi chưng yến

Như vậy LoveNest hy vọng sau bài viết này bạn đọc đã có thêm những thông tin về sử dụng yến sào hiệu quả nhất. Cần tham khảo thêm thông tin về yến sào quý khách có thể tham khảo tại mục hướng dẫn về yến sào hoặc liên hệ hotline LoveNest: 0989.205.605 – 0915.07.07.72 để được tư vấn thêm


Ý Kiến Của Bạn

Bình Luận

Video liên quan

Chủ Đề