Cách làm phép tính nhân lớp 3

Bước 1: Đặt tính theo cột dọc, thừa số thứ nhất là số có hai chữ số, thừa số thứ hai là số có một chữ số, thẳng với chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất.

Bước 2: Nhân lần lượt thừa số có một chữ số với tất cả chữ số thẳng hàng và khác hàng ở thừa số còn lại.

Ví dụ 1: Một số phép tính minh họa

Ví dụ 2: Mỗi thùng dầu chứa 21 lít dầu. Hỏi ba thùng như thế chứa bao nhiêu lít dầu?

Tóm tắt

Một thùng: 21 lít dầu

Ba thùng: ? lít dầu

Bài giải

Ba thùng chứa số lít dầu là:

3 x 21 = 62 [lít]

Đáp số: 62 lít dầu

2. Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số [có nhớ]

Bước 1: Đặt tính theo cột dọc, thừa số thứ nhất là số có hai chữ số, thừa số thứ hai là số có một chữ số, thẳng với chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất.

Bước 2: Nhân lần lượt thừa số có một chữ số với tất cả chữ số thẳng hàng và khác hàng ở thừa số còn lại.

+ Khi nhân thừa số thứ hai với chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất được số lớn hơn hoặc bằng 10 thì ta chỉ viết chữ số hàng đơn vị và nhớ số chục lên hàng chục.

+ Thực hiện nhân tiếp thừa số thứ hai với chữ số hàng chục của thừa số thứ nhất rồi cộng với số vừa nhớ. Từ đó ta tìm được kết quả của phép nhân.

Chú ý: Phép nhân thừa số có một chữ số với chữ số hàng chục của số có hai chữ số, nếu có giá trị lớn hơn 10 thì em viết kết quả vừa tìm được như bình thường, không cần nhớ chữ số hàng chục.

Ví dụ 3: Một số phép tính minh họa

Ví dụ 4: Tìm x

a] x : 6 = 12                                           b] x : 4 = 23

Bài giải

a] x : 6 = 12                                           b] x : 4 = 23

x = 12 x 6                                             x = 23 x 4

x = 72                                                   x = 92

Ví dụ 5: Một cuộn vài dài 35m. Hỏi hai cuộn vải như thế dài bao nhiêu mét?

Tóm tắt

Một cuộn vải: 35 mét

Hai cuộn vải: ? mét

Bài giải

Hai cuộn vải dài số mét là:

2 x 35 = 70 [mét]

Đáp số: 70 mét

II. Bài tập tự luyện

Bài 1. Tính:

a] 11 x 6         b] 22 x 4        c] 13 x 2         d] 11 x 5        e] 33 x 3

Bài 2. Đặt tính rồi tính:

a] 15 x 3 b] 26 x 4 c] 45 x 6

d] 23 x 5 e] 12 x 6

Bài 3. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a] 13 x 3 = 3…                   b] 2… x 4 = …8                 c] 3… x 2 = …6

d] 42 x … = …4                 e] 99 x … = 99                   f] 3… x 2 = …8

Bài 4. Điền số thích hợp vào dấu ba chấm:

a] 2… x 3 = …8                 b] …4 x 6 = …4…             c] 58 x … = … …2

d] 37 x … = …4                 e] … … x 5 = … 10

Bài 5: Tìm x:

a] x : 3 = 12               b] x : 5 = 20

c] x : 4 = 7 + 13        d] x : 22 = 22 + 19

Bài 6. Tính nhanh:

a] 26 x 2 + 26 x 4                                                      b] 11 x 4 + 14 x 4

Bài 7. Mẹ nuôi một đàn gà có 36 con, nay mẹ mua thêm đàn ngan. Biết số ngan mẹ mới mua nhiều gấp 4 lần số gà. Hỏi đàn ngan mẹ mới mua có bao nhiêu con?

Bài 8. Khối lớp 3 được xếp thành 4 hàng, mỗi hàng 18 học sinh. Hỏi khối lớp 3 có bao nhiêu học sinh?

Bài 9. Một lọ hoa có 24 bông hoa, hỏi 5 lọ hoa như thế có bao nhiêu bông hoa?

Bài 10. Mẹ nuôi một đàn gà có 36 con, nay mẹ mua thêm đàn ngan. Biết số ngan mẹ mới mua nhiều gấp 4 lần số gà. Hỏi đàn gà mẹ mới mua có bao nhiêu con?

Học sinh học thêm các bài giảng tuần 4 trong mục Học Tốt Toán Hàng Tuần trên mathx.vn để hiểu bài tốt hơn.

Bài học tuần 4

Nếu như trong chương trình Toán lớp 2, các bé được làm quen với các phép tính nhân, chia cơ bản. Thì với chương trình Toán lớp 3, các bé sẽ được làm quen với phép tính nhân, chia với các số trong phạm vi 1000.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Phép nhân, chia sẽ là những kiến thức nền tảng để học được môn Toán. Và đây cũng là kiến thức trọng tâm trong chương trình Toán lớp 3. Do đo, với đề thi học kì hay các bài kiểu tra giữa kì sẽ đa số liên quan đến phép nhân, chia.

Để làm tốt được các phép tính này, đầu tiên các bé phải học chắc các phép tính cộng, trừ. Đây là những phép tính đầu tiên của các bé khi được tiếp xúc với môn Toán.

Nhìn qua thì có vẻ như hai phép tính này không liên quan đến nhau. Nhưng khi các bé làm những bài tập nâng cao hay những phép tính nhân có nhớ. Thì các bé phải áp dụng các phép cộng để được kết quả đúng.

Có thể bạn quan tâm:  Lý thuyết Tìm số chia toán lớp 3

Các dạng toán được áp dụng phép tính nhân, chia trong Toán lớp 3.

Khi các bé được học về phép tính cơ bản về nhân, chia trong phạm vi 100. Các bé sẽ được học và làm những bài tập nâng cao hơn.

Trong chương trình Toán lớp 3, bài toán điển hình nhất có lẽ là bài toán có lời văn. Và đây có lẽ sẽ là dạng bài tập điển hình trong cả quá trình học Toán tiểu học.

Để làm bài tập này, các bé phải nắm vững được các phép tính được học. Từ đó vận dụng các phép tính đó để đặt lời giải bài toán. Và làm tốt được nhiều dạng bài các bé hãy luyện bài tập thật chăm chỉ. Các bé hãy tham khảo tài liệu bên dưới để có thêm nhiều bài tập.

Hướng dẫn làm bài tập toán lớp 3:

NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ [có nhớ]

Bài 1. Đặt tính rồi tính:

a] 15 x 3         b]26 x 4         c] 45 x 6

d] 23 x 5        e] 12 x 6

Bài 2. Điền số thích hợp vào dấu ba chấm:

a] 2… x 3 = …8        b] …4 x 6 = …4…   c] 58 x … = … …2

d] 37 x … = …4       e] … … x 5 = … 10

Bài 3. Tính nhanh:

a] 26 x 2 + 26 x 4                 b] 11 x 4 + 14 x 4

Bài 4. Mẹ nuôi một đàn gà có 36 con, nay mẹ mua thêm đàn ngan. Biết số ngan mẹ mới mua nhiều gấp 4 lần số gà. Hỏi đàn ngan mẹ mới mua có bao nhiêu con?

Có thể bạn quan tâm:  Bài tập đổi đơn vị đo độ dài lớp 3

Đáp án

Bài 2.

a] … x 3 có tận cùng là 8 nên hàng đơn vị của thừa số thứ nhất phải là 6.

Hàng chục của tích là: 2 x 3 + 1[nhớ] = 7

Phép nhân đúng là: 26 x 3 = 78

b] 4 x 6 = 24 viết 4 nhớ 2 nên hàng đơn vị của tích là 4.

Ta có: …[hàng chục thừa số thứ nhất] x 6 + 2 [nhớ] có tận cùng là 4 nên hàng chục thừa số thứ nhất phải là 2 hoặc 7.

Ta được 2 cách điền đúng là:

24 x 6 = 144

74 x 6 = 444

c] 8 x … [thừa số thứ hai] được tận cùng là 2 nên thừa số thứ hai là: 4 hoặc 9.

Ta được hai cách điền đúng là:

58 x 4 = 232

58 x 9 = 522

d] 7 x thừa số thứ hai được số có tận cùng là 4 nên thừa số thứ hai là 2. Ta được phép nhân điền như sau: 37 x 2 = 74

e] …[hàng đơn vị của thừa số thứ nhất] x 5 được số có tận cùng là 0. Nên hàng đơn vị của thừa số thứ nhất chẵn. Tức là có thể nhận các giá trị: 0; 2; 4; 6; 8. Tương ứng với các số nhớ là: 0; 1; 2; 3; 4.

… [hàng chục của thừ số thứ nhất] x 5 có tận cùng là 0 [nếu hàng chục thừa số thứ nhất là số chẵn ] hoặc 5 [nếu hàng chục thừa số thứ nhất là lẻ]. Được kết quả cộng thêm với số nhớ [ở phép nhân 5 với hàng đơn vị thừa số thứ nhất] thì được tận cùng là 1.

Từ đấy ta suy ra số nhớ này phải là số 1. Và suy ra chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất là 2, chữ số hàng chục của thừa số thứ nhất là chẵn.

Có thể bạn quan tâm:  Toán đố lớp 3: Bài toán giải bằng hai phép tính

Ta tạm có phép nhân: … 2 x 5 = … 10. Các cách điền đúng cho bài này như sau:

22 x 5 = 110

42 x 5 = 210

62 x 5 = 310

82 x 5 = 410

Bài 3. Các em cần nắm chắc tính chất phân phối của phép nhân như sau

a x [b + c] = a x b + a x c. Vậy:

a] 26 x 2 + 26 x 4 = 26 x [2 + 4] = 26 x 6 = 156

b] 11 x 4 + 14 x 4 = 4 x [11 + 14] = 4 x 25 = 100

Bài 4.

Đàn ngan mẹ mua có số con là:

36 x 4 = 144 [con]

Đ/S: 144 con.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Thu Hoài

Video liên quan

Chủ Đề