Cách làm một món đồ chơi dân gian

Mua quá nhiều đồ chơi cho con đôi khi lại là một khoản kinh phí tốn kém không đáng có. Thay vì vậy, ba mẹ có thể ngồi lại và dành thời gian cùng con làm những món đồ chơi bổ ích, giúp con vừa học vừa chơi. Dưới đây là một vài cách làm đồ chơi thông minh cho con mà ba mẹ có thể tham khảo.

Các vật dụng cần chuẩn bị để làm đồ chơi thông minh

Để có thể tạo ra những món đồ chơi thông minh, về dụng cụ, ba mẹ chỉ cần chuẩn bị vài món đơn giản là có thể làm được món đồ chơi như: kéo, thùng giấy, băng keo, hồ dán, bấm, thước và bút chì để đo đạc…. Bên cạnh đó tùy món đồ chơi khác nhau mà sẽ có dụng cụ riêng.

Hướng dẫn cách làm đồ chơi thông minh cho trẻ 

Tự làm đất sét tại nhà bằng bột mì

Bạn và con bạn sẽ có một khoảng thời gian vui vẻ quây quần trong bếp để làm món đất sét bằng bột mì thú vị này. Việc chơi đất nặn và nắn thành nhiều hình dạng khác nhau sẽ giúp kích thích sự sáng tạo của con, con cũng khéo tay và tỉ mỉ hơn.

Các nguyên liệu cần có là: bột mì đa dụng [200g], muối tinh [6g], nước lọc [400ml], dầu thực vật [15ml], siro hoặc phẩm màu thực vật.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Trộn hỗn hợp: bột mì, muối, cho một ít dầu và nước lọc.

  • Bước 2: Cho lên bếp và nấu chín, cho đến khi bột không còn dính trên thành nồi.

  • Bước 3: Tách bột ra và cho phẩm màu vào, tùy thuộc bạn thích đậm hay nhạt mà cho nhiều hay ít.

  • Bước 4: Làm tương tự với các màu còn lại.

Đồ chơi chữ cái, chữ số

Các vật dụng cần chuẩn bị: 1 thùng giấy hoặc bìa các tông, dao kéo và bút chì, màu tô.

Bạn chỉ cần đơn giản vẽ các số và chữ cái lên bìa các tông sau đó cắt ra và cho bé tô màu theo ý thích. Sau khi làm xong, ba mẹ có thể cùng con chơi ghép các chữ cái hoặc đếm số cùng với nhau.

Làm nhà từ hộp giấy cũ

Thùng giấy sẽ có vô cùng nhiều tác dụng nếu bạn biết tận dụng chúng. Trong trò chơi này cùng vậy, bạn có thể tận dụng thùng giấy để xây lên những mái nhà.

Các bước thực hiện căn nhà như sau:

  • Bước 1: cắt thùng giấy ra thành các mảnh ghép nhỏ với kích thước phù hợp với 4 vách tường, 2 mái nhà.

  • Bước 2: cắt các lỗ để tạo cửa sổ và cửa nhà.

  • Bước 3: dùng thêm các mảnh trang trí như que tăm hay giấy thủ công để điểm tô cho căn nhà.

  • Bước 4: dán keo lại cố định, nếu thích, bạn có thể tạo thành nhà 2 tầng hoặc nhiều tầng, dùng que kem tạo nên các tường rào xung quanh.

Búp bê ngộ nghĩnh

Đối với các bé gái, có lẽ đồ chơi chúng thích nhất là các con búp bê. Bạn có thể chuẩn bị: Kim, chỉ, kéo, các mảnh vải nhún hoặc vải dày để may tạo thành những con búp bê hình thú ngộ nghĩnh cho bé. Bên cạnh đó, việc may cắt quần áo cho búp bê bằng nhựa cũng rất dễ dàng mà không tốn nhiều vải hay thời gian. Bạn chỉ cần may một đường dọc để tạo đầm ống, xẻ một lỗ nhỏ ở bả vai là có thể tạo thành một chiếc đầm trễ vai tinh xảo mà không hề tốn nhiều công sức.

Xem thêm: Kinh nghiệm chọn đồ chơi gỗ thông minh cho bé [review sản phẩm]

Trống lắc

Trẻ nhỏ thường rất thích chơi trống lắc và các loại công cụ có thể tạo ra âm thanh lạ lẫm. Trống lắc là một trong số đó. Các vật liệu cần có để làm trống lắc gồm: 1 que gỗ nhỏ làm cán, 2 vòng tròn quay, kéo, búa, keo dán, bong bóng màu sắc, hạt chuỗi để xỏ xuyên dây qua và một sợi dây nhỏ để lắc.

  • Bước 1: Dùng kéo cắt quả bóng bay sao cho đều với nhau.

  • Bước 2: Dùng búa tạo một lỗ lõm ở hai bên vòng quay để xỏ dây.

  • Bước 3: Kéo căng bóng bay để tạo phần da trống.

  • Bước 4: Đưa que gỗ vào và cố định que tạo cán tay cầm.

  • Bước 5: Cố định sợi dây lắc cùng với hạt chuỗi.

Những lưu ý khi làm đồ chơi cho trẻ

Gọt giũa kỹ các góc nhọn

Vì trẻ em không cẩn thận được và nghịch ngợm nên các mũi nhọn hay mặt bén có thể làm trẻ bị thường, Do vậy, ba mẹ cần gọt giũa cẩn thận tạo thành các góc tròn và tránh bị dư ra để bảo vệ trẻ.

Cùng trẻ học cách làm đồ chơi

Thay vì bản thân tự làm cho trẻ thì bạn có thể vừa làm vừa cho trẻ ngồi cạnh quan sát hoặc làm chung, để trẻ có thể học cách tự làm đồ chơi cho mình. Điều này không chỉ gắn kết gia đình mà còn giúp trẻ khéo tay hơn và tỉ mỉ hơn.

Như vậy, cách làm đồ chơi thông minh cho trẻ em thật sự không khó, chỉ cần bạn kiên nhẫn và bỏ ra một ít thời gian là được. Tạo ra niềm vui cho con cũng là tạo ra niềm vui cho chính mình. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn phần nào trong việc tự làm đồ chơi cho con.

Cách làm đồ chơi dân gian cho ngày hội Trung thu

Gần đây người ta kêu ca rằng trẻ em đã sớm đánh mất tuổi thơ vì tiếp xúc quá nhiều với công nghệ. Không thích thú với các trò chơi dân gian, các hoạt động ngoài trời mà chỉ thích chơi điện tử, điện thoại. Nhân cơ hội sắp tới ngày Trung thu, một ngày Tết dành riêng cho trẻ em. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ một cách cụ thể, khiến tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm. Vì vậy các bậc làm cha mẹ dù cả năm cả tháng bận rộn thì hãy dành ra một ngày để chơi cùng các em, để các em có một ngày Tết trung thu thật sự vui vẻ và đúng nghĩa, trở về với đúng lứa tuổi của các em nhé.

Bạn đang xem: Cách làm đồ chơi dân gian

Thay vì tặng những chiếc lồng đèn có sẵn chạy bằng pin, những món quà đắt tiền, tại sao các bậc phụ huynh không ngồi lại cùng với con em của mình, tự tay làm những chiếc lồng đèn, những món quà của tuổi thơ, để đem lại niềm vui cho các em, và cũng là để bậc làm cha mẹ xả stress, nhớ lại ký ức ngày xưa?

acsantangelo1907.com xin gửi tới các bậc phụ huynh cách làm những món quà của tuổi thơ nè

Đèn ông sao bằng tre đơn giản

Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:

- Giấy màu hoặc giấy bóng kính: Có thể chọn giấy màu hoặc nhiều màu để giúp đèn Trung thu đẹp mắt hơn.

- Hồ dán và súng bắn keo.

- 10 thanh tre nhỏ.

- Dây thun buộc.

- 5 thanh tre nhỏ để chống.

- Kéo.

Cách thực hiện:

B1: Xếp 10 thanh tre lại với nhau, xếp thành hình ngôi sao. 5 thanh tre sẽ tạo được 1 ngôi sao, 10 thanh tre sẽ tạo được 2 ngôi sao.

B2: Dùng dây thun buộc cố định các đỉnh của cánh ngôi sao.

B3: Tiếp theo bạn dùng dây thun ghép 2 ngôi sao lại với nhau. Chú ý gắn chặt để không bị rời các cánh của ngôi sao. B4: Dùng que chống để lồng vào giữa điểm giao giữa 2 cánh của ngôi sao, giúp tạo khoảng trống cho 2 ngôi sao. Gắn đủ 5 điểm giao của 5 cánh giữa 2 ngôi sao

B5: Dùng súng bắn keo để cố định các điểm. Cầm giấy bóng kính ướm lên các hình tam giác và ngũ giác ở đèn ông sao. Sử dụng kéo cắt theo những hình đó.

B6: Dán giấy màu lên bề mặt khung đèn để hoàn thành chiếc đèn ông sao. Sau đó, lấy giấy bóng kính đã cắt dán lên đèn ông sao [Lưu ý bôi hồ trước khi dán giấy]. Nên vuốt cho miếng bóng kính thật phẳng để chiếc đèn không bị lồi, lõm mất thẩm mỹ.

Xong các bước, chiếc đèn ông sao đã được hình thành rồi đó.

Làm đèn lồng bằng lon bia

Với những chiếc lon bia hoặc lon nước ngọt đã uống hết, bạn có thể tận dụng nó để biến thành chiếc đèn lồng.

Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:

- 1-2 vỏ lon bia

- 1 vài cây nến nhỏ

- 1 con dao dọc giấy

- 1 cái kéo sắc

- 1 cây bút chì hoặc bút dạ

Cách thực hiện

B1: Dùng băng dính hai mặt để cố định điểm đầu và điểm cuối cho chiếc lon bia, chừa ra khoảng 2cm.

B2: Úp phần nắp xuống nền gạch để mài mòn, tách khỏi lon bia.

B3: Dùng bút dạ để vẽ những đường thẳng trên thân lon bia, hoặc dùng dao dọc giấy dọc trực tiếp trên thân lon bia.

Xem thêm: Liên Thông Đại Học Sư Phạm Tphcm Có Hệ Cao Đẳng Không, Đại Học Sư Phạm

B4: Ép lon bia thấp xuống. Lúc này, các đường cắt sẽ phồng ra và tạo dáng hình lồng đèn đẹp mắt. Bạn có thể dùng sơn để trang trí lại hoặc có thể để vậy.

B5: Dùng dây thép nhỏ, xỏ qua đầu của lon bia để làm quai cho chiếc đèn lồng.

B6: Cho nến vào và xem thành quả.

Lồng đèn vỏ bưởi

Những trái bưởi tròn to được mang về, tách mũi ra, sau đó "điêu khắc" thành những hình thù tùy ý trên vỏ. Có những cậu bé, cô bé phải tách hàng chục trái bưởi mới làm được một chiếc lồng đèn. Lồng đèn vỏ bưởi đốt lên tuy không lung linh như đèn từ lon bia, nhưng lại tỏa mùi hương vô cùng dễ chịu.

Mâm cỗ trung thu

Trong tối và đêm trung thu, ngoài những món đồ chơi trung thu đáng yêu dành cho các em thiếu nhi thì mâm cỗ trung thu cũng không thể thiếu để các em phá cỗ. Dưới đây là một số lựa chọn cho bạn.

Làm mặt nạ Trung thu bằng giấy

Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:

- Giấy bìa màu cứng.

- Kéo, bút vẽ, màu tô, băng dính hai mặt.

- Dây chun.

Cách thực hiện

B1: Vẽ hình lên mặt nạ trung thu

Vẽ hình thù các con vật lên tờ giấy bìa màu, ước lượng kích thước của con vật vừa với khuôn mặt của các bé. Đầu tiên, bạn nên vẽ bằng bút chì trước rồi dùng bút dạ tô lại, hãy vẽ đường viền to một chút để hình dạng các con vật trông rõ hơn.

B2: Đánh dấu mắt, mũi miệng bé trên mặt nạ

Vẽ mắt, mũi, miệng... cho các con vật. Ở các chi tiết nhỏ, nhớ tô màu khác với màu của tờ bìa để trang trí mặt nạ trông đáng yêu và sinh động hơn.Chú ý, lấy mặt nạ ướm thử lên mặt, đánh dấu vị trí phần mắt, khoét rỗng vị trí đó để bé có thể nhìn được. Tùy từng con vật mà bạn linh động trong việc khoét lỗ to hay nhỏ cho phù hợp.

B3: Cắt mặt nạ ra khỏi miếng bìa

Lấy kéo cắt theo đường biên của hình các con vật để cắt bỏ phần giấy thừa.

B4: Luồn dây và hoàn thiện mặt nạ giấy

Đục 2 lỗ nhỏ đối xứng với nhau ở 2 bên của mặt nạ, cách đường biên khoảng 1,5cm và luồn dây đeo mặt nạ vào, ướm vào đầu thấy vừa thì thắt nút dây lại.

Bạn cũng có thể làm mũ đội cho các bé bằng cách cắt một đoạn giấy có chiều rộng khoảng 3 – 4cm, cuốn lại thành hình tròn, ước lượng chu vi hình tròn vừa với đầu của bé để khi đội không bị rơi ra ngoài rồi dán hình con vật lên trên. Nếu làm mũ thì bạn có thể bỏ qua bước khoét lỗ nhỏ làm mắt.

Bạn có thể cắt những tờ bìa màu khác dán vào vị trí mắt, mũi, miệng, tai... để trang trí cho chiếc mặt nạ trông đáng yêu hơn.

Nếu khéo tay hơn và biết khâu vá bạn có thể làm mặt nạ cho bé chơi Trung thu bằng vải dạ mỏng.

Trên đây là một số cách làm đồ chơi cho đêm Trung thu. acsantangelo1907.com chúc bạn thành công.


Chuyên mục: Thế giới Game

Video liên quan

Chủ Đề