Cách làm hóa trị lớp 8

16:02:5126/12/2018

Cách tính hoá trị của 1 nguyên tố trong hợp chất hóa học là một dạng toán đơn giản để các em lớp 8 hiểu về sự kết hợp các nguyên tố trong hợp chất.

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu cách tính hoá trị của 1 nguyên tố trong hợp chất hoá học một cách chi tiết và dễ hiểu để các em chuẩn bị tốt kiến thức nền tảng cho các bài học tiếp theo.

I. Hoá trị của một nguyên tố

- Quy ước: Hidro [H] có hoá trị I và Oxi [O] có hoá trị II

- Từ cách xác định hoá trị của 1 nguyên tố có thể xác định hoá trị của nhóm nguyên tử, ví dụ H2SO4 thì [SO4] có hoá trị II, H2O [có thể viết là HOH] thì nhóm [OH] có hoá trị I.

Ví dụ: HCl [axit clohiđric] thì Clo có hoá trị I ; NH3 [Amoniac] thì Nitơ có hoá trị III.

⇒ Hoá trị của một nguyên tố: Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác

- Chú ý: Kết quả tính hoá trị ghi số La Mã

II. Cách tính Hoá trị của một nguyên tố hay của một hợp chất

- Cho công thức hoá học của hợp chất 2 nguyên tố bất kỳ: 

- Công thức tính hoá trị:

- Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

⇒ Cách tính hoá trị của nguyên tố A

 Cách tính hoá trị của nguyên tố B

Ví dụ: Tính hoá trị của Fe trong hợp chất FeCl3 biết clo hoá trị I, của CO2 biết oxi hoá trị II, Tính hóa trị của Fe trong FeSO4 biết SO4 có hoá trị II, Fe2[CO3]3 biết CO3 có hoá trị II.

Hướng dẫn:

- Gọi a là hoá trị của Fe trong hợp chất FeCl3 ta có: 1.a = 3.I ⇒ a = III [hoặc có ngay: 

] [vậy Fe có hoá trị III]

- Gọi a là hoá trị của C trong hợp chất CO2 ta có: 

 [vậy C có hoá trị IV]

- Gọi a là hoá trị của Fe trong hợp chất FeSO4 ta có: 

 [vậy Fe có hoá trị II]

- Gọi a là hoá trị của Fe trong hợp chất Fe2[CO3]3 ta có: 

 [vậy Fe có hoá trị III]

* Nhận xét: Từ trên ta thấy trong mỗi hợp chất Fe có hoá trị II, hoặc III nên gọi sắt là nguyên tố đa hoá trị [có từ 2 hoá trị khác nhau trở lên].

III. Bài tập về cách tính hoá trị 1 nguyên tố trong hợp chất.

Bài tập 1: Tính hoá trị các nguyên tốt sau 

1] Na2O        2] P2O5           3] SO2        4] Al2O3 

5] SO3          6] Cu2O           7] N2O5       8] Fe2O3

9] H2S          10] SiO2          11] PH3        12] FeO

Bài tập 2: Tính hoá trị các nguyên tố sau biết Oxi có hoá trị II

1] CaO          2] CuO        3] Cr2O3         4] MnO2 

5] NO2          6] PbO2      7] MgO           8] NO           9] ZnO

10] PbO       11] BaO        12] N2O         13] CO         14] K2O

Đáp án bài 1:

1] Na [I]         2] P [V]          3] S [IV]         4] AL [III]

5] S [VI]         6] Cu [I]         7] N [V]          8] Fe [III]

9] S [II]         10] Si [IV]      11] P [III]        12] Fe [II]

Đáp án bài 2:

1] Ca [II]       2] Cu [II]       3] Cr [III]        4] Mn [IV]

5] N [IV]       6] Pb [IV]       7] Mg [II]        8] N [II]

9] Zn [II]      10] Pb [II]     11] Ba [II]      12] N [I]

13] C [II]       14] K [I]

Bài 1 trang 41 sgk hóa 8: Tính hóa trị của đồng Cu, phốt pho P, Silic Si và sắt Fe trong các công thức hóa học sau: Cu[OH]2, PCl5, SiO2, Fe[NO3]3

* Lời giải bài 1 trang 41 sgk hóa 8: 

- Nhóm OH hóa trị I nên ⇒ Cu có hóa trị là II

- Cl có hóa trị là I nên ⇒ P có hóa trị là V

- O có hóa trị là II nên ⇒ Si có hóa trị là IV

- Nhóm NO3 có hóa trị I nên ⇒ Fe có hóa trị là III

Bài 2 trang 41 sgk hóa 8: Cho công thức hóa học của hợp chất X với oxi là XO, hợp chất Y với H là YH3 [X, Y là nguyên tố hóa học nào đó]. Hãy chọn công thức hóa học đúng giữa X và Y trong các công thức sau: a] XY3    b] X3Y      c] X2Y3      d] X3Y2

* Lời giải bài 2 trang 41 sgk hóa 8:

- HD: hợp chất XO ⇒ X [II]; hợp chất  YH3 ⇒ Y [III]

Trên đây là cách tính hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất hoá học, hy vọng bài viết hữu ích cho các em và chúc các em học tốt, mọi thắc mắc các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, và đăng ký thành viên trên HayHocHoi.Vn để sử dụng các bài trắc nghiệm hay và bổ ích nhé.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 8 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 8 Lý thuyết và Bài tập

Khi bắt đầu làm quen với môn Hóa học, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm hóa trị. Đây là nền tảng cơ bản của môn Hóa học vì nó biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. Đồng thời chúng ta sẽ tìm hiểu xem liệu nguyên tố đó có hóa trị bao nhiêu và cách tính hóa trị của nó như thế nào. Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm hóa trị là gì?

Hóa trị là gì?

– Hóa trị là của các nguyên tố xác định bằng số liên kết mà một nguyên tử của nguyên tố đó liên kết nên trong phân tử.

– Hóa trị của nguyên tố ở hợp chất ion được gọi là điện hóa trị và nó có giá trị bằng với điện tích ion tạo thành từ nguyên tố ấy.

–  Hóa trị của nguyên tố ở hợp chất cộng hóa trị gọi là cộng hóa trị, và có giá trị bằng với số liên kết cộng hóa trị do nguyên tử của nguyên tố đó tạo được với nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất.

Quy tắc hóa trị.

Ta có quy tắc hóa trị như sau: Tích giữa chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích giữa chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Theo quy tắc hóa trị thì:  x.a = y.b

Trong đó:

– x, y là các hóa trị của nguyên tố

– a, b là các chỉ số

– Nếu biết x, y và a [hoặc b] thì tính được b [hoặc a]

– Nếu biết a, b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học

Chuyển thành tỉ lệ:

Lấy x = b [hoặc b’] và y = a [hoặc a’]. Nếu a’, b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a, b.

Cách tính hóa trị một nguyên tố.

Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

Phương pháp:

– Gọi a là hóa trị của nguyên tố cần tìm. – Áp dụng quy tắc về hóa trị để lập đẳng thức. – Giải đẳng thức trên để tìm a

Chú ý:  – H và O đương nhiên đã biết hóa trị: H[I], O[II].


– Kết quả phải ghi số La Mã.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các trường hợp sau đây:

a] KH, H2SCH4

b] FeO, Ag2ONO2

Lời giải:

a] KH: Có H có hóa trị I, theo quy tắc hóa trị ta có: 1 x 1 = 1 x b => K hóa trị I.

H2S: có H có hóa trị I, theo quy tắc hóa trị, ta có: 2 x 1 = 1 x b => S hóa trị II.

CH4: có H có hóa trị I, theo quy tắc hóa trị, ta có: 1 x a = 4 x 1 => C hóa trị IV.

b] FeO: có O hóa trị II, theo quy tắc hóa trị, ta có: 1 x a = 2 x 1 => Fe hóa trị II

Ag2O: có O hóa trị II, theo quy tắc hóa trị, ta có 2 x a = 1 x 2 => Ag hóa trị I.

NO2: có O hóa trị II, theo quy tắc hóa trị, ta có: 1 x a = 2 x 2 => N hóa trị IV

Ví dụ 2: Biết N [IV], hãy chọn công thức hóa học phù hợp với quy tắc hóa trị trong số các công thức sau: NO, N2O3N2ONO2.

Hướng dẫn:

Ta có: N hóa trị IV, O hóa trị II.

Theo quy tắc hóa trị, ta có: x * 4 = y * 2

Chuyển thành tỉ lệ: x / y = 2/4 = 1/2

Vậy: công thức hóa học phù hợp nhất là NO2.

✅ Ghi nhớ: Các công thức Hóa Học lớp 8

Bài tập áp dụng về cách tính hóa trị

Bài 1: Tính hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất sau
a] Na2O                                                g] P2O5
b] SO2                                                  h] Al2O3
c] SO3                                                   i] Cu2O
d] N2O5                                                 j] Fe2O3
e] H2S                                                   k] SiO2
f] PH3                                                    l] FeO

Bài 2: Xác định hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất sau, biết hóa trị của O là II.
1.CaO         2.SO3         3.Fe2O3         4. CuO         5.Cr2O3         6.MnO2         7.Cu2O

8.HgO         9.NO2        10.FeO           11.PbO2       12.MgO         13.NO            14.ZnO

15.PbO       16.BaO       17.Al2O3       18.N2O         19.CO           20.K2O         21.Li2O

22.N2O3     23.Hg2O     24.P2O3       25.Mn2O7     26.SnO2       27.Cl2O7      28.SiO2

Đáp án

Bài 1: a] Na [I]              b] S [IV]              c] S [VI]            d] N [V] e] S [II]               f] P [III]                g] P [V]             h] Al [III]

i] Cu [I]               j] Fe [III]              k] Si [IV]            l] Fe [II]

Bài 2: 1. Ca [II]           2. S [VI]          3. Fe [III]          4. Cu [II]          5. Cr [III] 6. Mn [IV]         7. Cu [I]          8. Hg [II]           9. N[IV]           10. Fe [II] 11. Pb [IV]       12. Mg [II]       13. N [II]           14. Zn [II]        15. Pb[II] 16. Ba [II]        17. Al [III]        18. N [I]            19. C [II]          20. K [I] 21. Li [I]           22. N [III]         23. Hg [I]          24. P [III]        25.Mn [VII]

26.Sn [IV]        27. Cl [VII]       28. Si [IV]

Bài 3: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Nito [IV] và Oxi [II]

Lời giải

Giả sử công thức hợp chất cần lập là: NxOy. Theo qui tắc hóa trị ta có: a * x = b * y  => x * IV = y * II Chuyển thành tỉ lệ: x / y = 1/2

Vậy công thức cần lập là: NO2

Bài 4: Lập công thức hóa học của hợp chất bao gồm: Nhôm [III] và nhóm SO4 [II]

Kali [I] và nhóm [CO3] [II]

Lời giải

a] Giả sử công thức hợp chất cần lập là: Kx[CO3]y Theo qui tắc hóa trị ta có: a * x = b * y  => x * I = y * II Chuyển thành tỉ lệ: x / y= 2/1

Vậy công thức cần lập là: K2CO3

b] Giả sử công thức hợp chất cần lập là: Alx[SO4]y Theo qui tắc hóa trị ta có: a * x = b * y  => x * III = y * II Chuyển thành tỉ lệ: x / y= 2/3

Vậy công thức cần lập là: Al2[SO4]3

Thực hành:

  • Bài tập cân bằng phương trình hóa học.

Dựa vào bài học bên trên chắc hẳn chúng ta đã biết cách tính hóa trị của một nguyên tố và một một số bài tập áp dụng. Ngoài ra, các em có thể học hóa trị của các nguyên tố thông qua bài ca hóa trị để nhớ hóa trị của nguyên tố nhanh hơn khi làm bài tập và có thể kiểm tra tính chính xác của bài mình vừa làm. Chúc các em học tốt!

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Video liên quan

Chủ Đề