Cách làm đề thi toán

Ảnh đẹp,18,Bài giảng điện tử,10,Bạn đọc viết,225,Bất đẳng thức,74,Bđt Nesbitt,3,Bổ đề cơ bản,9,Bồi dưỡng học sinh giỏi,39,Cabri 3D,2,Các nhà Toán học,129,Câu đố Toán học,83,Câu đối,3,Cấu trúc đề thi,15,Chỉ số thông minh,4,Chuyên đề Toán,289,Công thức Thể tích,11,Công thức Toán,101,Cười nghiêng ngả,31,Danh bạ website,1,Dạy con,8,Dạy học Toán,259,Dạy học trực tuyến,20,Dựng hình,5,Đánh giá năng lực,1,Đạo hàm,16,Đề cương ôn tập,38,Đề kiểm tra 1 tiết,29,Đề thi - đáp án,940,Đề thi Cao đẳng,15,Đề thi Cao học,7,Đề thi Đại học,157,Đề thi giữa kì,16,Đề thi học kì,130,Đề thi học sinh giỏi,123,Đề thi THỬ Đại học,382,Đề thi thử môn Toán,49,Đề thi Tốt nghiệp,41,Đề tuyển sinh lớp 10,98,Điểm sàn Đại học,5,Điểm thi - điểm chuẩn,210,Đọc báo giúp bạn,13,Epsilon,8,File word Toán,33,Giải bài tập SGK,16,Giải chi tiết,185,Giải Nobel,1,Giải thưởng FIELDS,24,Giải thưởng Lê Văn Thiêm,4,Giải thưởng Toán học,5,Giải tích,29,Giải trí Toán học,170,Giáo án điện tử,11,Giáo án Hóa học,2,Giáo án Toán,17,Giáo án Vật Lý,3,Giáo dục,349,Giáo trình - Sách,80,Giới hạn,20,GS Hoàng Tụy,8,GSP,6,Gương sáng,193,Hằng số Toán học,19,Hình gây ảo giác,9,Hình học không gian,106,Hình học phẳng,88,Học bổng - du học,12,Khái niệm Toán học,64,Khảo sát hàm số,36,Kí hiệu Toán học,13,LaTex,12,Lịch sử Toán học,81,Linh tinh,7,Logic,11,Luận văn,1,Luyện thi Đại học,231,Lượng giác,55,Lương giáo viên,3,Ma trận đề thi,7,MathType,7,McMix,2,McMix bản quyền,3,McMix Pro,3,McMix-Pro,3,Microsoft phỏng vấn,11,MTBT Casio,26,Mũ và Logarit,36,MYTS,8,Nghịch lí Toán học,11,Ngô Bảo Châu,50,Nhiều cách giải,36,Những câu chuyện về Toán,15,OLP-VTV,33,Olympiad,281,Ôn thi vào lớp 10,1,Perelman,8,Ph.D.Dong books,7,Phần mềm Toán,26,Phân phối chương trình,5,Phụ cấp thâm niên,3,Phương trình hàm,4,Sách giáo viên,12,Sách Giấy,10,Sai lầm ở đâu?,13,Sáng kiến kinh nghiệm,8,SGK Mới,6,Số học,56,Số phức,34,Sổ tay Toán học,4,Tạp chí Toán học,37,TestPro Font,1,Thiên tài,95,Thơ - nhạc,9,Thủ thuật BLOG,14,Thuật toán,3,Thư,2,Tích phân,77,Tính chất cơ bản,15,Toán 10,129,Toán 11,173,Toán 12,367,Toán 9,64,Toán Cao cấp,26,Toán học Tuổi trẻ,26,Toán học - thực tiễn,100,Toán học Việt Nam,29,Toán THCS,16,Toán Tiểu học,4,Tổ hợp,36,Trắc nghiệm Toán,220,TSTHO,5,TTT12O,1,Tuyển dụng,11,Tuyển sinh,270,Tuyển sinh lớp 6,7,Tỷ lệ chọi Đại học,6,Vật Lý,24,Vẻ đẹp Toán học,109,Vũ Hà Văn,2,Xác suất,28,

Mình thuộc thế hệ 8x đời giữa, nhớ cái thời học sinh cũng cách đây cả chục năm suốt ngày mải miết với những bài kiểm tra rồi thi cử. Ngày đi học, môn toán cũng gọi là có chút nhỉnh nhớ thời đó cũng hay đi thi này nọ, nhưng cũng chỉ cấp quận huyện với tỉnh là cao nhất rồi. Học rồi luyện thi cũng nhiều nên các thầy có có chỉ cho một số kỹ năng để làm bài thi được hiệu quả và đạt điểm cao. Nay tự nhiên bâng quơ hoài niệm thủa học sinh, thôi thì chia sẻ lại một số mình còn nhớ được cũng là để nhớ một thời ta đã…cũng là nhớ tới các thầy cô thủa học trò với bao ký ức đẹp.

Thôi thì dài dòng quá, mình đi vào chủ đề chính luôn. Thời mình còn đi học, cấu trúc của một đề thi toán sẽ thường gồm 4 hoặc 5 bài với barem điểm khá rõ: bài 1-4 là kiến thức cơ bản được 8-9 điểm, bài 5 thường là kiến thức nâng cao được 1-2 điểm. Và thường khi bắt đầu bài thi mình sẽ làm các bước sau:

Đọc kỹ đề

Đây là bước rất quan trọng để bạn đánh giá đề thi, các bạn nên đọc kỹ đề từng bài một để xác định độ khó của đề cũng như để đánh giá bài nào dễ bài nào khó.

Dễ làm trước, khó làm sau

Sau khi đã đọc kỹ đề và đánh giá được độ khó của từng bài, các bạn tiến hành là bài theo thứ tự dễ làm trước khó làm sau. Thông thường với một bài thi đại trà các đề thường sẽ có 8 điểm là kiến thức cơ bản [tức là bạn chỉ cần nắm rõ kiến thức cơ bản trong SGK là đủ để đạt điểm 8] và 1-2 điểm là kiến thức nâng cao và điểm trình bày. Vì vậy việc chọn những bài dễ làm trước sẽ giúp bạn có được 8 điểm một cách khá đơn giản và nhẹ nhàng [với điều kiện bạn phải nắm vững các kiến thức cơ bản trong SGK nhé] sau khi đã làm xong các bài dễ các bạn mới nghĩ tới việc làm đến các bài khó vì thường những bài này vừa mất thời gian suy nghĩ mà điểm số đạt được lại không cao.

Làm đến đâu chắc đến đấy

Đây là kinh nghiệm rất quan trọng trong các kỳ thi mình đã trải qua, nhiều khi muốn làm nhanh và thể hiện với mọi người nên khi vừa nghĩ ra hướng làm là mình đã cắm đầu vào làm ngay và khi xong bài cũng nộp luôn mà không kiểm tra lại. Điều này rất nguy hiểm vì trong quá trình làm có một số sai sót nhưng mình không kiểm tra lại kỹ sẽ dẫn đến kết quả thiếu hoặc xét thiếu trường hợp,…dẫn đến điểm số không đạt được tối đa. Điều này thật đáng tiếc vì hầu hết với những bài đó việc có được điểm số trọn vẹn đã nằm trong tầm tay, nhưng vì vội vàng hay chủ quan mà để mất 0,5-1 điểm của bài đó [nếu bạn thi Đại học bạn sẽ thấy 0,5-1 điểm quan trọng đến mức nào].

Cố gắng đến phút cuối cùng

Với các bài thi thường sẽ có thời gian từ 45 phút đến 3 tiếng. Nhiều bạn sau khi làm bài được 2/3 quãng thời gian đã buông xuôi không muốn làm tiếp. Điều này thật lãng phí, vì nhiều khi chỉ cần một ý tưởng lóe nên hay một vấn đề được gỡ là cả bài toán sẽ được giải quyết nhanh gọn trong vòng chưa đầy 5 phút. Vậy tại sao bạn lại lãng phí thời gian trong khi vẫn có cơ hội để kiếm thêm điểm cho mình.

Kiểm tra lại bài thật kỹ trước khi nộp bài

Sau khi hoàn thành bài thi toán, bạn nên kiểm tra lại thật kỹ các lỗi chính tả, trình bày xem còn có sai sót nào không để kịp bổ sung trước khi nộp bài. Vì khi đã nộp bài bạn không thể sửa được bài thi của mình nữa kể cả khi đó còn thời gian.

Trên đây là một vài chia sẻ của mình trong việc làm bài thi toán, kinh nghiệm cũng đã lâu nhưng hy vọng vẫn còn giúp được một số bạn cần.

Chiến Thuật Làm Bài Thi Môn Toán Đạt Điểm Cao

Để làm tốt bài thi môn toán, các em cần chiến thuật hợp lí nhất. Đặc biệt là các em học sinh lớp 12 sắp bước vào kỳ thi quan trọng nhất. Gia sư eTeacher sẽ chia sẻ bí quyết ôn luyện làm bài để đạt 9, 10 điểm môn Toán với 03 chiến thuật “đắc ý” nhất.

1. Khoanh vùng câu hỏi trước khi làm bài thi

Sau một thời gian dài ôn tập và luyện đề thì khả năng phân loại dạng đề từ dễ đến khó sẽ được cải thiện. Đây là một trong những kỹ năng hữu ích giúp học sinh đạt được điểm cao

Khi nhận được đề thi, học sinh cần đọc lướt qua đề thật nhanh một lần. Sau đó khoanh vùng thành các nhóm câu hỏi: lý thuyết, bài tập dễ và bài tập khó. Theo kinh nghiệm từ gia sư eTeacher, học sinh nên làm trước những câu dễ để nắm chắc điểm. Sau cùng mới làm đến những câu hỏi khó hơn để tiết kiệm thời gian

2. Phân chia thời gian làm bài môn Toán

Theo cấu trúc của hầu hết các bài thi: 60% là kiến thức cơ bản, học sinh có thể làm được dễ dàng. Vì thế, các em nên đặc biệt bám sát kiến thức sách giáo khoa. Dựa vào cấu trúc đề thi mẫu từ Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, eTeacher đã chia thời gian làm bài môn Toán hợp lý nhất

Với câu hỏi dễ – thời gian làm bài khoảng 1 phút; trung bình – 2 phút; khó – cực khó : 3,5 phút, cụ thể như sau: 

  • Từ câu 1-30 [cấp độ dễ, vận dụng thấp]: Hoàn thành trước 30 phút và không được phép sai câu nào
  • Từ câu 31-40 [cấp độ dễ, sử dụng nhiều công thức]: Thời gian làm 20 phút
  • Từ câu 41-45 [cấp độ trung bình, câu khó nhưng vẫn có khả năng làm được]: Thời gian làm 20 phút.
  • Từ câu 46-50 [cấp độ khó – cục khó, vận dụng cao]: Thời gian làm 15-20 phút

3. Luyện đề làm bài thi thử môn Toán nhiều lần

Trước khi kỳ thi quan trọng diễn ra, học sinh nên luyện mỗi ngày 1-2 đề, mỗi đề 90 phút . Đồng thời tự chấm điểm để kiểm tra xem kiến thức mình đến đâu, thay đổi phương pháp ôn luyện cho hiệu quả

Khi luyện đề cần chú ý đến các mốc thời gian như đã phân chia ở trên, học sinh nên để đồng hồ báo đúng mốc thời gian đó để điều chỉnh tốc độ làm bài và tỉ lệ đúng sai sao cho tốt nhất

Hi vọng, những bí quyết này sẽ giúp các em làm bài thi môn Toán đạt điểm cao. Học sinh sẽ tìm được phương pháp luyện thi phù hợp và tự tin bước vào kỳ thi THPT Quốc Gia và đạt được điểm số cao như mong đợi

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về các gia sư dạy kèm tại nhà eTeacher – Gia Sư Đỉnh Cao, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn cụ thể, miễn phí

Thông tin liên hệ

Dưới đây là chia sẻ của thầy giáo dạy Toán học Nguyễn Chí Chung về những cách làm bài thi toán vào 10 đạt điểm cao.

Thầy giáo dạy Toán học Nguyễn Chí Chung [Ảnh: NVCC].

Chiến thuật tổng quát

Trong thi môn Toán, chiến thuật quan trọng nhất là "dễ trước khó sau, đúng câu dễ mới làm câu khó". Khi nhận đề, các em cần đọc lướt qua một lượt, trong quá trình đọc bắt được ý tưởng lời giải của bài nào thì ghi ngay ra bên cạnh bài đó. Sau đó, bắt tay làm bài từ câu dễ đến câu khó, theo phương châm đúng câu dễ mới sang câu khó.

Lưu ý, sai câu dễ nguy cơ trượt cao, không làm được câu khó vẫn có thể đỗ. Với 2 câu vận dụng cao, chỉ nên dành thời gian tối đa cho mỗi câu 10 phút, thời gian còn lại cần kiểm tra các câu đã làm để đảm bảo đạt điểm tuyệt đối.

Hãy nhớ 3 bước giải bài toán. Tương tự như 3 bước làm một bài văn là mở bài, thân bài, kết luận, 3 bước giải bài toán lần lượt là: điều kiện, giải bài toán, kiểm + kết.

Kỹ năng trình bày: 2Đ - Đúng và Đủ ý

"Đúng" luôn là quan trọng nhất, "Đủ" để không bị trừ điểm lặt vặt. Các em lưu ý, bài làm không viết dài dòng, viết càng dài càng dễ sai. Bên cạnh đó, khi viết dài, việc kiểm tra sẽ mất nhiều thời gian và khó tìm ra lỗi sai.

Kỹ năng kiểm tra: 3K

K1: Làm đến đâu kiểm tra đến đó, nếu sai cần sửa ngay, tránh tình trạng làm xong cả bài mới phát hiện sai, khi đó có lỗi sai rất khó sửa, thường phải bỏ cả bài. Điều này gây mất thời gian và ảnh hưởng không tốt đến tâm lý làm bài.

K2: Xong một bài, tiến hành kiểm tra ngay.

K3: Trước khi nộp, kiểm tra thêm một lần nữa.

Phương pháp kiểm tra là xuôi, ngược và kiểm tra chéo.

Tiết kiệm thời gian:

Ta học 4 năm cấp 2 mà chỉ có 120 phút để thể hiện, nên nếu rèn luyện và áp dụng 2Đ, 3K thường xuyên, các em sẽ tiết kiệm được thời gian, có thời gian kiểm tra lại, có thời gian chinh phục câu khó, tâm lý sẽ tốt hơn.

Tranh thủ khi chờ phát đề, các em có thể xin 2,3 tờ giấy thi và ghi đầy đủ thông tin cần thiết để khi nhận đề có thể làm luôn, không cần xin và ghi lại nữa.

Nháp ý tưởng và trình bày thẳng vào bài thi

Khi có ý tưởng rõ ràng, cần trình thẳng vào bài thi, khi đó các em sẽ tập trung cao độ nên ít sai sót. Tuyệt đối không nên làm ra nháp rồi mới chép vào bài thi, bởi khi nháp thường không cẩn thận, dễ sai sót. Thậm chí, nhiều em khi làm nháp thì đúng, nhưng khi chép vào bài thì lại sai và làm như vậy đương nhiên mất thời gian.

Không bao giờ bỏ cuộc, chiến đấu hết mình đến giây phút cuối cùng

Tinh thần "không bỏ cuộc" có thể giúp các em đạt được tối đa số điểm. Trong khi thi, tuyệt đối không nên nộp bài sớm. Nếu còn thừa thời gian, các em hãy kiểm tra kỹ những câu đã làm được và chinh phục cả câu khó. Cho dù không làm được cả bài khó vẫn có thể làm một phần, vì có ý đúng vẫn được điểm. "Một chút" điểm cũng quý bởi đôi khi nó quyết định đến việc trượt đỗ của ta.

Cách làm bài thi toán vào 10 đạt điểm cao: Có sức khỏe là có tất cả

Thân thể yếu ớt thì tâm không sáng, trí không cao! Ngày thi tới gần, các em đã rèn luyện cả mấy năm trời nên chỉ cần ôn tập nhẹ nhàng, không nên thức khuya quá. Vì có thức thêm vài tiếng cũng không làm thay đổi được cục diện, nếu ốm thì hỏng cả mấy năm rèn luyện!

Thầy tư vấn mỗi ngày nên đầu tư 30 phút thể dục rèn luyện thân thể, nếu có thể đi bơi được thì rất tốt cho sức khỏe, xả stress và tư tưởng sảng khoái, sau đó về ôn tập sẽ năng suất hơn. Có sức khỏe và tâm tưởng thoải mái, khi vào phòng thi, các em sẽ thi đấu với 100%, thậm chí  trên 100% phong độ.

Bên cạnh đó, cần ăn uống đầy đủ, trước và khi đi thi không ăn đồ bẩn, dễ đau bụng.

Ôn tập đúng giờ thi để tạo phản xạ làm bài

Để tạo thói quen và phản xạ làm bài tốt nhất, trước kỳ thi, các em nên tập làm đề vào đúng thời gian thi thực. Chuẩn bị giấy thi, đề thi và các vật dụng phục vụ làm bài thi; bấm giờ làm bài nghiêm túc, bắt đầu đúng giờ. Áp dụng đúng những điều 2Đ, 3K đã được nhắc ở trên.

Lưu ý, khi đi thi, cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập [thước, compa, máy tính, ít nhất 3 chiếc bút cùng màu và chai nước trong suốt có nắp chặt để uống trong phòng thi].

Một thân thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, kiến thức chắc chắn, kỹ năng thành thạo, các em ắt sẽ đăng khoa!

Theo Nguyễn Liên [dantri.com.vn]

Video liên quan

Chủ Đề