Cách chăm sóc và theo dõi ống dẫn lưu Kehr

Phẫu thuật nội soi lấy sỏi ống mật chủ có dẫn lưu Kehr là phương pháp đang được sử dụng phổ biến để điều trị ngoại khoa sỏi ống mật chủ. Bên cạnh đó, dẫn lưu Kehr sau mổ lấy sỏi đường mật cũng mang lại nhiều tác dụng hữu ích.

Phẫu thuật hở mở ống mật chủ lấy sỏi, kết hợp đặt dẫn lưu Kehr là một biện pháp ngoại khoa kinh điển đã được áp dụng từ lâu với những kết quả khả quan. Nhưng hiện nay, hình thức phẫu thuật tiên tiến và ít xâm hại hơn là mổ nội soi, có dẫn lưu đường mật Kehr được ưu tiên lựa chọn tại nhiều bệnh viện nhờ vào khả năng lấy hết sỏi đường mật, cũng như có thể tạo lưu thông mật ruột.

Các phương pháp dẫn lưu đường mật bao gồm:

  • Dẫn lưu ống mật chủ qua cơ Oddi và tá tràng [phương pháp Volker]
  • Dẫn lưu ống Kehr qua ống túi mật [đối với bệnh nhân có cắt túi mật]
  • Dẫn lưu qua ống gan
  • Dẫn lưu túi mật

Thông thường, sau khi giải quyết lấy sỏi và dị vật ở đường mật thì phải tiến hành khâu ống mật chủ. Nhằm đảm bảo an toàn cho đường khâu ống mật chủ, các bác sĩ thường sử dụng sonde Kehr để dẫn lưu dịch mật.

Ống dẫn lưu Kehr là một ống thông có hình chữ T, trong đó dịch mật sẽ được dẫn lưu ra 2 nhánh, một phần vào đường tiêu hóa và một phần đi ra ngoài qua da. Mục đích tác dụng của dẫn lưu Kehr là:

  • Phần dịch mật dẫn lưu ra ngoài giúp bác sĩ quan sát, theo dõi tình trạng đường mật sau mổ và có hướng điều trị nếu cần thiết
  • Giảm áp lực đường mật, dẫn lưu dịch mật nhiễm khuẩn từ ống mật chủ ra ngoài
  • Làm đường hầm chắc chắn cho quá trình tán sỏi sau mổ khoảng 1 tháng
  • Thông qua sonde Kehr để chụp kiểm tra đường mật
  • Bơm rửa đường mật sau khi mổ
  • Làm nòng thông đường mật bị tắc nghẽn do ung thư

Khi còn phải tán sỏi sau mổ, người bệnh có thể được xuất viện 3-4 tuần và mang theo ống Kehr trong suốt thời gian đó về nhà chăm sóc. Phải luôn dùng gạc sạch bao đầu ống dẫn lưu và cột lại, định kỳ mở ống cho mật chảy ra ngoài.

Bệnh nhân còn sót sỏi phải đặt ống dẫn lưu kehr sau mổ lấy sỏi đường mật.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành các thao tác phẫu thuật lấy sỏi ống mật chủ, tiếp theo là đến giai đoạn đặt dẫn lưu Kehr và khâu phục hồi ống mật chủ trong khoảng 45 phút, tổng thời gian ca mổ trung bình là 130 phút.

Đối với kỹ thuật lấy sỏi qua đường ống dẫn lưu Kehr sẽ được tiến hành sau 4 tuần tính từ lúc kết thúc ca mổ trên, khi ống Kehr đã tạo thành một đường hầm được bao bọc xung quanh một cách chắc chắn. Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên biệt, ví dụ như dọ lấy sỏi Dormia và dây dẫn Forgaty, dưới màn huỳnh quang tăng sáng để lấy sỏi còn sót lại. Phương pháp này có tỷ lệ thành công khá cao, đạt khoảng 90 – 95%. Ngoài ra, cũng có thể dùng ống soi mềm qua đường đặt Kehr để soi ống mật chủ, sau đó tán sỏi sót ở đường mật trong và ngoài gan bằng điện thủy lực.

Trong quá hình chăm sóc ống dẫn lưu Kehr sau mổ lấy sỏi đường mật, người bệnh và thân nhân gia đình nên lưu ý một số điểm sau:

  • Nguy cơ ống dẫn lưu bị tụt:

Khi xảy ra tình trạng nhiễm trùng hay rò rỉ dịch mật ở chân ống, ống Kehr sẽ trở nên lỏng lẻo đoạn đi qua thành bụng, đầu mối chỉ cột vào ống không còn chắc chắn. Lúc này người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra ngay để được nhân viên y tế cố định lại ống.

Nếu bệnh nhân thấy đau và căng tức vùng thượng vị hoặc vùng hạ sườn phải, thì cần được mở đầu ống để mật chảy ra ngoài cho đến khi giảm triệu chứng đau, bớt căng tức thì cột ống lại. Trong trường hợp đau kèm theo sốt, hoặc đau nhiều lần trong ngày thì người bệnh phải được bác sĩ thăm khám ngay.

  • Rò rỉ mật tại chân ống dẫn lưu:

Nguyên nhân thường là do ống Kehr bị nghẹt, bệnh nhân cần được thay băng tại vị trí chân ống dẫn lưu và nên tham khảo tư vấn hướng dẫn thêm của nhân viên y tế. Vì dịch mật có tính kiềm nên có nguy cơ làm rôm lở vùng da bị tiếp xúc, người bệnh cần phải bôi thuốc bảo vệ da khu vực quanh chân ống.

Bên cạnh đó, nếu mang theo ống dẫn lưu về nhà, bệnh nhân và cả người thân trong gia đình phải đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, thực hiện rửa tay sạch trước khi ăn, trước và sau khi thay băng hay điều chỉnh chân ống dẫn lưu. Bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh, đặc biệt là bù nước và điện giải, khoảng chất cũng đóng vai trò rất cần thiết. Người bệnh không được quên tái khám đúng hẹn, trong trường hợp xuất hiện dấu hiệu vàng da thì phải đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Vinmec Central Park là địa chỉ tin tưởng cho bệnh nhân phẫu thuật sỏi ống mật chủ - dẫn lưu Kehr.

Phẫu thuật nội soi lấy sỏi ống mật chủ có dẫn lưu Kehr là một trong những kỹ thuật trọng điểm tại chuyên khoa Phẫu thuật nội soi VM1, thuộc khoa Ngoại - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Dưới sự thực hiện của đội ngũ chuyên môn môn giàu kinh nghiệm đầu ngành: Bác sĩ Nguyễn Quốc TháiBác sĩ Phan Thanh Nguyên, tỷ lệ thành công ở các ca phẫu thuật sỏi ống mật chủ kết hợp dẫn lưu đường mật là rất cao, lên đến 95%.

Kỹ thuật này có nằm trong danh mục được BHYT hỗ trợ với phần trăm thanh toán tùy thuộc vào đối tượng bệnh nhân trái tuyến hay đúng tuyến. Điểm mạnh của trang thiết bị cao cấp tại Vinmec Central Park là máy gây mê Avance CS2, máy thở R860 của GE và máy nội soi hiện đại, đúng chuẩn Quốc tế.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

1.1. Định nghĩa: Ống dẫn lưu là một hệ thống đặt từ một vùng, một khoang của cơ thể để dẫn lưu dịch, máu hoặc chất tiết ra ngoài hoặc từ cơ quan này sang cơ quan khác.

1.2. Mục đích đặt dẫn lưu

– Điều trị:

+ Lấy hết chất dịch, mủ, khí vì nếu không thoát hết thì diễn tiến trầm trọng hơn hoặc có thể dẫn đến tử vong.

+ Dẫn lưu ổ áp xe, tụ dịch, máu, giải áp trong trường hợp tràn máu, tràn khí màng phổi, tràn dịch từ cơ quan …

– Phòng ngừa

+ Tránh nhiễm trùng các cơ quan xung quanh.

+ Tránh loét miệng vết thương.

+ Đề phòng tụ dịch sau mổ.

+ Theo dõi nguy cơ chảy máu sau mổ.

+ Theo dõi xì bục đường khâu, miệng nối.

+ Giúp theo dõi diễn tiến nơi vừa can thiệp, theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch mỗi ngày.

1.3. Các vị trí đặt ống dẫn lưu

– Dẫn lưu ổ bụng: Dẫn lưu Douglas, dưới gan, hố lách, ống mật chủ, túi mật.

– Dẫn lưu lồng ngực: Trung thất, màng phỗi, màng tim.

– Dẫn lưu tiết niệu: Hố thận, bể thận, niệu đạo, niệu quản.

– Dẫn lưu vết thương: Phần mềm, ổ áp xe.

– Dẫn lưu xương: Ổ khớp.

– Dẫn lưu đầu: Shunt, dẫn lưu vết mổ dưới da đầu, dẫn lưu giải áp não thất, dẫn lưu ổ áp xe não …

1.4. Đặc điểm cần có của ống dẫn lưu

– Ít gây phản ứng cho cơ thể.

– Ống có vạch cản quang để dễ theo dõi khi chụp X – quang.

– Mềm mại, trơn láng không gây bám dính.

1.5. Các loại ống dẫn lưu

– Dựa vào chất liệu

+ Gạc [Meches]: Dẫn lưu nhờ vào tính thấm, không để lâu quá 24 giờ.

+ Ống cao su mềm [Penrose]: Dẫn lưu nhờ vào tính mao dẫn, không nên để lâu quá 72 giờ.

+ Ống cao su [Tubes]: Dẫn lưu theo lực thủy tĩnh.

– Dẫn lưu kiểu kết hợp

+ Ống trong lam cao su [Penrose drain]

+ Dẫn lưu kiểu xì gà [Cigarette drain]

+ Dẫn lưu kiểu Sump [Sump drain]: Thường dùng để dẫn lưu ổ bụng, cho không khí đi vào để dễ hút mà không bị mạc nối đến bít tắc. Mục đích vừa hút được lượng nhiều vừa tưới rửa liên tục sau mổ.

– Dựa trên tác dụng

+ Loại thụ động: Dùng trong dẫn lưu hở.

+ Loại chủ động: Dùng trong dẫn lưu kín.

+ Loại kết hợp: Kiểu Sump.

1.6. Tiêu chuẩn đặt ống dẫn lưu

– Nơi thấp nhất theo trọng lực của cơ thể, nơi thấp nhất của ổ dịch.

– Không đặt ở vùng mà diễn tiến cọ xát dễ gây loét, hạn chế xuyên qua khớp, thần kinh, mạch máu.

– Dẫn lưu không nên đặt ngay trên vết mổ.

– Đường đưa ra da gần nhất.

– Đường vào cơ thể ngắn nhất.

– Dẫn lưu đặt ở vị trí dễ chăm sóc.

– Phải có biên bản và mô tả kỹ bằng sơ đồ.

1.7. Nguyên tắc chăm sóc ống dẫn lưu

– Phải bảo đảm vô khuẩn tuyệt đối hệ thống dẫn lưu.

– Người bệnh nên nằm ở tư thế giúp dịch dẫn lưu dễ dàng, thông tốt.

– Tránh tắc nghẽn, dây câu nối nên có đường kính lớn hơn đường kính ống dẫn lưu, câu nối phải đúng cách.

– Bình hứng luôn đặt thấp hơn vị trí dẫn lưu khoảng 60cm.

– Hút dịch liên tục hay ngắt quãng tùy vào mục đích điều trị.

– Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất của dịch dẫn lưu, ghi hồ sơ.

– Bơm rửa ống dẫn lưu tùy mục đích điều trị và thời gian cho phép.

– Luôn theo dõi dấu hiệu mất nước, tình trạng nước xuất nhập.

– Luôn đảm bảo chân ống dẫn lưu khô, sạch, ngừa rôm lở da tích cực, phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm trùng.

– Rút dẫn lưu ngay khi đạt được mục đích điều trị.

– Luôn giáo dục người bệnh tham gia vào sự tự chăm sóc dẫn lưu như: cách ngồi dậy, di chuyển, xoay trở khi có dẫn lưu để giúp người bệnh an tâm.

– Đề phòng sút ống dẫn lưu, phòng ngừa biến chứng.

1.8. Biến chứng

– Nhiễm trùng ngược dòng.

– Sút ống, nghẹt ống.

– Nhiễm trùng chân dẫn lưu.

– Xì rò dịch sau khi rút dẫn lưu.

– Tổn thương các cơ quan xung quanh.

1.9. Rút ống dẫn lưu

– Rút dẫn lưu khi không còn mục đích điều trị, nếu dẫn lưu có dịch ra từ 20 – 50ml/24 giờ hoặc dẫn lưu không còn hoạt động thì thường có y lệnh rút.

– Nếu là mục đích dự phòng và theo dõi thì nên rút trong một thì duy nhất.

– Nếu nhằm mục đích điều trị phải đặt lâu quá 3 ngày thì khi rút nên xoay vặn ống và rút dần vài cm cho đến khi hết.

II. DẪN LƯU Ổ BỤNG

2.1. Chỉ định

– Dẫn lưu ổ áp xe trong ổ bụng để ổ áp xe có thể lành từ đáy dần ra.

– Khi khâu nối ống tiêu hóa mà vị trí khâu nối không có thanh mạc bao phủ.

– Khi khâu nối mà phẫu thuật viên không an tâm.

– Phẫu thuật dẫn lưu đường mật, dẫn lưu hố lách, dẫn lưu tụy…

2.2. Các loại ống dẫn lưu ổ bụng

– Dẫn lưu Kehr [chữ T]

– Thường dùng để dẫn lưu ống mật chủ.

– Mục đích: Giải áp, tưới rửa, theo dõi, điều trị tại chỗ, tán sỏi qua ống dẫn lưu Kehr.

– Chăm sóc:

+ Ghi nhận số lượng dịch mật dẫn lưu, theo dõi nước xuất nhập, ion đồ thường xuyên.

+ Không xoay ống khi thay băng hay khi rút, rút 1 lần.

– Chỉ định rút:

+ Thời gian khoảng 7 – 10 ngày sau mổ, dịch ra trong màu vàng óng ánh.

+ Siêu âm hết sỏi.

+ X – quang có thuốc cản quang: Các nhánh đường mật thông, thuốc xuống tá tràng dễ dàng.

– Dẫn lưu ổ tụy

+ Đặt trong trường hợp mổ viêm tụy, ung thư tụy, chấn thương tụy, áp xe tụy, phẫu thuật Whipple.

+ Chăm sóc:

* Thường là Sumpdrain để bơm rửa sau mổ, ngăn ngừa loét da tích cực.

* Theo dõi thân nhiệt 4 giờ/lần.

* Theo dõi bilan nước hàng ngày vì dịch qua dẫn lưu tụy rất nhiều trong ngày.

+ Rút dẫn lưu tùy vào tình trạng người bệnh.

– Dẫn lưu Douglas

+ Mục đích phòng ngừa:

* Rút sớm khi dịch nhỏ hơn 20ml/ngày.

* Rút 1 lần, xoay ống khi rút nếu dẫn lưu ổ bụng [trừ dẫn lưu Kehr].

+ Mục đích điều trị:

* Thay băng mỗi ngày.

* Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch, rút dần vài cm mỗi ngày cho đến khi ống sút ra, xoay ống khi rút.

– Dẫn lưu dưới gan

+ Mục đích: Phòng ngừa.

+ Chú ý:

* Khi đặt trong trường hợp cắt dạ dày, thường sẽ để lâu hơn khoảng 5 – 6 ngày sau mổ.

* Trong các trường hợp mục đích dẫn lưu khác thì vẫn theo dõi bất thường của dịch dẫn lưu.

– Dẫn lưu hố lách

+Theo dõi chảy máu sau mổ.

+ Nhân viên y tế cần theo dõi sát vì thường người bệnh có bệnh lý chảy máu, rối loạn đông máu.

– Ống thông để nuôi ăn

+ Nhân viên y tế cần cột ống lại sau ăn và câu nối cao hơn dẫn lưu để tránh thức ăn chảy ngược ra ống.

+ Chăm sóc chân da tránh loét, nhiễm trùng.

+ Chú ý: Cần tráng ống sau khi cho ăn.

Xem thêm: Mở bụng thăm dò, lau rửa, đặt dẫn lưu

III. DẪN LƯU TRONG NIỆU KHOA

3.1. Dẫn lưu bể thận

– Mục đích: dẫn lưu nước tiểu, mủ, sỏi, máu.

– Chăm sóc: Dẫn lưu này chỉ có nước tiểu mà không có máu. Không xoay ống khi chăm sóc cũng như khi rút.

– Chỉ định rút: Khoảng 10 – 12 ngày, nước tiểu trong, tổng trạng tốt.

– Siêu âm hết sỏi, X – quang không có sỏi.

– Dẫn lưu bàng quang ra da

– Mục đích: Bơm rửa, điều trị tạm thời, cầm máu, dẫn lưu nước tiểu. Thường dùng ống thông Malecot hay Pezzer.

– Chăm sóc:

* Không xoay ống.

+ Phòng ngừa loét da tích cực.

+ Theo dõi sát nước tiểu về số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu.

+ Chỉ định rút: Sau mổ khoảng 10 – 12 ngày hoặc tùy theo mục đích điều trị.

3.3 Dẫn lưu niệu quản ra da

– Mục đích: Dẫn lưu niệu quản ra da hay dẫn lưu trong niệu quản.

– Chăm sóc:

* Dẫn lưu liên tục.

* Không xoay ống khi chăm sóc

* Phòng ngừa loét da.

* Theo dõi tính chất, màu sắc, số lượng của nước tiểu qua dẫn lưu.

+ Chỉ định rút:

* Tùy theo mục đích điều trị.

* Cần chú ý không xoay ống khi rút, theo dõi nước tiểu.

Xem thêm: Dẫn lưu đài bể thận qua da

IV. DẪN LƯU XƯƠNG

– Là dẫn lưu kín hoàn toàn.

– Hút theo áp suất chân không trong chai.

– Rút khi chai hứng dịch không còn khả năng dẫn lưu.

+ Rút một lần và không thay băng mỗi ngày.

– Theo dõi màu sắc, số lượng, mùi, tính chất dịch và nhiệt độ người bệnh.

V. DẪN LƯU LỒNG NGỰC

– Mục đích:

* Dẫn lưu khí, máu, dịch từ trong khoang màng phổi ra ngoài.

* Tái lập áp suất âm trong khoang màng phổi để giúp phổi nở ra.

* Thường được sử dụng trong các trường hợp tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, mổ lồng ngực.

– Chăm sóc:

* Hệ thống dẫn lưu luôn kín và 1 chiều.

+ Chai hứng luôn phải thấp hơn lồng ngực.

+ Phải quan sát mực nước lên xuống theo nhịp thở của người bệnh để đánh giá thông hay không thông.

+ Hướng dẫn người bệnh cách thở.

+ Nghe phổi 2 – 4 giờ/lần.

+ Cách xử trí:

* Tuột ống dẫn lưu: Dùng gạc vaseline băng kín vết thương không cho không khí lọt vào.

* Bể bình: Luôn có hai kẹp đặt cạnh giường người bệnh để kẹp ống lại kịp thời khi vỡ bình.

+ Rút ống khi X quang phổi giãn nở tốt, thời gian 24 giờ sau mổ, rút 1 lần rút ở thì hít vào và khi rút xong nên kẹp vết thương lại bằng Agraff hay khâu lại để tránh khí tràn vào màng phổi.

VI. DẪN LƯU SỌ NÃO

6.1. Dẫn lưu Shunt

– Theo dõi tình trạng nghẹt ống, dấu hiệu tăng áp lực nội sọ sau mổ.

– Chăm sóc vết thương ở vùng bụng.

6.2. Dẫn lưu đưới da đầu sau mổ

– Rút khi hết dịch, thường sau 24 giờ, thay băng khi thấm dịch.

6.3. Dẫn lưu não thất

– Phải đảm bảo vô trùng.

– Theo dõi số lượng, màu sắc, tinh chất dịch.

– Chăm sóc dẫn lưu mỗi ngày.

– Theo dõi nhiệt độ, dấu hiệu tăng áp lực nội sọ.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề