Cách hành hạ người khác nhưng không phạm luật bl

Tình huống:

Thưa Luật sư, gần nhà tôi vừa xảy ra sự việc đau lòng khi người mẹ kế [sinh năm 1995] bạo hành bé gái [sinh năm 2014] khiến bé tử vong. Qua điều tra, cơ quan Công an cũng cho biết, người mẹ kế này thường xuyên dùng bạo hành, đánh đập bằng tay chân, cây gỗ, cây sắt, ống nhựa, roi mây… với bé gái.

Vậy theo Luật sư, người mẹ kế sẽ phải chịu hình phạt nào theo quy định của pháp luật?

Cảm ơn Luật sư!

Trả lời

Qua các thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy hành vi của người mẹ kế rất tàn ác và có dấu hiệu cấu thành tội Giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:

1. Về cấu thành tội Giết người

Theo quy định tại Điều 123 BLHS 2015 thì tội Giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật. Theo đó, các yếu tố cấu thành tội này bao gồm:

1.1. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội Giết người có thể được thực hiện qua hành động hoặc không hành động. Hậu quả của tội Giết người là thiệt hại do hành vi phạm tội giết người gây ra cho quan hệ nhân thân, cho quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Thiệt hại này được thể hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất – hậu quả chết người khác.

Về mặt hậu quả: Hậu quả của Tội giết người là thiệt hại do hành vi phạm tội giết người gây ra cho quan hệ nhân thân, cho quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt mạng sống của người khác, chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi như đã cấu thành tội phạm giết người dù hậu quả chết người có xảy ra hay không.

1.2. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội Giết người có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì lỗi cố ý trực tiếp giết người là lỗi trong trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhiều khả năng hoặc tất yếu làm nạn nhân chết nhưng vẫn mong muốn nạn nhân chết. Lỗi cố ý gián tiếp giết người là lỗi trong trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể làm nạn nhân chết, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hoặc chấp nhận hậu quả nạn nhân chết.

1.3. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội Giết người là quan hệ nhân thân mà nội dung của nó là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Tội Giết người xâm phạm quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người thông qua sự tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động – con người đang sống.

1.4. Chủ thể của tội phạm

Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.Theo quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 2 Điều 12 và Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì chủ thể của tội Giết người là người từ đủ 14 tuổi trở lên.

Đối chiếu với vụ việc bé gái tử vong do bị mẹ kế hành hạ:

  • Về hành vi của người mẹ kế:

Theo thông tin bạn cung cấp cho thấy người mẹ kế đã nhiều lần có hành vi bạo hành, đánh đập bằng tay chân, cây gỗ, cây sắt, ống nhựa, roi mây… với bé gái.

Hành vi này không chỉ xảy ra một lần mà diễn ra rất thường xuyên.

Như vậy, có thể thấy người mẹ kế đã ý thức được việc sử dụng cây gỗ, cây sắt, ống nhựa, roi mây… để đánh đập bé gái là có thể dẫn đến chết người, nhưng vẫn cố tình thực hiện. Hành vi của người mẹ kế dẫn đến hậu quả là bé gái chết

  • Về lỗi

Trong trường hợp này, người mẹ kế có lỗi cố ý trực tiếp, bởi rất nhiều lần người này ra tay độc ác với bé gái. Mặc dù biết rõ các hành vi của mình có thể khiến bé tử vong nhưng người này vẫn cố tình thực hiện hành vi, có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được.

  • Về chủ thể

Người mẹ kế sinh năm 1995, tại thời điểm phạm tội [thời điểm này], người mẹ kế đã 26 tuổi, là người có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật. Do đó, người này phải nhận thức được các hành vi của mình gây tổn hại nghiêm trọng đến cơ thể người khác,thậm chí dẫn đến tử vong.

Từ những phân tích trên, có thể thấy người mẹ kế là người có đủ hành vi và năng lực pháp luật. Việc người mẹ kế dùng cây gỗ, cây sắt, ống nhựa, roi mây… để đánh đập bé gái nhằm mục đích xâm hại cơ thể bé gái, xâm hại đến quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của bé gái dẫn đến hậu quả làm bé gái chết là hành vi có dấu hiệu cấu thành tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.

2. Về hình phạt

Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hình phạt đối với tội giết người bao gồm 03 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Theo đó, tùy từng hành vi phạm tội mà người phạm tội mà người phạm tội có thể bị xử phạt 07 năm, 12 năm, 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, đối với trường hợp người chuẩn bị phạm tội sẽ bị áp dụng hình phạt từ 01 đến 05 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Đối chiếu vào vụ việc này của bạn, người mẹ kế đã có hành vi xâm phạm tính mạng của bé gái, dẫn đến cái chết thương tâm của bé khi bé mới 8 tuổi. Hành vi này của người mẹ kế thuộc hành vi quy định điểm b, khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự “Giết người dưới 16 tuổi”. Theo đó, tùy thuộc vào tính chất của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà người mẹ kế có thể bị tuyên phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Những năm gần đây các vụ bạo lực gia đình dẫn đến những hậu quả thương tâm khiếu dư luận rung động. Vụ việc bạn đưa ra là một trong những hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc làm cha, làm mẹ, cho gia đình và cho toàn xã hội. Để bảo vệ trẻ em tốt hơn, chúng ta phải hành động nhiều hơn nữa, đứng lên bảo vệ những người dễ bị tổn thương, nâng cao nhận thức của phụ nữ và trẻ em rằng bất kỳ hình thức bạo lực nào cũng không thể chấp nhận được và họ cần tìm kiếm sự giúp đỡ để ngăn chặn bạo lực.

Chủ Đề