Cách dạy trẻ sơ sinh tập nói

Học nói: Các mốc phát triển quan trọng của trẻ 0-12 tháng tuổi

đăng bởi 22/06/2020

Em bé sinh ra đã có sẵn khả năng giao tiếp cho dù chưa hề biết nói. Con giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, tiếng khóc và biểu cảm khuôn mặt.

Có trẻ biết nói sớm, những em bé khác lại học nói muộn hơn. Các mẹ hãy cùng khám phá những dấu hiệu bé tập nói, trẻ học nói như thế nào trong bài viết này nhé!

Khi nào và làm thế nào để con có thể nói chuyện?

Thời khắc ngay khi bé được sinh ra

Ngay khi chào đời, trẻthực hiện hai hoạt động dưới đây cũng là cách giúp con giao tiếp với thế giới bên ngoài.Đầu tiên, con sẽhét lên để bắt đầu thởnhưng cũng học cách phối hợp chuyển động của dây thanh âm. Trước giai đoạn tập nói, bé sẽ phải phát triển khả năng nàycùng với sự phối hợp của lưỡi và miệng.

Để biết xem trẻ phát triển kỹ năng nói như thế nào? Mời ba mẹ tham khảo:Kỹ năng nói của trẻ phát triển như thế nào?

Tiếng khóc khi chào đời chính là giao tiếp đầu tiên của con yêu

Sau đó,con bắt đầu nhìn xung quanh, quan sát tìm kiếm nhữnghình tròn có đặc điểm là những đường thẳng và chấm nhỏ hay chính là khuôn mặtmọi người, thứ duy nhất khiến con thích thú.

Trẻ sơ sinh cho đến 2 tháng

Một trong những cách đầu tiên để bé cố gắng giao tiếp là khóc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ con được sinh ra với khả năng tạo ra những âm thanh có độ cao, âm lượng, độ dài và sự gấp rút khác nhau, mỗi âm thanh mang một ý nghĩa riêng.

Mẹ nên bắt đầu lắng nghe để có thể phân biệt những tiếng khóc khác nhau của con. Khicảm thấy mệt mỏi, con có khóc giống như khi đói hay cần được thay bỉm không?

Hãy chú ý đến tiếng khóc của bé một cách bình tĩnh nhấtvà mẹ sẽ bắt đầu hiểu những gì bé muốn giao tiếp với mẹ. Hiểu tiếng khóc của trẻ, mẹ sẽ hiểu nhu cầu của con để biết lúc nào cần cho bé ăn, thay bỉm hay an ủi bé.Từ một tháng, trẻsẽ bắt đầu khóc theo những cách biểu cảm hơn. Từ hai tháng nữa, bé sẽ bắt đầu tạo ra những tiếng động không phải khóc, như tiếng thì thầm và tiếng ríu rít.

Có thể mẹ quan tâm:Cácmốc phát triểncủa trẻ: Kỹ năng bò

Từ 3 tháng đến 4 tháng

Từ ba tháng tuổi, con sẽ thích thúnhiều hơn vớimôi trường xung quanh. Bé sẽcười và tạo ra âm thanh với âm sắc và cường độ tăng dần. Bé vẫn khóc khi cảm thấy khó chịu hay bực mình, và thậm chí còn khóc to hơn rất nhiều!

Con sẽ thì thầm, rúc rích và cười khúc khích nhiều hơn. Mẹ sẽ thấy bé đang "trò chuyện"với mình và người thân.

Con cũng sẽ thường xuyên mỉm cười đáp lại khi mẹ nói chuyện. Âm thanh của béchủ yếu là các nguyên âm như "ooh" hoặc "ah", nhưng âm thanh rủ rỉ và khúc khích sẽ phức tạp hơn một chút.

Hãy thử bắt chước những âm thanh bé tạo ra để khuyến khích bé lặp lại. Nhìn bé cười với vẻ thích thú. Bécũng sẽ thích khi được mẹ hát cho nghe.

5 tháng đến 6 tháng

Ở độ tuổi này, bé sẽ có xu hướng sử dụng các nguyên âm đôi hoặc kép như "aa", "ma", "da".

Mẹ hãy tròchuyện với bé về những sự kiện diễn ra hàng ngày. Đọc sách, truyện tranh cho bé cũng là cơ hội tuyệt vời để mẹ bắt chước tiếng kêu củacác loài động vật và khuyến khích em bé bắt chước mẹ.

Mẹ có thể hát những vần điệuđơn giản để kích thích trí nhớ và thính giác của trẻ. Mỗi trẻcó tốc độ phát triển khác nhau, một số trẻ phát triển nhanh hơn những bé khác.

Nhưng nếu con không tạo ra bất kỳ âm thanh hay tương tác bằng mắtvới mẹ khi được6 tháng tuổi, mẹ nên nói chuyện với bác sĩ.

7 tháng đến 12 tháng

Đến tháng thứ 9, con có thể bắt đầu hiểu ý nghĩa của các từ như "bye bye", "mama" hoặc "baba". Bé sẽ quay về phía mẹ khi nghe thấy những âm thanh này và phần nào thể hiện rằng con hiểu cảm xúc của mẹ.

Con thích tạo ra những âm thanh khác nhau bằng cách tăng hoặc giảm tông giọngđể đáp lại lời nói và nét mặt của mẹ. Khi thích thú, con sẽ cười ré lên đó.

Lúc này, việc tạo ra âm thanh để thu hút sự chú ý của mẹ sẽ là việc chính của bé.


Em bé cười thích thú khi được ba mẹ trò chuyện cùng.

Em bé bập bẹ nói sẽ kết hợp nhiều âm thanh mới và nhiều ngữ điệu khác nhau.

Trẻcố gắng bắt chướclời nói của bố mẹ bằng cách ghép các phụ âm và nguyên âm lại với nhau, chẳng hạn như "ba ba" ma ma, thậm chí làbắt chước cả tiếng ho của ba mẹ nữa đó.

Bập bẹ nói không chỉ để giải trímà còn là phương tiện giúp bé giao tiếp với mẹ nên consẽ bập bẹ nói không ngừng!

Trẻ ngày càng trò chuyện nhiều hơn, thay phiên để nói chuyện với mẹ hoặc trên điện thoại đồ chơi. Con sẽ nhận ra tên của những đồ vật, đồ chơi và những người thân yêu quen thuộc, như "xe hơi" và "bố".

10 tháng tuổi, con sẽ biết và trả lời ngay tên của mình và nhận ra những âm thanh và giọng nói quen thuộc. Nếu ai đóhỏi, "Mẹ/bố của Biđâu rồi?", bé sẽ tìm bạn ngay.

Mặc dù nhận biết được những đặc điểm cơ bản của tiếng mẹ đẻ, nhưng bé vẫn chưa thể phản ứng được vớingoại ngữ. Đây là điều cần chú ýnếumẹ đang nuôi dạy con trongmột gia đình song ngữ.

Một đứa trẻ được nuôi dạy trong môi trường song ngữ thường ít có khả năng gặp vấn đề về ngôn ngữ hơn là nếu chỉ nói tiếng mẹ đẻ.Mẹ hãy tiếp tục nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt, đồng thời để khoảng thời gian thích hợp để bé đáp lại mẹ.

Tại sao khuôn mặt quan trọng?

Khi lớn hơn, trẻcần có khả năng nhận biết những cảm xúc khác nhau như hạnh phúc, buồn bã,và tức giận. Bé cũng cần phải hiểu các cấp độ cảm xúc khác nhau: hơi buồn một chút hay rấtbuồn?

Cách duy nhất để con học được những khác biệt phức tạp này trước tuổi đi học chínhlà nhìn vào hàng trăm khuôn mặt khác nhau.

Khi mới chào đời, bản năng tự nhiênđểtìm kiếm khuôn mặt của trẻ sẽyếu dần sau 24 giờ nếu không được kích thích. Vì vậy, mẹ càng kích thích trẻ sơ sinh nhìn vào khuôn mặt mình trong những giờ đầu tiên sausinh thì càng tốt.

Tuy nhiên, mẹ cũng đừng lo lắng nếu chưa thể kích thích sự thích thú của con ngay lập tức khibé đang được chăm sóc đặc biệttrong lồng kính hoặccả hai mẹ con đều ngủ thiếp đi.

Không bao giờ là quá muộn để khuyến khích con chú ý vàokhuôn mặt, tuy nhiên chỉ trong 24 giờ đầu tiên, bé sẽ tích cực khám phá.

Có thể mẹ quan tâm: Ngôn ngữ ký hiệu - Giao tiếp với trẻ trước khi con biết nói

Làm thế nào để khuyến khích bé quan tâm đến khuôn mặt

Hãy bế con trước mặt để mẹ nhìn thẳng vào bé. Giữ khuôn mặt mẹ gần mặtbé, cách khoảng 30cm để bé có thể nhìn rõ mẹ.

Khi con tập trung nhìn mẹ, mẹ hãy lè lưỡi một vài lần. Chừng nào bé còn chăm chú nhìn mẹ, bé sẽ học cách bắt chước mẹ! Bài tập này không chỉ giúp bé phát triển sự thích thú với khuôn mặt mà còn khuyến khích bé bắt chước, một kỹ năng giao tiếp quan trọng.


Mẹ hãy khuyến khích con nhìn vào khuôn mặt mình để tăng khả năng tập trung.

Trong khi mẹ và bé đang tận hưởng khoảnh khắc này cùng nhau, con sẽ tạo ra những âm thanh thủ thỉnhỏ nhẹ, thường là những nguyên âm đơn như "o" hay "a"để cho mẹ thấy bé hạnh phúc và hài lòng.

Nên nói chuyện với con như thế nào?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng "trò chuyện cùng con" có vai trò quan trọng trong việc phát triển giao tiếp cho bé. Nhưng mẹ chỉ nên nói chuyện một cáchđơn giản đểbé có thể hiểu được.

Khi nói chuyện với con, hãy sử dụng giọng trầm bổng, nhấn mạnh những từ quan trọng, ví dụ "con mèoooo".

Ngân nga nhữnggiai điệu bài hát khi nói chuyện với bé sẽ khiến con thích thú lắm đó. Con không hiểu những gì mẹ nói không phải vấn đề quan trọng, vì con chỉ cần sự chú ý của mẹ.

Đừng quên rằng tất cả trẻ có tốc độ phát triển riêng, một số béphát triển nhanh hơn các bé khác.

Nếu con được sinh non [trước 37 tuần mang thai],bé có thể đạt được kỹ năng này và các mốc khác muộn hơn một chút so với trẻ sinh đủ tháng. Tuy nhiên, nếu con không bập bẹ chút nào khi đượcsáu tháng tuổi, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Nguồn:Babycenter

Ngoài ra để giúp bé học nói hiệu quả từ sớm, ba mẹ có thể đăng ký ngay POH Acti [0-12 tháng]: Phát triển giác quan, vận động và ngôn ngữ con yêu.

81/104 gia đình thực hành các bài tập trong POH Acti [0-12 tháng]hàng ngày, vàđược kết quả như sau:

  • 20 - 30 ngày tuổi: Bé có thể phát âm oo, ah, ee...
  • 4 tháng: Bé có thể bắt chước âm nói
  • 5 tháng: Bé có thể bật âm đơn ma, ba...
  • 6.5 tháng: Bé có thể nói bập bẹ
  • 10.5 tháng: Bé có thể nói từ đơn có nghĩa

Giúp con bật âm và biết nói từ sớm, ba mẹ tham gia ngay POH Acti [0-12 tháng] nhé!

Video liên quan

Chủ Đề