Cách chỉnh áp suất máy nén khí puma

Cách chỉnh rơ le áp suất máy nén khí rất quan trọng vì việc này góp phần quan trọng đảm bảo được hệ thống máy nén khí hoạt động một cách ổn định và bền bỉ. Nắm được kỹ thuật điều chỉnh rơ le áp suất hợp lý, quý khách sẽ giảm được rất nhiều rủi ro trong vận hành cũng như tiết kiệm được khá nhiều chi phí sửa chữa. Bài viết này xin hướng dẫn cách chỉnh rơ le áp suất máy nén khí, áp dụng được với máy nén khí trục vít và máy nén khí Piston. Với các máy nén khí nhỏ, bộ điều chỉnh rơ le áp suất sẽ được cài đặt trên bộ công tắc áp suất, còn đối với máy nén khí trục vít công suất lớn thì bộ điều chỉnh áp suất nằm trên bảng điều khiển của máy

Bộ công tắc rơ le áp suất trên máy nén khí

Các trường hợp cần điều chỉnh rơ le áp suất máy nén khí

  • Khi bắt đầu đưa máy nén khí vào sử dụng.
  • Khi thực hiện thay đổi các thiết bị sử dụng khí nén có yêu cầu khác về áp lực làm việc so với máy nén khí cũtrước đây.
  • Khi phát sinh các sự cố dẫn đến áp lực khí nén không đều hoặc không đáp ứng yêu cầu sử dụng.

Chỉnh rơ le áp suất máy nén khí phù hợp với nhu cầu riêng

  • Khi quyết định áp suất nào là tốt nhất cho quý khách và máy nén khí của quý khách, quý khách cần nhớ cài đặt áp suất thấp nhất có thể cho ứng dụng cần đến khí nén của quý khách. Chúng tôi biết rằng hầu hết các máy nén khí đều được giới thiệu ở trong dải áp suất 7 bar [125psi] và nó đã được cài đặt khi quý khách mua máy. Nhưng nếu quý khách chỉ cần 5 hoặc 6 bar, tốt nhất quý khách nên hạ thấp áp suất cài đặt xuống.
  • Việc tăng áp suất sẽ làm tăng chi phí tiêu thụ điện năng. Chỉ đơn giản vậy thôi. Nếu quý khách có một máy nén khí lớn [37kW hoặc lớn hơn], quý khách có thể tiết tiệm hàng chục triệu thậm chỉ hàng trăm triệu đồng, tiền chi phí tiêu thụ điện năng hàng năm bằng việc cài đặt áp suất máy nén khí thấp hơn.
  • Với các máy nén khí cỡ nhỏ, việc tiết kiệm sẽ ít hơn nhưng nếu quý khách có thể tiết kiệm một vài triệu tiền chi phí tiêu thụ điện năng chỉ bằng một thao tác đơn giản thì tại sao lại không thử chứ?

Cài đặt rơ le áp suất mở tải máy nén khí

  • Bắt đầu từ bính chứa khí trống. Khởi động máy nén và để nó chạy cho đến khi đạt áp suất ngắt tải.
  • Mở một bộ van xả khí chậm chậm để khí thoát ra ngoài. Xem áp suất tụt như thế nào.
  • Đợi cho đến khi máy khởi động. Ghi chú lại áp suất. Đây là áp suất mở tải.
  • Điều chỉnh áp suất mở tải với vít cài đặt to. Quay theo chiều kim đồng hồ đến áp suất ngắt tải.
  • Đóng van xả khí lại. Máy nén khí sẽ hoạt động đến khi đạt được áp suất ngắt tải.

Nào, bây giờ chúng ta lặp lại chu trình đến khi chúng ta có được mốc cài đặt áp suất mở tải chính xác.

  • Mở một van xả chầm chậm để khí nén thoát ra và đợi cho đến khi máy nén khởi động.
  • Ghi lại áp suất tại điểm khởi động [áp suất mở tải]. Điều chỉnh khi cần thiết.

Sau quy trình này quý khách đã cài đặt thành công áp suất mở tải.

Cài đặt rơ le áp suất ngắt tải máy nén khí

Quá trình này được thực hiện giống như cài đặt áp suất mở tải. Bây giờ chỉ cần vặn vít cho chế độ chênh áp. Nếu quý khách không có con vít vặn này, quý khách sẽ thấy một nút bật áp suất với loại điều chỉnh cố định và lúc này quý khách đã thực hiện xong.

  • Nhớ ghi áp suất lúc máy dừng lần cuối và quý khách xem nó chạy trở lại.
  • Điều chỉnh độ chênh áp tùy theo nhu cầu của quý khách. Vặn theo chiều kim đồng hồ để tăng [nếu quý khách muốn có một áp suất tối đa cao hơn] hoặc xoay ngược lại chiều kim đồng hồ để giảm [nếu quý khách muốn áp suất tối đa thấp hơn].
  • Mở van xả khí và đợi đến khi độ tụt áp đủ thấp để khởi động máy nén. Đóng van lại.
  • Đợi cho đến khi máy nén dùng. Kiểm tra áp suất ngắt áp.
  • Lặp lại.

Trên đây là cơ bản cách chỉnh Rơ le áp suất cho máy nén khí, giúp hệ thống máy nén khí của Quý khách hoạt động ổn định, bền bỉ, hơn nữa sẽ tiết kiệm khá nhiều về điện năng cũng như chi phí vận hành.

  • Bảng giá máy nén khí cũ [Update]

    Không giống như mua máy mới, giá máy nén khí cũ thường không cố định theo Model hay công suất của máy mà phụ thuộc vào tình trạng của mỗi máy. Việc cập nhật giá máy nén khí cũ cũng khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn vì lượng bán ra của máy nén khí cũ tại Hà Nội là…

  • Những lưu ý khi sửa chữa máy nén khí Hitachi

    Hitachi là một dòng máy nén khí được sử dụng khá phổ biến trên thị trường hiện nay bởi có giá thành hợp lý và có nhiều ưu điểm về tính năng. Tuy nhiên, cũng như những loại máy nén khí khác, nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách thì máy nén…

  • Máy nén khí Hàn Quốc

    Máy nén khí Hàn Quốc đã thâm nhập rầm rộ vào thị trường Việt Nam trong khoảng 5 - 10 năm trở lại đây và đang chiếm được vị thế nhất định trong ngành công nghiệp sử dụng hệ thống khí nén. Nói đến máy nén khí Hàn Quốc, chúng ta nghĩ ngay tới những sản…

  • Máy nén khí Hitachi cũ có tốt không?

    Trong danh sách các hãng máy khi chọn mua máy nén khí cũ, máy nén khí Nhật bãi thì máy nén khí Hitachi cũ luôn được khách hàng và nhà cung cấp quan tâm và sử dụng nhiều nhất. Cũng vì những ưu điểm luôn đáp ứng được đại đa số yêu cầu về khí nén của doanh nghiệp và…

Trong quá trình vận hành máy nén khí có những trường hợp ta phải tiến hành điều chỉnh áp suất máy để tránh các sự cố xảy ra. Vậy cách chỉnh áp suất máy bơm khí như thế nào? Tham khảo trong bài viết này!

Áp suất máy nén khí là gì?

Máy nén khí

Trong suốt quá trình vận hành, máy khó lòng tránh khỏi được những sự cố khiến cho áp suất khí quá cao hoặc quá thấp một cách đột ngột. Điều này có thể ảnh hưởng tới chất lượng máy, lượng khí nén cũng như quá trình vận hành của những model máy sử dụng khí nén khác.

Khi đó ta cần tiến hành điều chỉnh áp suất máy bơm khí nén để đảm bảo an toàn cho dòng khí và cũng để cho máy hoạt động tốt nhất.

Tại sao cần chỉnh áp suất máy nén khí?

Trong quá trình máy hoạt động vì một số nguyên nhân lượng khí nén của máy nén khí quá cao, quá thấp, không ổn định. Điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng của thiết bị bơm hơi nói riêng cũng như gây gián đoạn quá trình vận hành của toàn hệ thống thiết bị sử dụng chung nguồn cung khí nén.

Một số nguyên nhân sau khiến chúng ta cần tiến hành điều chỉnh áp suất khí nén kịp thời:

  • Nhiều thiết bị cùng sử dụng nguồn cung khí nén tại một thời điểm nên máy nén khí không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Khi đó chúng ta cần điều chỉnh áp suất khí nén.
  • Máy bị rò rỉ khí dẫn tới áp suất khí bị giảm xuống, không đủ định mức cung cấp cho các thiết bị khác.
  • Máy bơm hơi quá cũ, chất lượng bị giảm sút không thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của cả hệ thống.

Cách chỉnh áp suất máy nén khí đơn giản, hiệu quả

Điều chỉnh áp suất khí nén bằng rơ le

Điều chỉnh áp suất khí nén bằng rơ le

Rơ le có chức năng tự động bật hoặc ngắt thiết bị khi đã đủ lưu lượng khí nén trong bình chứa khí hay áp suất thấp hơn mức không khí thoát ra cần dùng.

Cách điều chỉnh rơ le:

  • Mở nắp hộp điện để thấy được rơ le
  • Có một con vít vặn xung quanh có kí hiệu tăng giảm, đó chính là vị trí để điều chỉnh áp bằng rơ le. Sử dụng tua vít để vặn rơ le theo chiều kim đồng hồ để tăng áp và ngược lại.
  • Lưu ý, đối với những rơ le máy nén khí 3 pha thì rơ le thường được điều chỉnh ở mức 12kg, rơ le máy 1 pha ở mức 8kg.
  • Nếu như rơ le bị hỏng thì nên tiến hành thay mới.

Điều chỉnh áp suất máy nén khí bằng van áp suất

Van áp suất có chức năng điều chỉnh áp suất ở một giá trị nhất định nhằm đảm bảo ổn định mức áp suất hoạt động cho thiết bị. Nó được sử dụng với các dạng khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của thiết bị.

Cách điều chỉnh van áp suất:

  • Bạn hãy nới lỏng đai ốc khóa dưới, sau đó điều chỉnh đai ốc ngược chiều kim đồng hồ để tăng áp suất thiết bị và giảm áp thì vặn thuận chiều kim đồng hồ.
  • Sau đó,  siết chặt đai ốc ở khóa phía dưới.

Thông qua hai phương pháp điều chỉnh áp suất khí nén trên, bạn có thể lựa chọn một trong hai cách chỉnh áp suất máy nén khí để điều chỉnh áp suất phù hợp với công suất làm việc của thiết bị và hệ thống máy móc trong tiệm.

Video liên quan

Chủ Đề