Các môn học của ngành Kỹ thuật máy tính

Ngành Kỹ thuật máy tính đã và đang mang lại những đóng góp to lớn cho sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay. Vì vậy, đây là ngành học cực kỳ thu hút các bạn trẻ, rất nhiều bạn băn khoăn học ngành học ngành kỹ thuật máy tính ra làm gì? Muốn theo đuổi ngành nghề này thì cần những gì? Cùng tìm hiểu bài viết sau để làm rõ những vấn đề này nhé!

1. Tổng quan về ngành Kỹ thuật máy tính

1.1.  Ngành Kỹ thuật máy tính là gì?

Kỹ thuật máy tính [hay Computer Engineering, tên tiếng anh], là một ngành khá đặc biệt bởi chuyên ngành này chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa điện tử và công nghệ thông tin. Theo những khả sát thực tế thì ngành kỹ thuật máy tính đang là ngành thiếu nhân lực nhất, trong vòng 10 năm tới thì ngành này sẽ được đầu tư thành ngành chủ lực kinh tế của nước ta. Ngành Kỹ thuật máy tính phát triển với mục tiêu nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp thiết kế phát triển phần cứng và phần mềm máy tính phục vụ cho hoạt động của phần cứng đó. Đặc biệt là thiết kế hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện tử mà chúng ta sử dụng hàng ngày như điện thoại, xe hơi, các thiết bi điều khiển, robot,… Thường sẽ có rất nhiều người nhầm tưởng khoa học máy tính với kỹ thuật máy tính là một. Nhưng thực chất nó 2 chuyên ngành khác nhau trong ngành công nghệ thông tin.

1.2. Ngành Kỹ thuật máy tính xét tuyển theo khối nào?

Kỹ thuật máy tính là một ngành được khá là nhiều bạn trẻ đam mê và theo đuổi. Học ngành này thì thi khối nào sẽ là câu hỏi đầu tiên mà các bạn thắc mắc. Hiện nay thì ngành Kỹ Thuật Máy Tính đang tuyển sinh theo những khối thi như sau:

  • Khối A00: Toán và Vật Lý, Hóa Học.
  • Khối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh.
  • Khối D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh.
  • Khối D90: Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Anh.
  • Khối D07: Toán, Hóa Học, Tiếng Anh.
  • Khối B00: Toán, Hóa Học, Sinh Học.

Với tổ hợp môn xét tuyển đa dạng như này sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho các thí sinh đăng kí xét tuyển ngành kỹ thuật máy tính này. Kỹ thuật máy tính là một ngành thiên về các môn tự nhiên, cho nên nếu như muốn theo đuổi ngành này thì chắc chắn bạn phải học tốt môn khoa học tự nhiên trước đã sau mới đến những khả năng, năng lực khác như:

  • Có đam mê với công nghệ đặc biệt là đam mê tìm hiểu về máy tính.
  • Có khả năng tư duy mạch lạc và sáng tạo.
  • Có tính tỉ mỉ và cẩn trọng trong công việc.
  • Ham học hỏi trau dồi kiến thức, kỹ năng cho bản thân.
  • Có khả năng chịu đựng áp lực đè nén của công việc.
  • Có khả năng tự học ngoại ngữ đặc biệt là tiếng anh.

2. Ngành Kỹ Thuật Máy Tính sẽ học những gì?

Chương trình đào tạo ở mỗi trường đại học một khác nhau nhưng nhìn chung khung chương trình đào tạo cho sinh viên ngành kỹ thuật máy tính như sau:

  • Trước tiên các bạn sẽ được đào tạo kiến thức toán cơ bản ngành công nghệ thông tin nói chung và ngành kỹ thuật máy tính nói riêng để giải quyết các bài toán kỹ thuật.
  • Làm quen với các môn cơ sở ngành và học các môn chuyên ngành kỹ thuật máy tính, làm việc thực tế trong những khóa thực tập và thực hiện đồ án khóa luận tốt nghiệp tại các công ty, doanh nghiệp.
  • Kỹ năng lập trình cơ bản trên máy tính, smartphone, ... bằng các ngôn ngữ như: C, C++, C#, Java, PHP, …
  • Kỹ năng phân tích, thiết kế, xây dựng hệ thống phần cứng và phần mềm hệ thống trong các lĩnh vực như: công nghệ thiết kế chip, công nghệ robot, hệ thống nhúng, hệ thống điều khiển tự động, …
  • Học kỹ năng tham mưu – tư vấn với tư cách là một chuyên viên công nghệ thông tin.

3. Top trường đào tạo ngành Kỹ Thuật Máy Tính

3.1. Khu vực miền Bắc

Nhắc đến trường đào tạo tốt ngành công nghệ thông tin nói chung và ngành kỹ thuật máy tính tốt thì không thể không nhắc đến những trường như sau:

Địa chỉ: số 1 – Đại Cồ Việt – Hai Bà Trưng – Hà Nội

  • Đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp – Đại Học Thái Nguyên

Địa chỉ: số 666 – đường 3/2 – Thích Lương – Thái Nguyên

Địa chỉ: khu Công Nghệ - Thạch Hòa – Thạch Thất – Hà Nội

Địa chỉ: số 207 – Giải Phóng – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Địa chỉ: số 144 – Xuân Thủy – Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy – Hà Nội

3.2. Khu vực miền Trung

  • Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh

Địa chỉ: Nguyễn Viết Huân – Hưng Dũng – TP. Vinh – Nghệ An

Địa chỉ: số 41 – Lê Duẩn – Hải Châu 1 – Hải Châu – Đà Nẵng

3.3. Khu vực miền Nam

  • Đại học Bách Khoa của Thành Phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: số 268 – Lý Thường Kiệt – phường 14 – quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh

  • Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: số 475A – Điện Biên Phủ - phường 25 – Bình Thạnh – TP Hồ Chí Minh

Địa chỉ: khu II – đường 3/2 – Xuân Khánh – Ninh Kiều – Cần Thơ

4. Học ngành Kỹ thuật máy tính ra làm gì?

Mỗi một ngành nghề khi tìm hiểu thì ai cũng mong muốn biết rằng sau khi ra trường mình sẽ làm những gì, làm ở đâu và mức lương thưởng, cơ hội thăng tiến ra sao thì đối với ngành kỹ thuật má tính cũng vậy. Đây chắc hẳn là câu hỏi không thể thiếu. Đối với một ngành trẻ đầy tiềm năng như Kỹ Thuật Máy Tính thì cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. Mỗi một sinh viên khi ra trường có đầy đủ kiến thức năng lực sẽ đảm nhận được các vị trí sau đây:

  • Lập trình viên, chú trọng lập trình các phần mềm nhúng trên thiết bị di động như smartphone, iphone, ipad,… và các vi xử lý điều khiển trong công nghiệp
  • Kiểm thử viên
  • Kỹ sư thiết kế mạch điện tử, vi mạch, chip, mạch điều khiển,…
  • Kỹ sư đảm nhiệm công việc về công nghệ thông tin nói chung trong cơ quan, doanh nghiệp,…
  • Làm việc và giảng dạy tại các trường đại học, học viện và các viện nghiên cứu,…
  • Kỹ sư với vai trò quản trị hệ thống máy tính: thiết kế, lắp đặt và vận hành máy tính cũng như mạng máy tính, bảo mật dữ liệu, cài đặt và tối ưu hệ thống

Những địa chỉ tin cậy sau khi tốt nhiệp các bạn có thể xin vào để làm việc và phát triển bản thân:

  • Các tập đoàn viễn thông như: Sam Sung, FPT, Nokia, Viettel, Mobile Phone, …
  • Các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất các thiết bị gia dụng: LG Electronisc, Toshiba, Panasonic,…
  • Các nhà máy sản xuất, lắp ráp máy tinh linh kiện điện tử: Intel, Dolphin tại Việt Nam
  • Các bộ nghiên cứu và giảng dạy thuộc lĩnh vực Công nghệ, kỹ thuật máy tính
  • Có thể tiếp tục học và nghiên cứu ở bậc cao học để trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính.
  • Kỹ sư hệ thống mạng máy tính, kỹ sư an toàn an ninh mạng truyền thông số liệu

Theo số liệu thống kê vào những năm gần đây thì 90% các kỹ sư sau khi mà tốt nghiệp ngành kỹ thuật máy tính ra trường có việc làm trong vòng 1 năm trở lại. Mức lương khởi đầu của họ cũng khá là cao, rơi vào khoảng 6 – 8 triệu/tháng. Còn đối với những kỹ sư đã có kinh nghiệm thì mức lương của họ dao động trong khoảng 8 – 30 triệu /tháng nhưng còn tùy thuộc vào khả năng và năng lực của từng người khác nhau.

Tạm kết:

Ngành kỹ thuật máy tính có liên quan tới mọi yếu tố kỹ thuật, có cả kiến thức phần cứng và phần mềm cùng với sự khéo léo khi kết hợp chúng lại với nhau. Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về ngành kỹ thuật máy tính của chúng tôi. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này sẽ giải đáp hết được các thắc mắc của bạn về chuyên ngành kỹ thuật máy tính là gì? Thi khối nào? Học ở đâu? Cơ hội việc làm ra sao của các bạn để có thể đưa ra lựa chọn đúng và phù hợp với bản thân mình.

GROUP VIỆC LÀM VÀ HỌC LẬP TRÌNH

 
Góc IT
Nhóm Công khai · 151.063 thành viên
Trao đổi các môn học ngành CNTT ở chương trình ĐH. Bất kể bạn học trường nào, hãy tham gia nhóm để cùng nhau trao đổi và học tập nhé!
 


HIỆN ADMIN CÓ BÁN ÁO THUN CỰC CHẤT. GIẢM 25% CHO SINH VIÊN BÁCH KHOA.

BẠN NÀO QUAN TÂM CÓ THỂ XEM NHÉ: //bit.ly/2OTf5Ui

STT MSMH TÊN MÔN HỌC TÍN CHỈ KHỐI KIẾN THỨC
I. Các môn bắt buộc 81
1 CH1003 Hóa đại cương 3 Toán & KH Tự nhiên
2 MT1003 Giải tích 1 4 Toán & KH Tự nhiên
3 MT1005 Giải tích 2 4 Toán & KH Tự nhiên
4 MT1007 Đại số tuyến tính 3 Toán & KH Tự nhiên
5 MT1009 Phương pháp tính 3 Toán & KH Tự nhiên
6 MT2001 Xác suất và thống kê 3 Toán & KH Tự nhiên
7 PH1003 Vật lý 1 4 Toán & KH Tự nhiên
8 PH1007 Thí nghiệm vật lý 1 Toán & KH Tự nhiên
9 SP1003 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 5 Chính trị,Kinh tế,Văn hóa,Xã hội
10 SP1005 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 Chính trị,Kinh tế,Văn hóa,Xã hội
11 SP1007 Pháp luật Việt Nam đại cương 2 Chính trị,Kinh tế,Văn hóa,Xã hội
12 SP1009 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 Chính trị,Kinh tế,Văn hóa,Xã hội
13 MI1003 Giáo dục quốc phòng 0 Giáo dục quốc phòng
14 PE1003 Giáo dục thể chất 1 0 Giáo dục thể chất
15 PE1005 Giáo dục thể chất 2 0 Giáo dục thể chất
16 PE1007 Giáo dục thể chất 3 0 Giáo dục thể chất
17 LA1003 Anh văn 1 2 Ngoại ngữ
18 LA1005 Anh văn 2 2 Ngoại ngữ
19 LA1007 Anh văn 3 2 Ngoại ngữ
20 LA1009 Anh văn 4 2 Ngoại ngữ
21 CO1005 Nhập môn điện toán 3 Cơ sở ngành/Nhóm ngành
22 CO1007 Cấu trúc rời rạc cho khoa học máy tính 4 Cơ sở ngành/Nhóm ngành
23 CO1009 Hệ thống số 4 Cơ sở ngành/Nhóm ngành
24 CO1011 Kỹ thuật lập trình 4 Cơ sở ngành/Nhóm ngành
25 CO2001 Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư 3 Cơ sở ngành/Nhóm ngành
26 CO2003 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 4 Cơ sở ngành/Nhóm ngành
27 CO2007 Kiến trúc máy tính 4 Cơ sở ngành/Nhóm ngành
28 CO2017 Hệ điều hành 3 Cơ sở ngành/Nhóm ngành
29 CO3001 Công nghệ phần mềm 3 Cơ sở ngành/Nhóm ngành
30 CO3003 Mạng máy tính 4 Cơ sở ngành/Nhóm ngành
II. Các môn bắt buộc và tự chọn của chuyên ngành 60
1 Các môn tự chọn nhóm A [Tối thiểu 3 TC] 3
2 Các môn tự chọn nhóm B [Tối thiểu 12 TC] 12
3 Các môn tự chọn nhóm C [tối thiểu 3 TC] 3
4 CO2009 Thiết kế luận lý với verilog HDL 4 Chuyên ngành
5 CO2015 Linh kiện và mạch điện tử 3 Chuyên ngành
6 CO2019 Thực tập phần cứng máy tính 2 Chuyên ngành
7 CO2021 Đồ án môn học thiết kế luận lý 1 Chuyên ngành
8 CO2029 Xử lý tín hiệu số 4 Chuyên ngành
9 CO2031 Kỹ thuật truyền số liệu 3 Chuyên ngành
10 CO3007 Đánh giá hiệu năng hệ thống 3 Chuyên ngành
11 CO3009 Vi xử lý - vi điều khiển 3 Chuyên ngành
12 CO3053 Hệ thống nhúng 3 Chuyên ngành
13 CO3063 Đồ án môn học kỹ thuật máy tính 2 Chuyên ngành
14 CO4321 Đề cương luận văn tốt nghiệp [Kỹ thuật Máy tính] 0 Chuyên ngành
15 EE2001 Giải tích mạch cơ bản 3 Chuyên ngành
16 CO3323 Thực tập tốt nghiệp [Kỹ thuật Máy tính] 2 Thực tập tốt nghiệp
17 CO4323 Luận văn tốt nghiệp [Kỹ thuật Máy tính] 9 Luận văn tốt nghiệp
Các môn tự chọn nhóm A
1 PH1005 Vật lý 2 4
2 AS2001 Cơ học ứng dụng 3
3 AS1003 Cơ lý thuyết 3
4 CI2003 Cơ lưu chất 3
Các môn tự chọn nhóm B
1 CO3039 ứng dụng hệ thống nhúng nâng cao 3
2 CO3069 Mật mã và an ninh mạng 3
3 CO4001 Thiết kế vi mạch VLSI với máy tính 3
4 CO3035 Hệ thời gian thực 3
5 CO4003 Thiết kế luận lý nâng cao 3
6 CO4005 Tổng hợp luận lý vi mạch 3
7 CO4023 Thiết kế vi mạch ASIC 3
8 CO3067 Tính toán song song 3
9 CO3071 Hệ phân bố 3
10 CO2013 Hệ cơ sở dữ liệu 4
11 CO3049 Lập trình web 3
12 CO3051 Hệ thống thiết bị di động 3
13 CO1021 Hệ thống di động và cảm biến 3
14 CO3047 Mạng máy tính nâng cao 3
15 CO3037 Phát triển ứng dụng internet of things 3
16 CO3065 Công nghệ phần mềm nâng cao 3
17 CO3015 Kiểm tra phần mềm 3
18 CO3017 Kiến trúc phần mềm 3
19 CO3025 Phân tích và thiết kế hệ thống 4
20 CO3011 Quản lý dự án phần mềm 3
21 CO3059 Đồ họa máy tính 3
22 CO3061 Nhập môn trí tuệ nhân tạo 3
23 CO3027 Thương mại điện tử 3
Các môn tự chọn nhóm C [Kiến thức Quản lý]
1 IM1013 Kinh tế học đại cương 3
2 IM3001 Quản trị kinh doanh cho kỹ sư 3
3 IM2003 Kinh tế kỹ thuật 3
4 IM3003 Quản lý sản xuất cho kỹ sư 3
5 IM2011 Quản lý dự án cho kỹ sư 3
6 EN1003 Con người và môi trường 3

Video liên quan

Chủ Đề