Cá nhân được mua tối đa bao nhiêu cổ phiếu năm 2024

Tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 22/2019/TT-NHNN có quy định về ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác như sau:

Ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác
...
3. Giới hạn:
a] Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá hai [02] tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức tín dụng khác là công ty con của ngân hàng thương mại đó;
b] Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng khác đó;
...
d] Việc mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác vượt quá giới hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản này hoặc ngân hàng thương mại không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện trong những trường hợp sau:
[i] Việc mua, nắm giữ cổ phiếu theo phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng [được sửa đổi, bổ sung];
[ii] Được Ngân hàng Nhà nước chỉ định theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá 02 tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức tín dụng khác là công ty con của ngân hàng thương mại đó thì vẫn được mua, nắm giữ cổ phiếu quá 02 tổ chức tín dụng khác.

Lưu ý: Việc mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác vượt quá giới hạn trên được thực hiện trong những trường hợp sau:

- Việc mua, nắm giữ cổ phiếu theo phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định;

- Được Ngân hàng Nhà nước chỉ định theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng thương mại được mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa bao nhiêu tổ chức tín dụng khác? [Hình từ Internet]

Ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác phải đáp ứng điều kiện gì?

Tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 22/2019/TT-NHNN có quy định điều kiện ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác như sau:

Ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác
1. Ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu [bao gồm cả các khoản ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác và cổ đông của ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu] của tổ chức tín dụng khác phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện quy định tại khoản 2 và giới hạn quy định tại khoản 3 Điều này.
...

Như vậy, ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác phải đáp ứng điều kiện như sau:

[1] Tại thời điểm mua, nắm giữ cổ phiếu phải đảm bảo:

- Giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn vốn điều lệ đã đăng ký;

- Đảm bảo các giới hạn và tỷ lệ bảo đảm an toàn;

- Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%;

- Có quy trình xét duyệt, thẩm định, đánh giá rủi ro đối với việc mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác;

- Từng khoản mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua;

- Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động ngân hàng trong thời gian 01 năm trước ngày mua, nắm giữ cổ phiếu;

- Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc [Giám đốc], Trưởng Ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, cổ đông lớn của ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại và người có liên quan của những đối tượng này:

Không mua, nắm giữ vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng đó;

- Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc [Giám đốc], Trưởng Ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, cổ đông lớn của ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại và người có liên quan của những đối tượng này:

Không ủy thác cho tổ chức khác mua, nắm giữ vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng đó.

[2] Đảm bảo mức giới hạn:

- Chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá hai [02] tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức tín dụng khác là công ty con của ngân hàng thương mại đó;

- Chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng khác đó;

- Không được đề cử người tham gia Hội đồng quản trị tại tổ chức tín dụng mà ngân hàng thương mại đã mua, nắm giữ cổ phiếu, trừ trường hợp tổ chức tín dụng đó là công ty con của ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng hỗ trợ được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

Lưu ý: Nếu việc mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác vượt quá giới hạn quy định là:

Tối đa không quá 02 tổ chức tín dụng khác [trừ trường hợp tổ chức tín dụng khác là công ty con của ngân hàng thương mại đó], dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng khác đó hoặc ngân hàng thương mại không đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại thời điểm mua, nắm giữ cổ phiếu ở mục [1] thì được thực hiện trong trường hợp sau:

+ Việc mua, nắm giữ cổ phiếu theo phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định;

+ Được Ngân hàng Nhà nước chỉ định theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp ngân hàng thương mại bán cổ phần của tổ chức tín dụng khác theo hình thức trả chậm, ngân hàng thương mại chỉ được chuyển quyền sở hữu đối với số cổ phần tương ứng với số tiền đã được bên mua thanh toán.

Giới hạn góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp là bao nhiêu?

Tại Điều 18 Thông tư 22/2019/TT-NHNN có quy định giới hạn góp vốn, mua cổ phần như sau:

Giới hạn góp vốn, mua cổ phần
Ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại và công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại tuân thủ giới hạn góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Điều 103, Điều 129 và Điều 135 Luật các tổ chức tín dụng [đã được sửa đổi, bổ sung].

Tai Điều 129 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 có quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần như sau:

Giới hạn góp vốn, mua cổ phần
1. Mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại và các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó vào một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 103 của Luật này không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.
2. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại.
3. Mức góp vốn, mua cổ phần của một công ty tài chính và các công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính vào một doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật này không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.
4. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một công ty tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 110 của Luật này vào các doanh nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính đó không được vượt quá 60% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của công ty tài chính.
5. Tổ chức tín dụng không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó.

Như vậy, giới hạn góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp là tối đa không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại.

Chủ Đề