Brom vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử năm 2024

VnDoc xin giới thiệu bài Các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. Phản ứng oxi hóa - khử

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

- Chất khử (chất bị oxh) là chất nhường electron

- Quá trình oxh (sự oxh) là quá trình nhường electron.

- Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu electron.

Quá trình thay đổi số oxi hóa:

Fe0 → Fe2+ + 2e

- Nguyên tử sắt là chất khử. Sự làm tăng số oxi hóa của sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

- Nguyên tử sắt nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của nguyên tử sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

Cu2+ + 2e → Cu

- Số oxi hóa của đồng giảm từ +2 xuống 0. Ion đồng là chất oxi hóa. Sự làm giảm số oxi hóa của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

⇒ Phản ứng của sắt với dung dịch đồng sunfat cũng là phản ứng oxi hóa - khử vì tồn tại đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Một chất mà:

+ Nguyên tố của nó có số oxi hóa trung gian, vd : FeSO4 có Fe2+ là trung gian (giữa 0 và +3)

+ Chứa cả nguyên tố có tính khử và tính oxi hóa, vd FeCl3 có Fe3+ có tính oxi hóa, Cl- có tính khử

+ Chất đó vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa

II. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử

- Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố để tìm chất oxi hoá và chất khử.

- Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

- Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxh và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận.

- Bước 4: Đặt hệ số của các chất oxh và khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn thành PTHH.

III. Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử

- Phản ứng oxi hóa - khử là một trong những quá trình quan trọng nhất của thiên nhiên:

Sự hô hấp, quá trình thực vật hấp thụ khí cacbonic giải phóng oxi, sự trao đổi chất và hàng loạt quá trình sinh học khác đều có cơ sở là các phản ứng oxi hóa - khử.

- Ngoài ra: Sự đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, các quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin và trong ăcquy đều bao gồm sự oxi hóa và sự khử.

Hàng loạt quá trình sản xuất như luyện kim, chế tạo hóa chất, chất dẻo, dược phẩm, phân bón hóa học, ... đều không thực hiện được nếu thiếu các phản ứng oxi hóa - khử.

IV. Cách xác định chất khử, chất oxi hóa trong phản ứng hóa học

Lý thuyết và Phương pháp giải

- Trước hết xác định số oxi hóa.

Nếu trong phản ứng có chứa một hoặc nhiều nguyên tố có số oxi hóa thay đổi thì phản ứng đó thuộc loại oxi hóa – khử

- Chất oxi hóa là chất nhận e (ứng với số oxi hóa giảm)

- Chất khử là chất nhường e (ứng với số oxi hóa tăng)

Cần nhớ: khử cho – O nhận

Tên của chất và tên quá trình ngược nhau

Chất khử (cho e) - ứng với quá trình oxi hóa.

Chất oxi hóa (nhận e) - ứng với quá trình khử.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho phản ứng: Ca + Cl2 → CaCl2 .

Kết luận nào sau đây đúng?

  1. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e.
  2. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e.
  3. Mỗi phân tử Cl2nhường 2e.
  4. Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e.

Hướng dẫn:

Ca → Ca2+ + 2e

Cl2 + 2.1e → 2Cl-

⇒ Chọn D

Ví dụ 2. Cho các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử. Hãy xác định chất khử, chất oxi hóa

  1. 2KMnO4+ 16HCl → 5Cl2+ 2MnCl2 + 2KCl + 8H2O
  1. BaO + H2O → Ba(OH)2
  1. CuO + H2SO4→ CuSO4+ H2O
  1. 2NaI + Cl2→ 2NaCl + I2
  1. Br2+ 2KOH → KBr + KBrO + H2O

Hướng dẫn:

Phản ứng oxi hóa – khử là a, d, e vì có sự thay đổi số oxi hóa giữa các nguyên tố.

--------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

  • 1

Brom vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử năm 2024
Brom vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử năm 2024
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC HALOGEN​

- Nhóm halogen với 7 điên tử ở lớp ngoài cùng và độ âm điện lớn, nguyên tử halogen X dễ dàng lấy 1 điện tử tạo ra X- có cấu hình khí trơ bền vững. X + e → X- ns2np5 → ns2np6 ⇒ Do đó tính chất quan trọng nhất của nhóm halogen là tính oxi hóa, tính này giảm dần từ F2 (chất oxi hóa mạnh nhất) đến I2 (chất oxi hóa trung bình). - Trong hợp chất, flo chỉ có số oxi hóa – 1; còn Clo, brom, iot có thể có các số oxi hóa : -1, + 1, +3, + 5, + 7.

Brom vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử năm 2024
⇒ Flo chỉ có tính oxi hóa; Clo, brom, iot vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. 1. Tính oxi hóa mạnh Tính oxi hóa: F2 > Cl2 > Br2 > I2.

  1. Tác dụng với kim loại → muối halogenua 2M + nX2 → 2MXn (n: là hóa trị cao nhất của kim loại M). - F2: Oxi hóa được tất cả các kim loại. 2Au + 3F2 → (toC) 2AuF3 (Vàng florua) - Cl2: Oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), phản ứng cần đun nóng. 2Fe + 3Cl2 → (toC) 2FeCl3 (Sắt (III) clorua) Cu + Cl2 → (toC) CuCl2 (Đồng (II) clorua) - Br2: Oxi hóa được nhiều kim loại (trừ Au, Pt), phản ứng cần đun nóng. 2Fe + 3Br2 → (toC) 2FeBr3 (Sắt (III) bromua) - I2: Oxi hóa được nhiều kim loại, phản ứng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc khi có mặt của chất xúc tác. 2Al + 3I2 → (H2O) 2AlI3 (Nhôm iotua)
  2. Tác dụng với phi kim. Các halogen tác dụng được với hầu hết các phi kim trừ N2, O2, C (kim cương). 2P + 3Cl2 → (toC) 2PCl3 (Photpho triclorua) 2P + 5Cl2 → (toC) 2PCl5 (Photpho pentaclorua)
  3. Tác dụng với hiđro → khí hiđrohalogenua. (X2 + H2 → 2HX) - F2: Ngay trong bóng tối, ở nhiệt độ -252oC F2+H2 → (-252oC) 2HF - Cl2: Cần có ánh sáng, chiếu sáng nổ mạnh Cl2+H2 → (a/s) 2HCl - Br2: Cần nhiệt độ cao Br2+ H2 → (toC) 2HBr - I2: Nhiệt độ cao, xúc tác (giọt nước), phản ứng thuận nghịch. I2+H2 ⇌ (xt: H2O) 2HI Ghi nhớ: Khí HX tan trong nước tạo ra dung dịch axit HX, đều là các dung dịch axit mạnh (trừ HF).
  4. Tác dụng với hợp chất có tính khử: F2 + H2S → 2HF + S F2 + H2O → HF + O2 Cl2 + H2S → 2HCl + S 3FeCl2 + 3Cl2 → 2FeCl3 Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 Br2 + H2 → 2HBr Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 Ghi nhớ: - Halogen có tính OXH mạnh hơn đấy được halogen có tính OXH yếu hơn ra khỏi dung dịch muối (trừ F2) VD: F2 + dd NaCl → không xảy ra phản ứng: F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2 mà xảy ra phản ứng: F2 + H2O → HF + O2↑ - Nước clo, brom có tính oxi hóa rất mạnh, oxi hóa chất khử lên bậc oxi hóa cao nhất. 3Cl2 + S + 4H2O → 6HCl + H2SO4 Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4 4Cl2 + H2S + 4H2O → 8HCl + H2SO4 3Br2 + S + 4H2O → 6HBr + H2SO4 Br2 + SO2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 (phản ứng nhận biết khí SO2). 4Br2 + H2S + 4H2O → 8HBr + H2SO4 2. Vừa oxi hóa – vừa khử.
  5. Với H2O. - Cl2: Phản ứng không hoàn toàn ở nhiệt độ thường Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO (axit hipocloro) Lưu ý: Nước clo có tính sát khuẩn, tẩy màu là do HClO có tính oxi hóa rất mạnh. HClO → HCl + O; 2O → O2 - Br2: Ở ứng ở nhiệt độ thường, chậm hơn clo.

Brom vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử năm 2024

Br2 + H2O ⇌ HBr + HBrO (axit hipobromo) - I2: Hầu như không phản ứng.

  1. Với dung dịch bazơ. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O nước gia ven 3Cl2 + 6NaOH → (70oC) 5NaCl + NaClO3 + 3H2O Cl2 + Ca(OH)2 → (toC)CaOCl2 + H2O (cloruavôi) Ghi nhớ: Nước gia ven, cloruavôi đều là chất oxi hóa mạnh, tác nhân oxi hóa là Cl+1. Chúng có tính tẩy màu và sát trùng.