Bộ xử lý trung tâm (cpu) gồm có mấy bộ phận chính?

Máy tính để bàn gồm mấy bộ phận chính? Đó là những bộ phận nào và chức năng ra sao? Tuy là thiết bị rất quen thuộc nhưng chắc hẳn có rất ít người nắm rõ được cấu tạo của dòng sản phẩm này. Vậy máy tính để bàn gồm những bộ phận nào? Hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo các bộ phận chính trong máy tính để bàn với từng chức năng cụ thể trong bài viết dưới đây của Ben Computer nhé!

I. Máy tính để bàn gồm mấy bộ phận chính?

Máy tính để bàn có 6 bộ phận chính

Máy tính được cấu tạo từ rất nhiều các bộ phận khác nhau. Máy tính để bàn gồm mấy bộ phận chính là một câu hỏi khá phổ biến, nhiều người còn chưa nắm rõ.

Trên thực tế, máy tính để bàn sẽ có 6 bộ phận chính là: bo mạch chủ, chip xử lý trung tâm [CPU], Bộ nhớ RAM, Card màn hình, Ổ cứng và nguồn. Mỗi bộ phận này sẽ đảm nhiệm những chức năng khác nhau, cấu thành một chiếc máy tính đặt bàn hoàn chỉnh.

Tham khảo một số mẫu máy tính để bàn đang được ưu đãi và giảm giá chiết khấu tại Ben Computer!

II. Chức năng từng bộ phận của máy tính để bàn

Sau khi đã biết được máy tính để bàn có mấy bộ phận chính, chắc hẳn bạn sẽ tò mò chức năng của từng bộ phận này. Dưới đây là thông tin về nhiệm vụ của từng bộ phận cấu tạo nên máy tính:

1. Chức năng của bo mạch chủ

Bo mạch chính máy tính

Bo mạch chủ [main board] là nơi để kết nối toàn bộ các linh kiện phần cứng của một chiếc máy tính để bàn. Bao gồm: CPU, RAM, ổ đĩa cứng, card VGA… tất cả đều được kết nối trên bo mạch chính.

Chức năng của bo mạch chủ là để điểu khiển tốc độ và luồng dữ liệu của các thiết bị ngoại vi. Đồng thời, nó cũng là nơi cung cấp điện áp lên các linh kiện phần cứng để cho máy tính hoạt động.

2. Chức năng của CPU

CPU đóng vai trò xử lý dữ liệu máy

CPU là chip xử lý trung tâm, nó được coi như là bộ não của hệ thống máy tính. Bởi CPU là nơi xử lý mọi thông tin và hành động. Bộ CPU sẽ xử lý mọi dữ liệu, thông tin và hành động trước khi nó được thực hiện ra bên ngoài, hiển thị lên trên màn hình máy tính.

Độ mạnh hay yếu của CPU sẽ phụ thuộc vào nhân [core] và số luồng [threads], đơn vị GHz. Các hệ số này càng cao thì tốc độ xử lý của CPU càng nhanh.

3. Bộ nhớ RAM

Bộ nhớ Ram cũng có nhiệm vụ xử lý dữ liệu

Bộ nhớ RAM cũng là bộ phận có ảnh hưởng lớn đến hiệu năng của máy tính. RAM là nơi mà mọi dữ liệu sẽ biến mất khi có hành động khởi động lại máy tính.

Hiểu một cách đơn giản, RAM có vai trò chia sẻ một phần công việc cho CPU. Dữ liệu về tất cả các hoạt động mà bạn thực hiện sẽ được RAM ghi nhớ. Sau đó, RAM mới đẩy các dữ lieju đó để cho CPU hoạt động. Dung lượng của RAM càng lớn thì tốc độ xử lý càng nhanh chóng và đa nhiệm hơn.

4. Card màn hình

Card màn hình máy tính để bàn để xử lý hình ảnh, video

Về cơ bản, card màn hình có nhiệm vụ về xử lý hình ảnh, video và xuất lên trên màn hình. Card màn hình VGA có 2 loại: kết nối vào khe cắm PCI-EX hoặc tích hợp sẵn trên CPU. Với loại VGA tích hợp sẵn chỉ thực hiện với các công việc nhẹ nhàng, ít sử dụng đồ họa. Còn VGA rời sẽ được sử dụng cho những công việc đòi hỏi đồ họa cao.

5. Ổ cứng

Ổ cứng để lưu dữ liệu máy tính

Ổ ứng chính là nơi để lưu dữ liệu. Nơi đây để lưu hệ điều hành, các phần mềm và ứng dụng trên máy tính. Hiện tại có 2 loại ổ cứng là SDD và HDD. Ổ cứng HDD sử dụng công nghệ cũ nên sẽ chậm hơn so với ổ SDD.

6. Nguồn

Nguồn cung cấp điện áp, công suất điện cho máy

Một bộ phận tưởng chừng đơn giản nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong máy tính để bàn là nguồn. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm cung cấp điện áp, công suất cho máy. Bộ nguồn tốt sẽ cung cấp đầy đủ điện áp ổn định cho toàn bộ thiết bị.

Ngoài ra, máy tính để bàn còn có các phụ kiện đi kèm để có thể thực hiện các thao tác là bàn phím và chuột. Các phụ kiện cũng có vai trò quan trọng nên không thể thiếu khi sử dụng.

Trên đây, các bạn đã được tìm hiểu máy tính để bàn gồm mấy bộ phận chính. Cùng với đó là chức năng chi tiết của từng bộ phận. Hy vọng qua những thông tin mà Ben Computer đã chia sẻ sẽ giúp ích được cho các bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!

Xem thêm: Máy tính để bàn cho học sinh

Bộ xử lí trung tâm CPU là gì? CPU có vai trò gì trong quá trình vận hành của máy tính? Với những người dùng máy tính lâu năm thì chắc hẳn đã không còn xa lạ gì nữa với thuật ngữ CPU. Thế nhưng chưa chắc ai cũng đã biết về bộ phận này cấu thành như thế nào và đảm nhiệm chức năng gì trong quá trình hoạt động của một hệ thống máy tính.

Ở bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc những thông tin cơ bản mà người dùng nên nắm rõ về bộ phận CPU trong thiết bị máy tính.Bạn đang xem: Bộ xử lý trung tâm gồm các bộ phận chính nào

Khái niệm về bộ xử lí trung tâm CPU



Nếu như bạn đọc chưa biết thì CPU là thuật ngữ được người dùng sử dụng rộng rãi và nó là tên viết tắt của cụm từ Central Processing Unit có thể hiểu là Bộ xử lý trung tâm. Trách nhiệm của CPU đúng như những gì cấu thành nên tên của nó.Bạn đang xem: Bộ xử lý trung tâm gồm các bộ phận chính nào

Bộ phận này có chức năng chính là thực thi xử lí tất cả mọi thông tin mà người dùng nhập vào máy rồi các bộ phận khác sẽ làm việc theo lệnh của nó gửi đến. Cũng vì lí do này mà chúng ta có thể thấy rằng khả năng xử lí cảu CPU càng nhanh thì kéo theo hiệu năng làm việc của máy tính cũng tăng theo.

Bạn đang xem: Bộ xử lý trung tâm gồm các bộ phận chính nào

Một thông tin cực kì thú vị là CPU chỉ có kích thước gần bằng hai đồng xu mà thôi, nó được lắp đặt ngay trên bo mạch chủ của máy tính hay laptop, kể cả dòng LAPTOP DELL PRECISION.

Cấu tạo của CPU



Về cấu tạo thì có thể thấy nó được cấu thành từ ba bộ phận cốt yếu, đó là bộ điều khiển, thanh ghi và cuối cùng chính là bộ số học logic. Chúng tôi sẽ nói rõ cho bạn đọc về từng thành phần này và chức năng cụ thể của chúng ngay sau đây:

Bộ điều khiển

Bộ điều khiển chính là các vi xử lí. Chúng đảm nhiệm vai trò chính là thực hiện thao tác thông dịch các lệnh của chương trình và tiến hành điều khiển tiến trình xử lí, ngoài ra thì nó được điều tiết một cách cực kì chính xác với xung nhịp của đồng hồ hệ thống, như trên dòng máy LAPTOP WORKSTATION.

Trong đó, mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống có tác dụng chính là thực hiện đồng bộ tất cả thao tác xử lí của CPU cả trong lẫn ngoài theo một trình tự và khoảng thời gian nhất định. Định nghĩa chu kì xung nhịp chính là các khoảng thời gian chờ giữa hai xung liên tiếp.

Bộ số học-logic

Bộ số học logic đảm nhiệm vai trò thực thi các lệnh của đơn vị điều khiển và đồng thời cũng xử lí tín hiệu nhận được. Bạn đọc có thể hiểu chức năng của nó y như tên gọi, đó chính là thao tác để hoàn thành các tác vụ như phép tính logic hay các phép tính số học từ đơn giản đến phức tạp.

Thanh ghi

Cuối cùng là bộ phận thanh ghi. Đây là thành phầm có nhiệm vụ chính là thực hiện ghi mã lệnh trước khi nó được xử lí và tiến hành gi lại kết quả sau khi đã xử lí xong lệnh đó.

Chức năng của CPU



Với quy mô đơn giản thì CPU chỉ là một con chip sở hữu số lượng chân là vài chục, đây chính là mô hình đơn giản nhất của một đơn vị CPU. Còn phức tạp hơn, vĩ mô hơn thì CPU bao gồm hàng tram con chip khác nhau được lắp ráp và kết nối một cách tương thích hoàn hảo.

Phân loại CPU



Nếu như đã nắm rõ về đặc tính cũng như định nghĩa của một CPU thì liệu có bao giờ bạn thắc mắc, chũng như các đon vị điện tử khác, bộ xử lí trung tâm này có bao nhiêu loại và dựa vào đâu để chia chúng ra.

Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp ngay sau đây.

Trong quá trình sử dụng thì chắc hẳn người dùng sẽ biết đến hai nhà sản xuất bộ xử lí trung tâm lớn nhất và có kinh nghiệm nhất trên thế giới và cực kì phổ biến trên thị trường chung của toàn cầu chính là Intel và AMD, kể cả dòng máy trạm. Đây sẽ là cách phân loại đầu tiên mà chúng tôi muốn bạn đọc hiểu rõ.

Nhà sản xuất chip Intel

Như chúng ta đã biết, cái tên Intel là một nhà sản xuất thiết bị CPU cực kì nổi tiếng trên thế giới, điều này ngày càng được khẳng định bởi kinh nghiệm lâu năm cũng như chất lượng sản phẩm cực kì ấn tượng của hãng này. Chính vì vậy nên người tiêu dùng thực sự tin tưởng và yên tâm vì sự ổn định khi sử dụng sản phẩm đến từ Intel.

Trên thị trường hiện nay thì cái tên Intel đang làm mưa làm gió với vô số sản phẩm về các dòng chip như Core M,Core i, Xeon, Pentium,...Qua thực tế sử dụng cảu khách hàng thì có thể thấy rằng mỗi dòng chip đều sở hữu những ưu điểm nổi trội và nhược điểm riêng đang tồn tại đối với người dùng, Một điều chắc chắn rằng, nếu như người sử dụng đầu tư dòng chip càng cao thì hiệu năng làm việc của máy tính càng cao và càng hiệu quả.

Nhà sản xuất AMD

Cái tên thứ hai sau Intel chính là AMD. So với Intel thì nó chưa thực sự phổ biến rộng rãi đến như vậy nhưng ưu điểm có thể kể đến để tiến hành so sánh với những sản phẩm đến từ ông lớn Intel chính là giá thành rẻ và phải chăng với túi tiền người sử dụng.

Xem thêm: Đề Kiểm Tra 1 Tiết Toán 8 Chương 1 Đại Số Có Đáp Án, Cực Hay

=================================

Trên đây là những chia sẻ của randy-rhoads-online.com gửi đến quý bạn đọc về vấn đề CPU và những thông tin cơ bản. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích về những vấn đề liên quan đến công nghệ.

Video liên quan

Chủ Đề