Bình thuận có đường bờ biển dài bao nhiêu

Tóm tắt: Vùng ven biển tỉnh Bình Thuận [từ Cà Ná đến Hàm Tân] có tầm quan trọng về kinh tế - xã hội. Vùng này nằm trong đới khô hạn và bán khô hạn duy nhất ở nước ta. Công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải đảm bảo những điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, trong đó có nhu cầu cấp nước với lượng cung cấp đủ lớn và chất lượng tốt. Việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước, đề ra biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước ở đây là hết sức cần thiết và cấp bách cho quy hoạch phát triển trong tương lai.

Trên cơ sở nghiên cứu các chỉ tiêu môi trường, nước mặt trong vùng được đánh giá là có chất lượng tốt, độ tổng khoáng hoá thấp, các nguyên tố vi lượng đều nằm trong giới hạn cho phép. Đặc điểm thuỷ địa hoá khá phức tạp và đa dạng. Nước dưới đất có đủ các loại hình hoá học: bicarbonat, chlorur, sulfat và hỗn hợp, trong đó loại hình nước bicarbonat natri chiếm tới hơn 50% diện tích vùng nghiên cứu, và đặc biệt, có mặt loại hình hoá học nước bicarbonat natri có tổng khoáng hoá >1g/l. Trong nước loại hình hoá học này, hàm lượng fluor, CO2 và các hợp chất silic khá lớn.

Nước dưới đất trong vùng hầu hết có chất lượng tốt, không những dùng được cho mục đích sinh hoạt mà còn có thể sử dụng rất tốt cho một số mục đích khác như: an dưỡng chữa bệnh, khai thác sođa, chăn nuôi gia súc [bò, dê,...], trồng các loại cây ưa kiềm [nho, điều, thanh long,...], nuôi thuỷ hải sản, nuôi tảo spirulina,... Cần có biện pháp bảo vệ các nguồn nước khỏi bị nhiễm bẩn do các hoạt động kinh tế - xã hội.


I. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU

1. Đặc điểm địa lý tự nhiên

Tỉnh Bình Thuận có diện tích 7.828 km2, dân số 1.140.000 người [năm 2004]. Phía bắc giáp các tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía đông và đông nam giáp biển Đông. Vùng nghiên cứu là dải ven biển từ Cà Ná tới Hàm Tân, với diện tích khoảng 4000 km2, được giới hạn như sau [xem Hình 1]: phía bắc là 11o20' vĩ độ Bắc, phía đông là đường bờ biển, phía nam và tây nam là 107o45' kinh độ Đông, phía tây là đoạn BC với các điểm B, C có tọa độ: B [108o15'Đ, 11o20'B]; C [107o45'Đ, 11o00'B].

Tỉnh Bình Thuận thuộc vùng rìa của sườn đông dãy Trường SơnNam, chuyển tiếp dần đến dải đồng bằng ven biển. Đại bộ phận vùng này là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Địa hình hẹp ngang, kéo dài theo hướng đông bắc - tây nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình sau:

- Đồi cát và cồn cát ven biển, chiếm 18,22% diện tích tự nhiên, phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân, diện rộng nhất là ở Bắc Bình: dài khoảng 52 km, rộng khoảng 20 km. Địa hình chủ yếu là những đồi lượn sóng.

- Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên, là đồng bằng phù sa ven biển ở các lưu vực từ sông Lòng Sông đến sông Dinh, gồm các dải nhỏ hẹp, độ cao 0-12 m, đồng bằng thung lũng sông La Ngà có độ cao 90-120 m.

- Vùng đồi gò chiếm 31,66% diện tích tự nhiên, độ cao 30-50 m, kéo dài theo hướng đông bắc - tây nam, từ Tuy Phong đến Đức Linh.

- Vùng núi thấp chiếm 40,69% diện tích tự nhiên. Đây là những dãy núi của khối Trường SơnNam, chạy theo hướng đông bắc - tây nam, từ phía bắc huyện Bắc Bình đến đông bắc huyện Đức Linh.


Hình 1. Bản đồ lượng mưa, lượng bốc hơi trung bình năm [8] và diện tích vùng nghiên cứu


Vùng nghiên cứu thuộc đới khí hậu khô hạn và bán khô hạn. Lượng mưa hàng năm thấp [xem Bảng 1]: từ 1259 mm/năm [Phan Thiết] đến 823 mm/năm [Tuy Phong]. Nhìn chung, lượng mưa giảm dần theo hướng từ tây nam đến đông bắc. Phần lớn lượng mưa trong năm tập trung vào thời kỳ từ tháng 7 đến tháng 10 [chiếm 60-70% tổng lượng mưa trung bình năm]. Lượng bốc hơi rất cao: 1452 mm/năm [Phan Thiết], 1625 mm/năm [Tuy Phong]. Độ ẩm nói chung là thấp [Tuy Phong: 77,6%]. Số giờ nắng và ngày nắng rất cao [Phan Thiết: 2729 giờ nắng, 348 ngày nắng].


Bảng 1. Một số yếu tố khí hậu [trạm Phan Thiết]  [1, 7]

Thông số

Tháng

TB

năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng mưa [mm]

0,7

0,3

2,5

57,0

212,2

164,3

197,5

212,8

155,0

157,2

74,8

19,8

1259

Lượng bốc hơi [mm]

149,2

118,2

153,9

158,9

147,8

112,7

114,2

97,4

86,1

87,7

89,6

136,7

1452

Số giờ nắng [giờ]

252

247

277

278

217

203

212

184

218

197

230

215

2729

Nhiệt độ trung bình [oC]

25,3

25,5

27,0

28,5

28,3

27,7

27,2

27,0

27,3

27,2

26,8

25,8

27,0

 Độ ẩm tương đối TB [%]

76

75

77

78

81

82

84

84

83

84

80

81

80

Số ngày nắng [ngày]

31

28

31

30

31

30

31

31

29

28

23

25

348

Số ngày mưa [ngày]

0

1

1

4

14

13

11

8

26

17

10

10

115

Hệ thống nước mặt của tỉnh bao gồm các sông nhỏ và một số hồ, bàu. Trừ sông La Ngà bắt nguồn từ Lâm Đồng và chỉ có một đoạn ngắn chảy trên địa phận tỉnh Bình Thuận, hầu hết các sông đều bắt nguồn từ các dãy núi trung bình thấp ở phần phía bắc và tây bắc của tỉnh. Sông ngắn, lòng sông hẹp, trắc diện dọc cũng như ngang khá dốc. Sông hầu như chỉ hoạt động vào mùa mưa. Vào mùa khô, lượng nước trên các sông còn lại không đáng kể. Địa bàn tỉnh có thể chia làm 8 lưu vực chính, gồm: lưu vực sông La Ngà, lưu vực sông Dinh, lưu vực sông Phan, lưu vực sông Mương Mán, lưu vực Phan Thiết, lưu vực các suối nhỏ ven biển Mũi Né, lưu vực sông Luỹ, lưu vực sông Lòng Sông. Các hồ, bàu lớn trong vùng là: Bàu Trắng [diện tích 90 ha - huyện Bắc Bình], Biển Lạc [diện tích 280 ha - huyện Tánh Linh] và Bàu Ruộng. Thông số thuỷ văn và thuỷ hoá các sông trong vùng nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 2.


Bảng 2. Một số thông số thuỷ văn và thuỷ hoá các sông tỉnh Bình Thuận  [1, 6, 7]

Sông, suối

Chiều dài
 [km]

Diện tích
lưu vực [km2]

Lưu lượng nước TB [m3/s]

Độ tổng khoáng hóa nước
[g/l]

Loại hình hóa học nước

Mùa
 khô

Mùa
mưa

La Ngà

272

4100

5,2

149

3 g/l; 1-3 g/l; 0,5-1 g/l; 0,1-0,5 g/l và 1 g/l thường gặp ở các tam giác cửa sông lớn: sông Cái, sông Phan, sông Lũy,... ở các vị trí thấp ven biển, có sự trao đổi giữa nước dưới đất và nước biển.

- Độ pH thường gặp: 7-9.


Bảng 8. Đặc điểm thuỷ địa hoá vùng ven biển tỉnh Bình Thuận

Loại hình nước

Kiểu nước

Đặc điểm địa lý, địa chất

Đặc điểm địa chất thủy văn

Đặc điểm

thủy địa hóa

I

Bicarbonat

IA

Phân bố dọc các đứt gãy hay các đới phá hủy kiến tạo ở vùng Tuy Phong và các thung lũng giữa núi, các thung lũng sông. Các đới phá hủy kiến tạo trong các loại đá đacit- ryolit hệ tầng Nha Trang [Knt], Đơn Dương [K2đd], các đá xâm nhập và các lớp cuội sỏi sạn Đệ tứ.

Nước tồn tại trong các vòm tích tụ nước NaHCO3 khoáng hóa cao dọc các đới phá hủy kiến tạo theo phương TB - ĐN. Các đới rộng > 1 km, bề dày đới nứt nẻ chứa nước đến vài chục mét. Hệ số thấm [K] ở các đới nứt nẻ và các lớp cuội sạn chứa nước: 1¸10 m/ng. Nhiệt độ nước: 27¸35oC. Mực nước tĩnh [Ht] sát mặt đất đến cao hơn mặt đất vài mét.

- Hàm lượng ion:

HCO3- ³ 50%đl.

Na+ ³ 50%đl.

- Tổng khoáng hóa M>1 g/l

- Hàm lượng CO2, SiO2 và F khá cao.

IB

Phân bố ở các địa hình cao [sườn núi, đồng bằng trước núi] hoặc ven rìa các đứt gãy và đới phá hủy kiến tạo, rìa các vòm tích tụ nước NaHCO3 khoáng hóa cao, trong các trầm tích hạt mịn đến thô nguồn gốc biển, sông-biển Đệ tứ, hệ tầng La Ngà, hệ tầng Phước Tân.

Độ chứa nước từ nghèo đến trung bình. Nước lỗ hổng: đất đá chứa nước có thành phần hạt mịn đến thô, chiều dày tới vài chục mét. K thay đổi lớn [0,5¸5 m/ng], Ht = 0¸ > 5 m. Nước khe nứt: đất đá chứa nước nứt nẻ, K thường nhỏ [0,1¸0,3 m/ng], Ht = 1¸> 5 m. Độ tổng khoáng hóa [M] có xu hướng tăng dần khi ra gần cửa sông - ven biển. Có liên hệ chặt chẽ với nước mưa, nước mặt.

HCO3- ³ 50%đl.

Na+ ³ 50%đl.

M < 1g/l

II

Sulfat

Phân bố ở một số diện hẹp dạng thấu kính không liên tục, gặp một số điểm trong trầm tích mQ12-3 ven các chân đồi, núi khu vực Bình Tân, Sông Lũy.

Độ chứa nước trung bình. Đất đá sạn cát hạt thô, K đến vài mét/ngày. Ht = 1¸3 m. M = 0,3¸2,3 g/l. Liên hệ chặt chẽ với nước mưa, nước mặt.

SO4-2 ³ 50%đl

Na+ ³ 50%đl.

III

Chlorur

IIIA

Phân bố ở các đồng bằng thấp ven biển, các vùng tam giác cửa sông hay các lớp lót đáy đồng bằng của trầm tích hệ tầng Sông Lũy, La Ngà và trong các trầm tích nguồn gốc biển, sông - biển Đệ tứ.

Độ chứa nước từ nghèo đến trung bình. Có liên hệ chặt chẽ với nước biển hay các trũng trầm tích biển cổ. Ht nhỏ [ 1 g/l

IIIB

Phân bố ở các đồng bằng ven biển, các thung lũng sông hay trong các đồi cát, dải cát ven biển. Đất đá tuổi Đệ tứ và N2 sl.

Độ chứa nước từ nghèo đến trung bình. K thay đổi trong phạm vi rộng, tùy loại đất đá. Bề dày các  tầng chứa nước tới vài chục mét. Ht từ vài mét đến vài chục mét. Có liên hệ chặt chẽ với nước mưa, nước mặt.

Cl- ³ 50%đl.

Na+ ³ 50%đl.

M < 1 g/l

IV

Hỗn hợp

Phân bố thành những diện hẹp, ở các địa hình cao [sườn dốc, đồng bằng ven núi], xen kẽ giữa các loại hình hoá  học  NaHCO3 và NaCl.

Độ chứa nước nghèo đến trung bình. K thay đổi trong phạm vi rộng, tùy loại đất đá. Ht nhỏ [ 1 g/l: F = 0,31-3 mg/l; trung bình 1,15mg/l; ở cấp khoáng hoá M< 1 g/l: F = 0,42-2,06 mg/l; trung bình 0,945 mg/l].

Nước loại hình hỗn hợp:

- Tổng khoáng hóa nước thường < 1 g/l; một số trường hợp M = 1-3 g/l, thuộc loại hình chlorur - sulfat hoặc sulfat - chlorur. Các cấp khoáng hóa cao chủ yếu tập trung ở các cửa sông lớn và giảm dần về phía lục địa.

- pH = 6,1-9,8; thường gặp 7-8.

b. Một số hạn chế của việc dùng nước trong vùng

+] Do dư thừa silic và đặc biệt là fluor nên trong vùng có biểu hiện về bệnh nhiễm fluor [fluorosis]. Hàm lượng fluor vượt quá xa so với giới hạn cho phép [1 mg/l - TCVN.1995]. Các bộ mẫu nghiên cứu xác định giá trị hàm lượng fluor như sau:

- Nước trong thành tạo Holocen [qh]:  F = 0,48-3,75 mg/l.

- Nước trong thành tạo Pleistocen [qp]: F = 0,34-10 mg/l.

- Nước trong thành tạo Neogen [n]: F = 3,75 mg/l.

- Nước trong thành tạo phun trào và xâm nhập: F = 1,1-11 mg/l.

Đặc biệt hàm lượng fluor trong 5 nguồn nước khoáng ở Tuy Phong có giá trị từ 3,3 đến 11 mg/l [vượt xa giới hạn cho phép]. Theo Tổ chức y tế thế giới, nước uống không được chứa nồng độ fluor quá 1,5 mg/l [WHO, 1994]. Nồng độ dưới 1,5 mg/l là có lợi trong việc đề phòng bệnh sâu răng. Fluor cũng tạo điều kiện phát triển cấu trúc xương ở người và động vật. Tuy nhiên, liều lượng fluor trên 1,5 mg/l làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh đốm răng, loãng xương và truỵ cột sống. Bệnh nhiễm fluor hiện nay chưa có phương thuốc nào chữa được.

+] Vùng Tuy Phong - Bắc Bình thuộc trường địa hoá thiếu calci: hàm lượng calci trong nước và trong đất ở vùng Tuy Phong - Bắc Bình rất thấp. Kết quả tính tỷ số K = Ca/[Na+K]: trong đất = 0,85 và trong nước = 0,23, thấp hơn từ vài đến vài chục lần so với các vùng khác trên lãnh thổ nước ta [xem Bảng 11].


Bảng 11. Hệ số Ca/[Na+K] trong đất [Kđ] và trong nước [Kn]  [3]

Vùng nghiên cứu

Kn

Hà Nội

14,09

1,48

Mộc Châu [Sơn La]

27,29

33,40

Đầm Hồng [Tuyên Quang]

3,09

10,87

Ninh Hoà [Khánh Hoà]

2,20

0,28

Tuy Phong - Bắc Bình [Bình Thuận]

0,85

0,23

Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã cho thấy là ở những vùng khô nóng, thừa fluor, thiếu calci [như ở Ấn Độ,Bangladesh,...], thì số người mắc bệnh về xương rất lớn. Ngoài ra, ở vùng nghiên cứu, theo điều tra của Sở Y tế Bình Thuận, số trẻ em bị suy dinh dưỡng, còi xương hiện nay chiếm tỷ lệ khá cao.

c. Hiện trạng và triển vọng cấp nước

Việc cấp nước cho các khu đô thị ở tỉnh Bình Thuận tương đối khó khăn, hiện dựa chủ yếu vào các nguồn nước mặt. Thành phố Phan Thiết lấy nước từ hồ Phú Hội và hồ Sông Quao với lượng cung cấp gần 20.000 m3/ng; khu vực đồi cát Bắc Bình lấy nước từ Bàu Trắng với lưu lượng 1.000 m3/ng,...

Việc khai thác nước dưới đất mới được thực hiện ở một số vùng riêng lẻ như Liên Hương [Tuy Phong], thị trấn Sông Mao [Bắc Bình] và đồi cát phía nam Phan Rí Cửa bằng những trạm cấp nước nhỏ với lượng cung cấp mỗi trạm không quá 1.000 m3/ng. Ở Phan Thiết, đã được cấp nước dưới đất từ dải cồn cát phía nam với lượng cung cấp khoảng 3.000m3/ng. Nhân dân cũng đã tự đào giếng và khai dẫn mạch lộ ven các đồi cát để lấy nước sinh hoạt và sản xuất.

Chương trình cung cấp nước sạch đã thi công khá nhiều giếng, tuy nhiên lượng cung cấp còn nhỏ và chất lượng nước chưa đảm bảo.

Trong tương lai, ngoài việc tăng cường khai thác các nguồn nước mưa, nước mặt [từ các đập Phú Hội, Sông Quao, Cẩm Hang, Bàu Trắng,...], cần chú ý đến các nguồn nước dưới đất:

- Vùng Hàm Tân - Hàm Thuận Nam: có thể khai thác nước từ các trầm tích Đệ tứ, một phần từ các đới nứt nẻ trong trầm tích hệ tầng La Ngà bằng các giếng khoan sâu 20-50m và các giếng tia, giếng ngang, hành lang thu nước ở chân các dải đồi cát. Mỗi công trình có thể cung cấp từ 20 đến 200m3/ng.

- Vùng Phan Thiết - Hàm Thuận Bắc - Bắc Bình: có thể khai thác nước từ các dải bồi tích ven sông, các tầng cát đỏ và một phần từ tầng Neogen. Mỗi công trình có thể đạt một vài trăm m3/ng.

- Vùng Tuy Phong: có thể bố trí các giếng và hành lang khai thác dọc thềm sông Lòng Sông, từ cầu Đại Hoà về phía thượng lưu. Các giếng sâu vài chục mét và lưu lượng có thể đạt 100 m3/ng.

Ngoài ra, có thể khai thác nước dưới đất bằng các giếng, lỗ khoan nông với lưu lượng khai thác mỗi công trình khoảng 10 m3/ng.

Để khai thác và sử dụng tài nguyên nước một cách bền vững, tránh nguy cơ bị ô nhiễm và cạn kiệt, gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường sống, cần phải tăng cường bảo vệ chúng. Bảo vệ nước dưới đất còn có nghĩa là cải tạo và làm giàu nó. Muốn vậy, cần nghiên cứu áp dụng phương pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất ở vùng có yêu cầu cấp thiết, như ở vùng khô hạn Bình Thuận [nơi có điều kiện tự nhiên cho phép] bằng cách xây dựng các hồ chứa, đập ngăn dòng chảy mặt. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa là lấy được nước từ hồ chứa và bổ sung nhân tạo nước dưới đất mà còn có tác dụng làm nhạt hoá các vùng nước dưới đất có độ khoáng hoá cao, đẩy lùi sự xâm nhập của nước mặn vào tầng nước nhạt, cải tạo đất [giảm nguy cơ muối hoá thổ nhưỡng]...

KẾT LUẬN

- Trong vùng nghiên cứu, nước dưới đất có các loại hình hoá học: bicarbonat, sulfat, chlorur và hỗn hợp, trong đó, rất phổ biến nước dưới đất có loại hình hoá học bicarbonat natri. Chúng phân bố trên 50% diện tích của vùng, tồn tại chủ yếu ở các dạng địa hình tương đối cao [núi cao, thung lũng trước núi và đồng bằng ven núi]; đặc biệt, có mặt loại hình hoá học nước bicarbonat natri, với tổng khoáng hoá >1 g/l. Trong nước loại hình hoá học này, cùng với giá trị tuyệt đối cao của ion HCO3- và Na+, hàm lượng CO2, fluor và các hợp chất silic khá lớn.

- Nước trong vùng [nước mặt và nước dưới đất] hầu hết có chất lượng tốt, không những dùng được cho mục đích ăn uống sinh hoạt mà còn có thể sử dụng rất tốt cho một số mục đích khác như: an dưỡng, chữa bệnh, khai thác sođa, chăn nuôi gia súc [bò, dê,...], trồng các loại cây ưa kiềm [nho, điều, thanh long,...], nuôi thuỷ hải sản, nuôi tảo spirulina,...

- Việc sử dụng các nguồn nước dưới đất cho mục đích ăn uống sinh hoạt có một số hạn chế, do một số khu vực trong vùng có hàm lượng fluor trong nước tương đối cao, hàm lượng calci trong nước rất thấp. Trong vùng đã có biểu hiện về bệnh nhiễm fluor. Cần dùng nước có hàm lượng fluor nhỏ hoặc phải có biện pháp khử lọc fluor trước khi sử dụng cho mục đích ăn uống sinh hoạt. Bổ sung lượng calci thiếu bằng khẩu phần thức ăn hợp lý. Hàm lượng fluor trong nước ở một số nguồn nước khoáng thường cao hơn mức cho phép [F = 3,3-11 mg/l].

- Hướng khai thác sử dụng và bảo vệ các nguồn nước một cách bền vững, tránh nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt bằng các biện pháp: xây dựng các hồ chứa, đập ngăn dòng chảy mặt [các sông lớn và các sông suối nhỏ], giáo dục ý thức cộng đồng, quy hoạch khai thác sử dụng các nguồn nước phải có cơ sở khoa học và chú ý lợi ích về kinh tế, giám sát chặt chẽ việc khai thác sử dụng các nguồn nước, mở rộng mạng lưới quan trắc chất lượng và trữ lượng nước, đẩy mạnh trồng rừng ở đầu nguồn và ở các dải đồi cát ven biển, xử lý nước thải và chất thải trước khi xả ra môi trường,...

VĂN LIỆU

1. Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, 2005. Niên giám thống kê năm 2004 tỉnh Bình Thuận. Bình Thuận.

2. Hồ Vương Bính, Nguyễn Kim Ngọc, 1990. Báo cáo đánh giá nước khoáng cacbonic và tích tụ sođa tự nhiên vùng Thuận Hải và điểm Đăk Mil [Đăk Lăk], mở rộng khả năng thu hồi và sử dụng chúng. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.

3. Hồ Vương Bính, Bùi Hữu Việt và nnk, 2000. Điều tra địa hoá môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và cây trồng, vật nuôi ở ViệtNam. Lưu trữ Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.

4. Nguyễn Đức Thắng [Chủ biên], 1999. Địa chất và khoáng sản các nhóm tờ Phan Thiết và Gia Ray - Bà Rịa. Thuyết minh các tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000. Cục ĐC & KS VN, Hà Nội.

5. Nguyễn Trường Giang, Võ Công Nghiệp, Đặng Hữu Ơn, Vũ Ngọc Trân, 1998.  Nước dưới đất các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ. Cục ĐC & KSVN, Hà Nội.

6. Phạm Văn Thanh, Hồ Vương Bính, Bùi Hữu Việt, 2002. Nghiên cứu đánh giá đặc điểm địa chất môi trường đới khô và bán khô từ Nha Trang đến Bình Thuận. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.

7. Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, 1996. Atlas ViệtNam. Tổng cục Địa chính. Hà Nội.

8. Trung tâm Tiêu chuẩn - Chất lượng Nhà nước, 1995. Các tiêu chuẩn Nhà nước ViệtNamvề môi trường, Tập 1: Chất lượng nước. Hà Nội.

9. Võ Công Nghiệp [Chủ biên], 1998. Danh bạ các nguồn nước khoáng và nước nóng ViệtNam. Cục ĐC & KS VN, Hà Nội.

10. Vũ Ngọc Trân [Chủ biên], 1986. Báo cáo Lập bản đồ địa chất thuỷ văn - địa chất công trình tỷ lệ 1/200.000 vùng Gia Ray - Bà Rịa tỷ lệ 1/200.000. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.

Bình Thuận có bao nhiêu km bờ biển?

Bình Thuận là một tỉnh thuộc dải ven biển miền Trung, có bờ biển dài hơn 192 km.

Bãi biển dài nhất Việt Nam tên là gì?

Bãi Trà Cổ [Quảng Ninh] là bãi biển dài nhất Việt Nam Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã ghi nhận Trà Cổ là bãi biển dài nhất Việt Nam, với chiều dài khoảng hơn 17 km.

Bình Thuận cao hơn mực nước biển bao nhiêu?

Tỉnh Bình Thuận có đường bờ biển dài 192 km, với diện tích vùng lãnh hải khoảng 52.000 km2. Thủy triều có chế độ hỗn hợp không đều, thiên về nhật triều, với biên độ dao động mực nước là 1,28 - 1,30 m. Mực thủy triều cao nhất là 2,42 m, thấp nhất: 0,2 m. Thềm lục địa nhìn chung hẹp và sâu.

Bình Thuận có bao nhiêu bãi biển?

Bình Thuận có các bãi biển cát trắng mịn như Phan Thiết - Mũi Né, Đồi Dương [Hàm Tân], Mũi điện - Kê gà [Hàm Thuận Nam] có bãi biển nằm cạnh sườn núi với bờ đá nhấp nhô như Vĩnh Hảo, Bình Thạnh [Tuy Phong] có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển.

Chủ Đề