Bệnh viện truyền máu huyết học ở đâu

Các đại biểu cắt băng khánh thành Bệnh viện Truyền máu huyết học cơ sở 2 [tọa lạc tại địa chỉ số 1 Trần Hữu Nghiệp, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM] - Ảnh: XUÂN MAI

Tại buổi lễ khánh thành, TS.BS.CKII Phù Chí Dũng - giám đốc Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM - cho biết Bệnh viện Truyền máu huyết học cơ sở 2 [số 1 Trần Hữu Nghiệp, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh] là một trong những công trình trọng điểm của cụm y tế Tân Kiên, trung tâm y tế chuyên sâu của TP.HCM.

Đây cũng là bệnh viện chuyên khoa huyết học đầu ngành khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. 

Bệnh viện được khởi công xây dựng vào ngày 17-10-2018. Dù ảnh hưởng đại dịch COVID-19, bệnh viện đã đi vào hoạt động sau 32 tháng thi công. 

Bệnh viện được xây dựng với tổng diện tích sàn 33.825m2 bao gồm 33 khoa/phòng/bộ phận, với quy mô trên 300 giường nội trú [năng suất tối đa 400 giường]. Tổng kinh phí xây dựng hơn 1.000 tỉ đồng, trong đó 50% vốn đầu tư và 50% vốn tự có.

Bệnh nhân đến khám, điều trị tại Bệnh viện Truyền máu huyết học cơ sở 2 [TP.HCM] vào trưa 19-5 - Ảnh: XUÂN MAI

Bác sĩ Phù Chí Dũng cho hay, bệnh viện có 3 mảng hoạt động, gồm: ngân hàng máu, ngân hàng tế bào gốc và khám chữa bệnh. Trong đó mảng khám chữa bệnh chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế, do cơ sở hạ tầng ở các cơ sở cũ còn chật hẹp. 

Bệnh viện mới này có cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ tiện nghi cùng trang thiết bị đạt tiêu chuẩn. Các khoa khám bệnh ngoại trú, khoa cấp cứu, các khoa điều trị nội trú, kiểm soát nhiễm khuẩn và các trang thiết bị đều đáp ứng tiêu chuẩn của bệnh viện hiện đại. 

Đặc biệt, gần như tất cả các xét nghiệm của người bệnh đều thực hiện tại bệnh viện này mà không cần gửi đến cơ sở y tế khác. 

"Đa số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện bằng thuốc gây độc tế bào, tức là giảm tế bào máu và điều trị miễn dịch, nên cần nằm ở môi trường sạch sẽ, không khí đạt chuẩn. Các phòng bệnh ở cơ sở mới thoáng mát hơn, thiết kế đều có ánh sáng mặt trời, đảm bảo xanh - sạch - đẹp...", bác sĩ Dũng nói.

Bác sĩ Dũng cho biết thêm, do bệnh viện thuộc tuyến cuối chuyên khoa huyết học khu vực phía Nam nên tập trung xây dựng phác đồ điều trị những ca khó, bệnh tái phát, bên cạnh tập trung hóa trị liệu, ghép tế bào gốc... Đối với những bệnh lý thông thường, bệnh viện sẽ chuyển giao cho các bệnh viện địa phương điều trị. 

Cũng tại buổi khánh thành, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết bên cạnh Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch [cơ sở 2] được đi vào hoạt động và cùng với nhiều cơ sở y tế khác sẽ tiếp tục được xây dựng trong thời gian tới, Bệnh viện Truyền máu huyết học cơ sở 2 là bước tiến tiếp theo để tập trung xây dựng cụm y tế chất lượng cao Tân Kiên [huyện Bình Chánh].

Ông kỳ vọng bệnh viện sẽ xứng tầm với định hướng phát triển của TP.HCM là một trung tâm y tế chất lượng cao, qua đó không những thu hút người dân khu vực TP, khu vực phía Tây TP mà kể cả bệnh nhân quốc tế đến khám và điều trị. 

Trước đó, bệnh viện đã đưa vào hoạt động từ ngày 4-7-2021. Theo bác sĩ Dũng, do thời điểm này đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp nên lượng bệnh nhân đến khám, điều trị tại cơ sở mới còn thấp.

Việt Nam có đơn vị y tế đầu tiên đạt chứng nhận GMP châu Âu

XUÂN MAI

7 Tháng Sáu, 2022

Để kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu nhanh chóng, thuận tiện, rút ngắn thời gian chờ đợi, quý khách…

  • Lịch khám bệnh: 6h30 – 17h từ thứ 2 đến thứ 6 | 7h30 – 17h thứ 7

  • Lịch hiến máu tình nguyện: 7h30 – 19h tất cả các ngày

  • Liên hệ tư vấn hiến máu: 0976 99 00 66

  • Liên hệ tổ chức hiến máu theo cơ quan: [024] 3868 6008

  • Liên hệ hiến tiểu cầu: [024] 3782 1898

  • Điểm hiến máu cố định và xét nghiệm Quận Hoàn Kiếm

  • 26 Lương Ngọc Quyến, Hà Nội

  • Giờ làm việc: Thứ 2 - Chủ nhật [trừ ngày lễ]: 8h00 - 17h00

  • Điện thoại: [024] 3718 3154

  • Điểm hiến máu cố định và xét nghiệm Quận Thanh Xuân

  • 132 Quan Nhân, Hà Nội

  • Giờ làm việc: Thứ 2 - Chủ nhật [trừ ngày lễ]: 8h00 - 17h00

  • Điện thoại: [024] 3207 9699

  • Điểm hiến máu cố định và xét nghiệm Quận Đống Đa

  • Số 10, Ngõ 122, Đường Láng, Hà Nội

  • Giờ làm việc: Thứ 2 - Chủ nhật [trừ ngày lễ]: 8h00 - 17h00

  • Điện thoại: [024] 3203 0032

Tiến sĩ, bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM, cho biết bệnh viện cơ sở cũ [cơ sở khám chữa bệnh trên đường Phạm Viết Chánh, quận 1] tiếp nhận khoảng 400 lượt bệnh ngoại trú, 250 bệnh nhân nội trú mỗi ngày trên công suất khoảng 200 giường bệnh, nên những năm qua luôn trong tình trạng quá tải. Bệnh viện mới ở huyện Bình Chánh được xây dựng hiện đại nhằm nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân đồng thời giải quyết tình trạng quá tải ở cơ sở cũ.

Như vậy, từ nay, hoạt động khám chữa bệnh tại cơ sở cũ của viện Huyết học trên đường Phạm Viết Chánh sẽ chuyển về bệnh viện mới ở huyện Bình Chánh.

Bệnh viện mới được xây dựng trên diện tích 2,1 ha, tổng diện tích sàn khoảng 35.000 m2, tức gần 120 m2 trên một giường bệnh, đạt chuẩn quốc tế. Khuôn viên bệnh viện thoáng đãng, phân luồng lưu thông riêng biệt cho người bệnh, nhân viên, khách, bộ phận hậu cần. Phòng bệnh thoáng mát, lấy được ánh sáng mặt trời, đảm bảo tiêu chí xanh sạch đẹp.

"Đa số bệnh nhân lĩnh vực huyết học cần điều trị bằng thuốc gây độc tế bào, tức giảm tế bào máu, ức chế miễn dịch, nên cần nằm điều trị ở môi trường sạch sẽ, thậm chí cần khu vực lọc khí đạt chuẩn để hóa trị liệu liều cao trong giai đoạn suy tủy, ghép tế bào gốc tạo máu...", bác sĩ Dũng giải thích.

Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM cơ sở 2 tại huyện Bình Chánh khánh thành sáng 19/5. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ngoài các trang thiết bị hiện đại đã có, bệnh viện đầu tư thêm các kỹ thuật cao như giải phẫu bệnh tế bào học, di truyền học, sinh học phân tử, giải trình tự gene... Nơi đây cũng có thể thực hiện hầu hết các xét nghiệm phục vụ người bệnh, không cần gửi mẫu ra ngoài nữa. Như vậy, quy trình xét nghiệm nhận kết quả được khép kín, đẩy nhanh tiến độ chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Đây là bệnh viện chuyên về huyết học hiện đại nhất Việt Nam hiện nay. Nguồn vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, nguồn vay vốn kích cầu và tiền của bệnh viện.

Theo bác sĩ Dũng, bệnh viện đang nỗ lực đạt chứng nhận quốc tế JCI, thêm cơ hội điều trị cho bệnh nhân nước ngoài. Các y bác sĩ sẽ liên tục cập nhật các phác đồ mới nhất, mong muốn bệnh nhân Việt Nam không phải ra nước ngoài điều trị. Lãnh đạo bệnh viện kỳ vọng nơi này sẽ sớm ngang tầm khu vực vào năm tới, thay vì đến năm 2025 như dự kiến.

Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hoài Nam ghi nhận nỗ lực của các đơn vị đã vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 để sớm hoàn thành xây dựng bệnh viện. Đây là bệnh viện thứ hai hoạt động trong cụm y tế Viện - Trường quy mô hiện đại tại huyện Bình Chánh, sau Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Thời gian tới, nơi này sẽ có các công trình khác như Trung tâm xét nghiệm Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Ngân hàng máu, Trung tâm Cấp cứu 115, Bệnh viện Bình Dân cơ sở 2... Tổng diện tích xây dựng cụm y tế Viện - Trường này là 73 ha.

Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM, cơ sở 2, ngày 19/5. Ảnh: Lê Phương

Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM là chuyên khoa hạng một, tuyến cuối của khu vực phía Nam, một trong những bệnh viện hàng đầu cả nước về truyền máu và huyết học. Ngoài phục vụ khám chữa bệnh, nơi này còn phát triển hai lĩnh vực là ngân hàng máu và ngân hàng tế bào gốc.

Lê Phương

Video liên quan

Chủ Đề