Bé bú ít ngủ nhiều có tốt không

Ăn và ngủ là hai hoạt động chính ở trẻ sơ sinh. Vậy trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều là bất thường hay bình thường? Mẹ có thể làm gì để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con? Hãy cùng tìm hiểu ngay vấn đề này qua bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều

Trẻ sơ sinh có thời gian ngủ nhiều [có thể tới 12-20 giờ mỗi ngày]. Điều này cần thiết cho sự phát triển của con. Tuy nhiên một số trường hợp trẻ kèm theo biểu hiện khác thường, không ăn hay có những đau đớn nào khác cần đặc biệt lưu tâm.

Sau đây là 6 nguyên nhân chủ yếu dẫn tới trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều.

1.1. Trẻ sơ sinh có bước phát triển vượt bậc về nhận thức

Trong các giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt, cơ thể trẻ cần sử dụng năng lượng và cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Các bước phát triển này có thể rơi vào tuần thứ 4-5, tuần 8-9, tuần 12, tuần 19 của giai đoạn sơ sinh.

Trước khi bắt đầu một giai đoạn mới, trẻ thường ăn nhiều hơn trong vài ngày để nạp đủ calo cần cho sự tăng trưởng. Những ngày sau đó, bé chuyển qua ăn ít hơn hẳn. Điều này làm nhiều mẹ nghĩ rằng trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều.

Nhưng thực ra, bé đã có đủ dinh dưỡng nạp vào từ trước. Lúc ngủ, cơ thể bé sẽ chuyển hóa những chất dinh dưỡng đó để hoàn thiện và phát triển các cơ quan.

Các chu kỳ phát triển ở trẻ sơ sinh sẽ không kéo dài lâu. Nếu bé chỉ đơn giản là đổi giờ bú, hoặc bỏ lỡ 1,2 cữ bú, mẹ hãy yên tâm theo dõi và sẵn sàng cho con bú bất kỳ khi nào con muốn.

Trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều là dấu hiệu cho một sự phát triển vượt bậc của con

1.2. Trẻ sơ sinh bị ốm thường bú ít ngủ nhiều

Khi bị ốm, trẻ có xu hướng ngủ nhiều hơn. Giấc ngủ giúp các tế bào miễn dịch như bạch cầu lympho tiêu diệt vi khuẩn, virus dễ dàng hơn. Ngủ đủ giấc cũng giúp điều hòa hoạt động xuất các cytokine gây viêm.

Hãy để con ngủ nhiều hơn khi ốm để cơ thể bé chống lại tác nhân gây bệnh.

Khi ốm, trẻ thường mệt mỏi. Hoạt động của hệ tiêu hóa bị gián đoạn nên đồng thời cũng xuất hiện biểu hiện biếng ăn. Đặc biệt, nếu trẻ bị viêm đường hô hấp trên, việc sưng đau sẽ khiến bé từ chối bú mẹ.

Ốm sốt khiến trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều

Việc con ốm nhưng lại không chịu ăn khiến nhiều mẹ lo lắng. Tuy nhiên, hãy kiên nhẫn, sau khi điều trị khỏi bệnh lý, con sẽ ăn uống và sinh hoạt như bình thường.

Mẹ có thể hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng các biện pháp đơn giản như giữ ấm và vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý.

Men vi sinh cũng được chuyên gia khuyên dùng trong giai đoạn này để đảm bảo con hấp thu tốt, tăng cường sức khỏe đường ruột từ đó tăng cường hệ miễn dịch.

1.3. Do trẻ sơ sinh mới tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng thường có tình trạng trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều, có thể kèm theo sốt, quấy khóc. Nguyên nhân là do vaccine có cấu trúc gần giống với virus gây bệnh.

Sau tiêm, cơ thể bé kích thích sản xuất các kháng thể có tác dụng bảo vệ trẻ lâu dài. Quá trình này tương tự như khi trẻ bị ốm.

Sau khi tiêm ngừa, hãy chăm sóc trẻ chu đáo hơn. Đặc biệt chú ý để con thoải mái, mặc quần áo nhẹ, thoáng khí, không bó chặt vào vết tiêm.

Các mẹ nên cho con bú thường xuyên để tích trữ các chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, sự ôm ấp và âu yếm của mẹ cũng khiến bé cảm thấy an toàn và yên tâm hơn trong giai đoạn khó khăn này.

1.4. Bé đang trong giai đoạn mọc răng

Mọc răng là một giai đoạn stress của con. Tương tự như khi bị ốm, trẻ sẽ ngủ nhiều hơn và ăn ít hơn trong khi mọc răng. Thêm vào đó, việc nướu bị sưng tấy, đau nhức làm bé từ chối bú do khó chịu mỗi khi ăn.

Mẹ cần phân biệt bé đang mọc răng với các bệnh lý khác qua các dấu hiệu điển hình:

– Từ chối ăn

– Xoa má và kéo tai

– Phát ban quanh miệng

– Chảy nhiều nước dãi

– Hay nhai, cắn

– Ngủ nhiều hơn hoặc thức dậy thường xuyên hơn

Trong quá trình mọc răng, mẹ nên giữ vệ sinh khoang miệng cho bé bằng khăn gạc sạch và dung dịch nước muối sinh lý.

Việc nhẹ nhàng xoa nướu cho con bằng ngón tay của bạn và khăn sạch cũng giúp giảm đau cho bé. Để đảm bảo con có đủ dinh dưỡng, hãy tăng cữ bú mỗi ngày cho con.

Trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều trong giai đoạn mọc răng

1.5. Trẻ nhận được dinh dưỡng từ thức ăn dặm

Nhiều trẻ bỏ bú khi mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Đồ ăn dặm thường khiến trẻ cảm thấy no lâu hơn và thích thú hơn sữa mẹ. Tuy nhiên, trẻ cần thời gian làm quen với lượng thức ăn mới này.

Đường ruột trẻ không thể hấp thu hoàn toàn dinh dưỡng từ đồ ăn dặm. Kết quả là con ăn dặm tốt nhưng bỏ bú, cân nặng không tăng, trẻ còi xương chậm lớn.

Giai đoạn này trẻ cũng ngủ đêm nhiều hơn [tổng thời gian ngủ lên tới 11h]. Trẻ có khả năng ngủ xuyên đêm mà không cần dậy bú. Đây là điều bình thường khi con đang thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ.

Tình trạng này không đáng lo nên chỉ cần điều chỉnh lại nhịp ăn ngủ của con. Cắt hẳn nhịp ăn đêm và chia nhỏ lượng ăn dặm sẽ giúp bé bú nhiều hơn trong mỗi lần bú. Mẹ có thể hỗ trợ đường ruột con bằng việc sử dụng men vi sinh đa chủng để hấp thu tốt hơn dinh dưỡng từ đồ ăn dặm. Việc cải thiện hệ tiêu hóa cũng giúp con ăn ngon hơn và ăn được nhiều hơn.

Men vi sinh 10 chủng Bioamicus Complete  tự hào là giải pháp toàn diện cho các vấn đề tiêu hóa ở trẻ. Các chủng lợi khuẩn được chứng mình là an toàn và hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề tiêu hóa của trẻ. Sản phẩm giúp bé ăn ngon, hấp thu tốt, dùng được cho cả trẻ sơ sinh.

1.6. Do mẹ bị tiểu đường thai kì khi mang thai

Khi mang thai bé, nếu mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến việc ăn ngủ ở trẻ sơ sinh. Do ở những trẻ này, ngay sau khi sinh có lượng đường trong máu thấp.

Điều này khiến cơ thể bé tăng tiết insulin quá mức dẫn đến rối loạn chức năng gan, tụy, vàng da hoặc bất dung nạp đường ở trẻ sơ sinh.

Hệ quả là trẻ sơ sinh ngủ li bì, lười ăn, mệt lả và thiếu dưỡng chất.

Tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ mới sinh nặng trên 4kg. Các biểu hiện thường âm thầm khó phát hiện. Diễn biến kéo dài trong vòng vài tháng hoặc lâu hơn.

Nếu gặp trường hợp này hãy đưa bé đến gặp chuyên gia ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời

Với mỗi nguyên nhân sẽ có những giai pháp khác nhau, có nên cho trẻ uống thuốc kích ăn không, hay đưa bé đi gặp bác sĩ, hãy tiếp tục theo dõi trong phần tiếp theo mẹ nhé.

Chủ Đề