bao nhiêu ngày kể từ 1/6/2022

Luật Xử lý vi phạm hành chính [VPHC] năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý VPHC năm 2020 [gọi tắt Luật Xử lý VPHC], đối với sự việc giản đơn, không cần xác minh thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 7 ngày. Đối với các sự việc có nhiều tình tiết phức tạp phải xác minh thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày.

Người dân xã Phú Cường [H.Định Quán] thắc mắc một số vấn đề bất cập của việc xử phạt vi phạm hành chính tại buổi tư vấn pháp luật do Hội Luật gia tỉnh tổ chức. Ảnh: Đoàn Phú

Đồng thời, luật còn cho phép gia hạn thêm từ 30-60 ngày đối với sự việc có nhiều tình tiết phức tạp, phải xác minh, vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ.

* Còn bất cập giữa quy định và thực tế

Ông Phạm Nguyễn [ngụ xã Phú Cường, H.Định Quán] trình bày, ngày 1-6-2020, ông điều khiển ô tô chạy quá tốc độ [cho phép chạy 60 km/giờ nhưng ông chạy 80 km/giờ] bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt vi phạm và tạm giữ giấy phép lái xe.

Do cần xác minh làm rõ một số tình tiết liên quan, đến ngày 1-7-2020, cơ quan thẩm quyền mới ra quyết định xử phạt tiền và áp dụng hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe của ông trong thời hạn 2 tháng [60 ngày]. Vì quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký [tức ngày 1-7-2020], nhưng thực tế giấy phép lái xe của ông bị cảnh sát giao thông thu giữ khi lập biên bản vi phạm từ ngày 1-6-2020 [trước đó 1 tháng/30 ngày]. Như vậy, thực tế thời gian bị tước giấy phép của ông là 3 tháng [90 ngày], vượt thời gian luật định về áp dụng thời hạn trong hình phạt bổ sung. Như vậy, có đúng quy định của Luật Xử lý VPHC không?

Luật sư Nguyễn Đức [Hội Luật gia tỉnh] cho hay, đúng là quy định và thực tế vẫn còn điều bất cập. Nhất là đối với trường hợp bị xử phạt hành chính về tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thì thực tế người vi phạm bị tước quyền này trong thời gian nhiều hơn luật định.

Có sự chênh lệch về thời gian như trên là do sau khi lập biên bản VPHC, luật quy định người vi phạm có thời gian 5 ngày để giải trình đến người có thẩm quyền xử phạt. Nếu không có giải trình hoặc xác minh thì trong hạn 7 ngày, tức tới ngày thứ 7, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt và hiệu lực của hình phạt được tính kể từ ngày ký văn bản. Trong trường hợp có tình tiết phức tạp cần xác minh làm rõ thì thời gian bị tước giấy phép lái xe còn có thể bị kéo dài đến 2 tháng sau, khi có quyết định mới được tính thời hạn chấp hành từ ngày ký văn bản.

Cũng theo luật sư Nguyễn Đức, điều bất cập ở đây là trong thời gian người vi phạm giải trình hoặc thời gian cơ quan chức năng xác minh [từ 7 ngày tới 2 tháng] thì người VPHC được xem như chưa bị xử phạt, nhưng liệu họ vẫn được hoạt động lái xe hay không? Trường hợp họ tiếp tục lái xe và gặp cảnh sát giao thông yêu cầu xuất trình giấy phép lái xe thì đương nhiên người lái xe phải sử dụng biên bản VPHC trước đó để chứng minh mình có giấy phép lái xe nhưng bị công an tạm giữ, liệu có được chấp nhận hay không? Bởi vì, biên bản VPHC của công an lập không có ghi: Biên bản VPHC này có giá trị sử dụng thay thế cho giấy phép lái xe bị tạm giữ hoặc chưa thấy văn bản nào hướng dẫn Biên bản VPHC này có giá trị sử dụng thay thế cho giấy phép lái xe bị tạm giữ cả.

Luật sư Nguyễn Đức [Hội Luật gia tỉnh] cho hay, trong những chế định pháp lý hiện hành chưa có quy định, quy phạm nào định nghĩa hay giải thích cụ thể thuật ngữ thời hạn và áp dụng thời hạn trong quan hệ xử lý VPHC cũng như quan hệ pháp luật khác. Tuy vậy, về nhận thức thì khi áp dụng pháp luật mọi người đều thống nhất khái niệm thời hạn là một khoảng cách thời gian nhất định, trong đó có thời điểm bắt đầu và có thời điểm kết thúc. Dù vậy, thuật ngữ này dễ gây nhầm lẫn về nội hàm ước định khi áp dụng vào quyết định xử phạt hành chính nên dẫn tới việc người bị xử lý thắc mắc là điều khó tránh khỏi.

* Thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính

Tại buổi tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho cán bộ, người dân ở xã Mã Đà [H.Vĩnh Cửu] vào cuối tháng 11-2021, ông N.V.H. [cán bộ xã Mã Đà] thắc mắc, theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 66 Luật Xử lý VPHC, đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 7 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản VPHC. Vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản VPHC. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều địa phương áp dụng thời hạn ra quyết định xử phạt lúc thì 7 ngày, khi 10 ngày đối với vụ việc phải chuyển hồ sơ cho người hoặc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Như vậy có đúng không?

Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Phan Văn Châu giải thích, pháp luật cho phép người có thẩm quyền xử phạt VPHC ra quyết định xử phạt người có hành vi VPHC trong khoảng thời hạn từ 1-7 ngày kể từ khi lập biên bản cho tới khi ra quyết định xử phạt. Còn đối với trường hợp người có thẩm quyền lập biên bản nhưng không có thẩm quyền xử phạt buộc phải chuyển hồ sơ cho người, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt trong khoảng từ 1-10 ngày. Do đó, khi người có thẩm quyền lập biên bản nhưng không có thẩm quyền ra quyết định xử phạt buộc phải chuyển hồ sơ cho người, cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt trong thời gian 7 ngày, 10 ngày hoặc ít hơn cũng không có gì sai, bất nhất, tùy tiện. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 63 của Luật Xử lý VPHC về chuyển hồ sơ vụ VPHC. Nghĩa là, thời hạn ra quyết định xử phạt VPHC là 30 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định quy định tại Khoản 1, Điều 63 kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trong trường hợp cần xác minh thêm quy định tại Khoản 2, Điều 63 thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày - luật gia Phan Văn Châu nói.

Cũng theo 2 Điểm b và c, Khoản 1, Điều 66 Luật Xử lý VPHC, thời hạn ra quyết định xử phạt VPHC đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 1 tháng [kể từ ngày lập biên bản VPHC]. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 66 mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 2 tháng, kể từ ngày lập biên bản VPHC.

Đoàn Phú

Video liên quan

Chủ Đề