Bảo hiểm bãi ngang 2023

Với lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế [BHYT] toàn dân, nhóm học sinh, sinh viên [HSSV] được đặc biệt quan tâm và tiếp tục được lựa chọn là nhóm cần sớm được bao phủ BHYT.

Ngân sách hỗ trợ mức đóng

Theo Khoản 4, Điều 12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT và Điều 4, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định HSSV thuộc nhóm do ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng không thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình. Trong năm học 2022 - 2023, mức đóng BHYT của HSSV không có sự thay đổi so với năm học trước. Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở [trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, HSSV tự đóng 70%]. Cụ thể, mức đóng = 4,5% x 1.490.000 đồng x 12 tháng = 804.600 đồng/năm. Trong đó, số tiền HSSV thực đóng là 563.220 đồng/năm [do đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng].

Đặc biệt, ngoài việc được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHYT HSSV, để đạt mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT trong năm học 2022-2023, một số tỉnh, thành phố tiếp tục hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho HSSV từ ngân sách địa phương. Do đó, số tiền thực đóng BHYT của mỗi HSSV tiếp tục được giảm.

Thẻ bảo hiểm y tế [ảnh minh họa]

Trường hợp khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến, HSSV được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT, nếu tổng chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở [tương đương 223.500 đồng], khám chữa bệnh tại tuyến xã [trạm y tế xã, phường, thị trấn], có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở [tương đương 8.940.000 đồng]. HSSV được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT, phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám chữa bệnh.

Trường hợp khám chữa bệnh BHYT không đúng tuyến, HSSV hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương, 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, 100% chi phí khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú tại bệnh viện tuyến huyện.

HSSV tham gia BHYT không chỉ được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, chi phí lớn khi không may ốm đau, bệnh tật, giúp gia đình các em giảm bớt gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh, mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của các em và gia đình trong việc chia sẻ rủi ro với cộng đồng.

Các tiện ích

Thẻ BHYT được cấp mới hoặc gia hạn hàng năm cho HS của cơ sở giáo dục phổ thông. Trong đó, HS lớp 1, giá trị sử dụng thẻ BHYT bắt đầu từ ngày 1/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học. HS lớp 12 thì thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm học.

Thẻ BHYT được cấp mới hoặc gia hạn hàng năm cho HSSV của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục dạy nghề. Với SV năm thứ nhất của khóa học, thẻ có giá trị sử dụng từ khi nhập học, trừ trường hợp thẻ của HS lớp 12 đang còn giá trị sử dụng. Với SV năm cuối của khóa học, thẻ BHYT có giá trị đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học. Giá trị sử dụng của thẻ BHYT tương ứng với số tiền đóng BHYT theo số tháng đã tham gia của HSSV.

HSSV và phụ huynh có thể tự tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT theo các cách sau: Truy cập vào Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam tại địa chỉ sau: //baohiemxahoi.gov.vn/tr... bhyt.aspx; nhắn tin theo cú pháp: BH THE “Mã thẻ BHYT” gửi 8079; gọi điện đến tổng đài 1900.9068 của BHXH Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ. Cài đặt và sử dụng ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” để theo dõi quá trình đóng - hưởng BHYT của bản thân; cập nhật các thông tin về chính sách BHYT; thực hiện một số dịch vụ công của ngành BHXH Việt Nam liên quan tới lĩnh vực BHYT. Một trong những giải pháp được ngành BHXH Việt Nam chú trọng là cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT tạo thuận lợi cho HSSV như: sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” hoặc thẻ căn cước công dân gắn chíp thay cho thẻ BHYT giấy để đi khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở điều trị. Qua đó, giúp HSSV tiết kiệm thời gian khi đi khám chữa bệnh, không còn lo thủ tục khám chữa bệnh gặp khó khăn khi mất, hay hỏng thẻ BHYT giấy.

T. MINH

[TBTCO] - Người dân tại các xã khu vực bãi ngang là đối tượng được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Tại Bến Tre, dù có tới hơn 20 xã thuộc danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, nhưng trong thời gian chờ Thủ tướng phê duyệt danh sách giai đoạn mới, không được trợ cấp từ ngân sách, số người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được duy trì tốt theo hình thức tự nguyện.

Người dân chủ động tham gia bảo hiểm y tế

Theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 - 2020 [Quyết định số 131], từ ngày 1/1/2022, người dân tại 29 xã của tỉnh Bến Tre không còn được hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế [BHYT] miễn phí.

Tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế cho người dân tại Bến Tre.

Tuy nhiên, tính đến đầu tháng 3/2022, trong thời gian chờ phê duyệt xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 [theo Quyết định số 353/QĐ-TTg], toàn tỉnh đã có hơn 50% các xã bãi ngang, tương đương hơn 100 nghìn người dân chủ động tiếp tục tham gia BHYT hộ gia đình để duy trì thời gian sử dụng thẻ BHYT cho việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Có thể thấy, giá trị của tấm thẻ BHYT đã được người dân ghi nhận và tự chủ động tham gia, không còn thói quen thụ động hay tâm lý trông chờ sự bao cấp của Nhà nước như trước.

Trước đây, chị Nguyễn Thị Tú Trinh [xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri] được cấp thẻ BHYT miễn phí theo chính sách BHYT đối với các xã bãi ngang. Tuy nhiên, đến ngày 1/1/2022 việc cấp thẻ BHYT miễn phí đối với người dân các xã bãi ngang theo Quyết định số 131 của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực, nên người dân xã Bảo Thuận tạm thời không còn thuộc diện được hưởng chính sách này. Trong thời gian chờ được phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã nghèo, các xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoan 2021 - 2025, gia đình chị Trinh đã chủ động tiếp tục đóng tiền tham gia BHYT để không bị gián đoạn quyền lợi.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 353/QĐ-TTg phê duyệt danh sách 74 huyện nghèo thuộc 26 tỉnh, 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc 12 tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tỉnh Bến Tre có 21 xã đặc biệt khó khăn. Thời gian tới, người dân xã Bảo Thuận sẽ tiếp tục được cấp thẻ BHYT miễn phí. Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ này, chị Trinh rất vui mừng. Tuy nhiên, chị Trinh cũng cho biết, ngay cả trong trường hợp phải tự tham gia BHYT thì cũng là cách góp phần thúc đẩy những người dân như chị nỗ lực tích góp, thêm tự tin khi có thể tự chuẩn bị một chỗ dựa như tấm thẻ BHYT để đảm bảo được việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Đảm bảo an sinh cho người dân

Bảo hiểm xã hội [BHXH] tỉnh Bến Tre cho biết, việc bao cấp thẻ BHYT tại các xã bãi ngang thời gian vừa qua góp phần giúp cho tỷ lệ tham gia BHYT toàn tỉnh ở mức cao. Tuy nhiên, đến cuối năm 2020, Quyết định số 131 hết hiệu lực, một số người đang được cấp thẻ BHYT tại các xã bãi ngang trở thành diện vận động tham gia BHYT theo hộ gia đình. Để đảm bảo thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, duy trì và đẩy mạnh phát triển bền vững các nhóm người đã và đang tham gia BHYT, BHXH tỉnh Bến Tre đã chủ động báo cáo, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt đề án “Phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình tại các xã bãi ngang trên địa bàn tỉnh Bến Tre” và đã triển khai thực hiện hiệu quả vào quý IV/2020 đến đầu năm 2021 cho đến khi Quyết định số 131 tiếp tục được thực hiện từ tháng 3/2021 - 12/2021.

Kể từ ngày 1/1/2022, người dân các xã bãi ngang không còn được cấp thẻ BHYT miễn phí. Để quyền lợi BHYT cho người dân sinh sống tại các xã bãi ngang không bị gián đoạn, góp phần duy trì, phát triển tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn, BHXH tỉnh đã tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình truyền thông theo đề án “Phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình tại các xã bãi ngang trên địa bàn tỉnh Bến Tre”. Kết quả sau hơn 2 tháng quyết liệt triển khai, cơ quan BHXH đã cấp thẻ BHYT cho 107 nghìn người/219 nghìn người [đạt 48,62%] tham gia BHYT.

Ông Dương Văn Thắng - Giám đốc BHXH tỉnh Bến Tre cho biết, nhận thức của người dân tỉnh Bến Tre về lợi ích của chính sách BHYT đã được nâng cao, nên tỷ lệ tham gia BHYT trên địa bàn ngày càng tăng. Tốc độ gia tăng số người tham gia BHYT bình quân giai đoạn 2013 - 2021 khoảng 7,7%, trong đó BHYT hộ gia đình tăng trung bình hàng năm khoảng 16%.

Cũng theo ông Thắng, để luôn đảm bảo tốt quyền lợi cho người tham gia BHYT, thời gian qua, cơ quan BHXH và y tế đã phối hợp rất tích cực. Cùng với sự thuận lợi, linh hoạt của chính sách, pháp luật về BHYT như việc mở rộng quyền lợi của người tham gia BHYT, việc thông tuyến BHYT giúp việc khám chữa bệnh của người dân tiện lợi hơn nhiều, thì công tác phục vụ đón tiếp, chi trả quyền lợi BHYT cho người tham gia hiện đã được cải cách theo hướng rất thông thoáng.

Nhiều bệnh nhân được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán hàng tỷ đồng

Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Bến Tre, hiện toàn tỉnh có gần 1,2 triệu người tham gia bảo hiểm y tế [BHYT]. Trong năm 2021, tỉnh có khoảng 1,6 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT, quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh khoảng 674 tỷ đồng. Một số bệnh nhân của tỉnh được quỹ BHYT thanh toán với chi phí cao như: bệnh nhân P.T.B [sinh năm 1997], có địa chỉ tại An Bình Tây, Ba Tri, được quỹ BHYT thanh toán khám chữa bệnh BHYT trên 5,68 tỷ đồng; bệnh nhân P.C.T [sinh năm 1959], địa chỉ Thành Triệu, Châu Thành, được quỹ BHYT thanh toán 1,4 tỷ đồng.

Chủ Đề