Bành đậu xanh hải dương để dc bao lâu

Bánh đậu xanh được coi là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hải Dương. Từ lâu bánh đậu xanh đã trở thành món quà thơm thảo của người Hải Dương dành tặng bạn bè bốn phương. Dù là trẻ con hay người già lớn tuổi thì bánh đậu xanh cũng đã đi qua tuổi thơ của mỗi người bằng những hương vị lưu giữ đáng nhớ nhất. Với thứ bánh ngon tuyệt hảo này mà mỗi lần đi du lịch, dù chỉ là đi qua, ai nấy cũng phải ghé mua về làm quà biếu người thân bạn bè, bình dị mà ấm áp tình thương.


Lịch sử truyền thuyết bánh đậu xanh ít ai biết!

Mỗi thứ đặc sản không chỉ mang trong mình văn hóa vùng miền, đức tính của người lao động mà còn lưu dấu lịch sử của nhiều thế hệ con người nơi đó. Chiếc bánh giản dị này cũng có một lịch sử phát triển đáng để chúng ta tìm hiểu. 

Một lần, vua Bảo Đại kinh lý qua Trấn Hải Dương, đã được nhân dân nơi đây dâng lên một loại bánh làm từ đỗ xanh. Vua ăn thấy rất ngon và khen ngợi hết lời. Bánh có hương vị nhẹ nhàng, ngọt, mịn và rất phù hợp khi uống trà. Bảo Đại sau khi về cung đã ban sắc lệnh khen bánh Đậu xanh Hải Dương. Trên sắc có in hình “Rồng Vàng” - biểu tượng Uy quyền của vua. Kể từ đó bánh Đậu xanh Hải Dương có tên mới là: "Bánh đậu xanh Rồng Vàng". Cho đến nay, cái tên này vẫn là thương hiệu riêng để phân biệt với các loại bánh Đậu xanh ở các tỉnh khác. Một chiếc bánh Đậu xanh Rồng vàng được làm ra có thể coi là một kỳ công, kết quả của một nghệ thuật ẩm thực điêu luyện. Qua cảm nhận của từng người thưởng thức, chắc hẳn mỗi người sẽ có một cảm nhận riêng cho từng thương hiệu, tuy vậy, bánh đậu xanh nhãn hiệu Rồng Vàng thực sự có nét tinh tế và phong vị cực khác biệt.
 

Bánh đậu xanh - Món quà tuổi thơ của bao thế hệ

Bánh đậu xanh thì ngọt lắm, nhưng trẻ con thì có đứa nào không mê ngọt, cảm giác đưa miếng bánh vào miệng, đè lưỡi cho bột bánh tan ra, thơm lừng, ngọt lịm, béo mềm mới đã làm sao. Còn người lớn, thường nhâm nhi bánh đậu xanh với trà. Miếng bánh đậu xanh mềm mịn thơm phức nhấm nháp cùng ly trà mạn nóng hổi cho buổi chuyện trò thêm phần thi vị. 

Bánh đậu xanh, nghe thôi cũng đã thấy nguyên liệu rất đơn giản và dân giã, có bột đậu xanh, đường kính, mỡ lợn hay dầu thực vật quện chút hương hoa bưởi cho dậy vị.  

Đỗ xanh dùng làm bánh phải được chọn lọc kỹ càng. Đỗ phải được phơi khô không được để mốc và không dùng đỗ xấu để làm bánh vì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng bánh. Đỗ sau khi phơi khô sẽ được đưa vào rang chín, sau khi đạt đến độ chín đều thì đem xay sau đó lọc bỏ vỏ, rồi nghiền thành bột. 

Bột đậu xanh này kết hợp với đường trắng tinh luyện cùng dầu thực vật, một chút hương hoa bưởi thơm cùng một số hương liệu khác để cho ra đời một chiếc bánh có thể làm đẹp lòng và hợp khẩu vị với mọi lứa tuổi.

Đơn giản thế thôi nhưng phải nói, những chiếc bánh đậu xanh Hải Dương này khác biệt rất nhiều so với những miếng bánh đậu xanh từ nơi khác. Hương vị cổ truyền với bàn tay khéo léo, sự tỉ mẩn chỉn thu của người nghệ nhân đã tạo ra những chiếc bánh đậu xanh hảo hạng mà chỉ Hải Dương mới có.

Món quà dung dị, tốt cho sức khỏe 

 Bánh đậu xanh Hải Dương được chứng nhận là loại bánh có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thích hợp cho mọi lứa tuổi nhất là người già và trẻ em. Bánh có tác dụng giảm béo đối với những người trung niên, giảm Cholesterol và mỡ trong máu, cũng như đề phòng các bệnh xơ cứng động mạch ở người cao tuổi. 

Theo Đông y: Đậu xanh tính bình, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… rất tốt cho cơ thể con người, đặc biệt là người mới ốm dậy. Do tính chất tốt của đậu xanh như vậy, cùng với sự thanh tịnh của bánh mà bánh đậu xanh không chỉ được dùng làm quà cho người thân, bạn bè mà còn dùng để thờ cúng tổ tiên vào những ngày lễ Tết. 

Rất nhiều người Việt nói chung và người Hải Dương sống ở nước ngoài, mỗi lần về thăm quê đều không quên mang theo mấy hộp bánh đậu xanh làm quà khi quay trở lại xứ người. Chút hương vị nhẹ nhàng của chiếc bánh đậu xanh giản dị đã làm ấm lòng người xa xứ. Bánh Đậu xanh có thể ăn ở mọi lúc, nhưng sẽ thật thú vị và thật ngon khi ăn bánh với một tách trà nóng. Khi cho bánh vào miệng, lập tức bánh tan mịn và có hương vị ngọt hài hòa.

Đáng nhớ biết bao là hình ảnh các cụ già ngồi bên cạnh bạn tâm giao vừa trò chuyện, ngâm thơ vừa uống trà, ăn bánh và ríu rít vây xung quanh là đàn cháu đang vui sướng vì được chia phần. Bánh đậu xanh thật sự có ý nghĩa như là một vật gắn kết các thế hệ trong gia đình và tuổi thơ của mọi thế hệ người Việt.

Luôn nằm trong danh sách những món bánh đặc sản của người dân Bắc bộ, bánh đậu xanh Hải Dương, bánh phu thê Bắc Ninh hay bánh cốm Hàng Than Hà Nội,.... đều là những thức quà mộc mạc và tinh tế, không chỉ trong cách làm ra chúng, cách ăn mà còn là cách để bày tỏ lòng yêu thương với người thân. Đến với những tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thứ bạn không thể không mang về có lẽ đáng nói nhất là những thức quà tuyệt vời kia.

Nhắc đến Hải Dương, chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ đến bánh đậu xanh. Bởi loại bánh này đã xuất hiện từ lâu, trải qua nhiều năm tháng, qua những thăng trầm, qua nhiều đổi thay nhưng bánh đậu xanh Hải Dương vẫn giữ được sự yêu mến nhất định trong lòng mỗi người. Loại bánh này thường được lựa chọn để làm quà trao tay nhau vào ngày tết, bánh này khi ăn kèm với nước trà đắng rất phù hợp. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp cho những bạn yêu thích bánh đậu xanh tìm hiểu thêm về loại bánh này nhé!

Giới thiệu về bánh đậu xanh Hải Dương

Bánh đậu xanh xuất hiện chính xác từ bao giờ thì không mấy người biết được; nhưng thói quen mua bánh đậu xanh về làm quà mỗi khi có dịp đến Hải Dương thì đã tồn tại từ lâu.

Những người con xa xứ đều nhớ mãi, khó có thể quên được hương vị đặc trưng của bánh đậu xanh. Chính vì thế nên nếu dịp ghé qua Hải Dương, bất kỳ ai cũng phải nếm thử chút hương vị này hay mua về làm quà.

Hiện nay, TP. Hải Dương có khoảng 40 cơ sở làm bánh đậu xanh, cho sản lượng khoảng 13.000 tấn mỗi năm. Sản phẩm được tiêu thụ trong nước; và xuất khẩu đi Trung Quốc, châu Âu.

Ý nghĩa hình rồng vàng trên hộp bánh đậu xanh Hải Dương

Theo truyền thuyết được truyền lại, trong một lần vua Bảo Đại kinh lý qua Trấn Hải Dương, đã được người dân xứ này dâng lên; một loại bánh được làm từ đỗ xanh. Nhà Vua ăn thấy rất ngon; và hết lời khen ngợi; bởi hương vị nhẹ nhàng, thanh ngọt, mịn và đặc biệt khi uống kèm trà thì vô cùng tuyệt vời. Do đó, sau khi về cung; Vua Bảo Đại đã ban sắc lệnh ngợi khen bánh Đậu xanh Hải Dương. Trên sắc có in hình “Rồng Vàng” – biểu tượng Uy quyền của vua. Từ đó đến nay, mới có tên gọi “Bánh Đậu xanh Rồng vàng”.

Quy trình làm bánh đậu xanh Hải Dương

Nguyên liệu làm bánh

Bánh đậu xanh Hải Dương được làm từ bột đậu xanh, đường, dầu ăn và tinh dầu hoa bưởi. Các nguyên liệu này đều được chọn lọc cẩn thận; và chế biến theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Giúp đảm bảo hương vị nguyên chất của bánh. Bánh đậu thường được thưởng thức khi dùng với nước chè. Sẽ tạo nên hương vị đậm đà, thanh ngọt, khiến cho người ăn có cảm giác thư thái.

Để tạo nên những chiếc bánh đậu xanh thơm ngon, người làm phải chọn được loại đậu xanh chất lượng, hạt mẩy, đều, bên trong vỏ có màu vàng. Ngày nay, khi sản xuất với số lượng lớn, người làm bánh phải chọn mua đậu xanh từ vùng Chí Linh, Hải Dương hoặc từ các tỉnh ngoài như; Bắc Ninh, đôi khi tận Gia Lai, Kon Tum.

Công đoạn làm bánh đậu xanh Hải Dương

Trước đây, đậu xanh phải rửa ít nhất 3 lần nước sạch, đổ vào nồi đun sôi kỹ, để nguội rồi mới cho vào chảo rang chín. Ngày nay, những công đoạn này; đều được làm bằng máy móc công nghiệp, giúp rút ngắn thời gian sản xuất.

Theo ông Nguyễn Đình Giang, một người làm bánh đậu xanh tại Hải Dương, rang là khâu quan trọng để tạo nên những chiếc bánh thơm ngon. Bởi, nếu rang cháy bánh sẽ bị khét, rang chưa tới thì đậu có mùi ngái. Đậu xanh sau khi rang được ủ một ngày rồi mới đưa ra tách vỏ và xay thành bột.

Bên cạnh đậu xanh, người làm bánh cần thêm nguyên liệu; là đường và dầu ăn để phối trộn với bột. Sau khi trộn, bột bánh được đưa ra ngoài ủ trong vòng 8-24 tiếng để đường, dầu và bột đậu hòa quyện với nhau rồi mới đưa ra máy cán. Theo ông Giang, làm như vậy bánh giúp tơi xốp; và tan nhanh trong miệng khi ăn.

Bột đậu xanh sau khi phối trộn; được công nhân dùng khuôn bánh định hình; rồi gói lại trong lớp giấy bạc. Đây là công đoạn được làm thủ công bằng tay bởi nó đòi hỏi sự khéo léo và cẩn thận.

Theo người làm bánh, cái quý và độc đáo của sản phẩm nằm ở những công đoạn tỉ mỉ như đỗ rang vàng đều, bột xay mịn. Trước kia, bánh đậu xanh không được gói trong giấy bạc, nhưng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển đi xa mà người làm nghĩ ra cách này để chống ẩm và bảo quản bánh được lâu hơn.

Thưởng thức

Bánh đậu xanh Hải Dương ăn có vị ngọt thanh, vừa bỏ vào miệng là tan biến ngay nhưng đủ để người ăn kịp thưởng thức được vị ngọt, béo và thơm thoang thoảng mùi hương hoa bưởi, đậu xanh của bánh khiến thôi thúc người ăn để tiếp tục mở những miếng bánh khác.

Để thưởng thức được trọn vẹn hương vị của bánh, có thể dùng thêm trà tàu hoặc chè xanh, vừa thư thái nhâm nhi, vừa tận hưởng cảm giác từng viên bánh tan đều trong miệng, thơm ngon, béo ngậy và vô cùng thanh mát.

Video liên quan

Chủ Đề