Bài tập trắc nghiệm Oxi Ozon Hóa 10

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A Oxi là một chất khí không màu, không mùi, hơi nặng hơn không khí.
  • B Oxi ít tan trong nước, oxi hóa lỏng khi bị nén ở áp suất thấp và nhiệt độ thấp.
  • C Oxi lỏng là một chất lỏng màu xanh nhạt, sôi ở -183oC.
  • D Oxi có dạng thù hình là ozon [O3].

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất vật lí của oxi.

Lời giải chi tiết:

A, C, D đúng

B sai vì oxi chỉ bị nén trong điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Hiện tượng quan sát được khi sục khí ozon vào dung dịch kali iotua [KI]

  • A Nếu nhúng giấy quỳ tím vào thì giấy quỳ chuyển sang màu xanh.
  • B Nếu nhúng giấy tẩm hồ tinh bột vào thì chuyển sang màu xanh.
  • C Có khí không màu, không mùi thoát ra.
  • D Tất cả các hiện tượng trên.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Viết PTHH từ đó nêu hiện tượng của phản ứng.

Lời giải chi tiết:

PTHH: O3  + 2 KI +  H2O → O2 ↑ + 2KOH  +  I2

A đúng vì dd thu được có KOH làm quỳ chuyển xanh

B đúng vì dung dịch thu được chứa I2 tạo với tinh bột hợp chất xanh tím

C đúng vì thoát ra O2 là khí không màu, không mùi

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Trong các cách dưới đây, cách nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

  • A Điện phân H2O.            
  • B Phân huỷ H2O2 với chất xúc tác là MnO2.
  • C Điện phân CuSO4.                                                 
  • D Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Lời giải chi tiết:

Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế O2 bằng cách phân hủy H2O2 với xt là MnO2:

 \[2{H_2}{O_2}\xrightarrow{{Mn{O_2}}}2{H_2}O + {O_2}\]

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Sản xuất oxi từ không khí bằng cách

  • A hoá lỏng không khí.                                            
  • B chưng cất không khí.
  • C chưng cất phân đoạn không khí.          
  • D chưng cất phân đoạn không khi lỏng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào phương pháp điều chế oxi trong công nghiệp.

Lời giải chi tiết:

Trong công nghiệp, người ta điều chế oxi bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Phản ứng không xảy ra là

  • A 2Mg + O2  → 2MgO.      
  • B C2H5OH + 3O2  →   2CO2 + 3H2O.
  • C 2Cl2 + 7O2   →  2Cl2O7.                        
  • D 4P + 5O2  →  2P2O5.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của oxi.

Lời giải chi tiết:

O2 không phản ứng trực tiếp với Cl2, F2

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Khí nào sau đây duy trì sự sống?

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

D

O2 Là khí duy trì sự sống , sự cháy . Động vật cần hô hấp để lấy oxy nuôi sống các tế bào

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Nguyên nhân nào sau đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả lâu ngày:

  • A

    ozon là một khí độc           

  • B

     ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi

  • C

    Ozon có tính tảy màu

  • D Ozon có tính chất oxi hóa mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi.

Đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Để nhận biết O2 và O3 ta không thể dùng chất nào?

  • A

    dung dịch KI trong hồ tinh bột                                         

  • B

    Ag

  • C PbS [đen]                                                                          
  • D đốt cháy cacbon

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

D

Đều oxy hóa C lên dạng cao nhất là CO2

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Phương pháp nào sau đây có thể dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm?

  • A

    Điện phân nước                                                                 

  • B

    Phân hủy H2O2 với xúc tác MnO2

  • C Điện phân dung dịch CuSO4                                             
  • D Chưng cất phân đoạn không khí lỏng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

B

2  H2O2  →   2  H2O+  O2

Trong phòng thí nghiệm cần chọn phương pháp đơn giải dễ thực hiện

A , C , D đều có thể sinh ra khí O2 nhưng cần các dụng cụ máy móc phức tạp mới có thể điều chế được

⭐Tổng hợp kiến thức môn Hóa 10 cung cấp cho các bạn học sinh kiến thức một cách tóm tắt, ngắn gọn và dễ hiểu và kèm theo đáp án về môn Hóa lớp 10. Tài liệu được biên soạn chi tiết, cẩn thận, dễ hiểu. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững kiến thức tổng quát đến hiểu chi tiết bài học, dễ hiểu để học tập tốt hơn và ôn thi cuối kì đạt kết quả tốt nhất.

Kiến Thức Edu xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 10: Oxi – Ozon có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 5 trang gồm 16 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Hóa 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Thành phần nguyên tử có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa học 10 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

– Số trang: 5 trang

– Số câu hỏi trắc nghiệm: 16 câu

– Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Oxi – Ozon có đáp án – Hóa học 10:

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10

Bài 1: Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là

A. Al    B. Fe    C. Cu    D. Ca

Đáp án: C

Chọn m = 32 gam nO2= 0,25.32/32 = 0,25 [mol]

Bảo toàn electron 32/X.n = 0,25.4 X = 32n n = 2; X = 64 [Cu]

Bài 2: Nhiệt phân hoàn toàn 31,6 gam KMnO4, thu được V lít O2 [đktc]. Giá trị của V là

A. 2,24    B. 1,12    C. 4,48    D. 8,96

Đáp án: A

nKMnO4 = 31,6/158 = 0,2 [mol]

2KMnO4 to → K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑

V = 0,1.22,4 = 2,24 [lít]

Bài 3: Thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp X gồm KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 152 gam. Khối lượng KCl trong 197 gam X là

A. 74,50 gam.    B. 13,75 gam.    C. 122,50 gam.    D. 37,25 gam.

Đáp án: A

Bảo toàn khối lượng: mO2 = 3 + 197 – 152 = 48 [gam]

nO2= 48/32 = 1,5 [mol]

2KClO3 to → 2KCl + 3O2 ↑

mKCl = 197 – 1.122,5 = 74,5 [gam]

Bài 4: Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3, tỉ khối hơi của X đối với H2 là 19,2. Đốt cháy hoàn toàn a mol khí CO cần 1 mol X. Giá trị của a là

A. 1,0 B. 2,0    C. 2,4    D. 2,6

Đáp án: C

MX = 19,2.2 = 38,4

nO2 + nO3=1 ; 32nO2 + 48nO3 =38

nO2 =0,6 ;nO3 = 0,4

CO + O → CO2  nCO = a = 2nO2 + 3nO3 = 2.0,6 + 3.0,4 = 2,4 [mol]

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam kim loại M [có hóa trị II không đổi trong hợp chất] trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 11,5 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 2,8 lít [đktc]. Kim loại M là

A. Be    B. Cu C.    Ca    D. Mg

Đáp án: D

nkhí = 2,8/22,4 = 0,125 [mol]

Bảo toàn khối lượng: mCl2 + mO2 = 11,5 – 3,6 = 7,9 [gam]

Bảo toàn electron:

2nM = 2nCl2 + 4nO2  2. [3,6/M] = 2. 0,1 + 4. 0,025 M = 24 [Mg]

Bài 6: Cặp chất nào sau đây không tác dụng được với nhau?

A. Ag và O3

B. CO và O2

C. Mg và O2

D. CO2 và O2

Đáp án: D

Bài 7: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

A. Khử trùng nước sinh hoạt.

B. Chữa sâu răng.

C. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.

D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Đáp án: D

Bài 8: Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây?

A. Ozon trơ về mặt hóa học.

B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.

C. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh.

D. Ozon không tác dụng được với nước.

Đáp án: C

Bài 9: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Khí oxi không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

B. Khí ozon màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng.

C. Ozon là một dạng thù hình của oxi, có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

D. Ozon và oxi đều được dùng để khử trùng nước sinh hoạt.

Đáp án: D

Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi [dư] thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi [đktc] đã tham gia phản ứng là

A. 17,92 lít.    B. 8,96 lít.    C. 11,20 lít.    D. 4,48 lít.

Đáp án: B

Bảo toàn khối lượng: nO2 = [30,2 – 17,4]/32 = 0,4 [mol]

V = 0,4. 22,4 = 8,96 [lít]

Bài 11: Nguyên tố oxi có số hiệu nguyên tử là 8. Vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. chu kì 3, nhóm VIA.

B. chu kì 2, nhóm VIA.

C. chu kì 3, nhóm IVA.

D. chu kì 2, nhóm IVA.

Đáp án: B

Bài 12: Tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố oxi là

A. tính oxi hóa mạnh.

B. tính khử mạnh.

C. tính oxi hóa yếu.

D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

Đáp án: A

Bài 13: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách

A. điện phân nước.

B. nhiệt phân Cu[NO3]2.

C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.

D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Đáp án: C

Bài 14: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với oxi là

A. Mg, Al, C, C2H5OH

B. Al, P, Cl2, CO

C. Au, C, S, CO

D. Fe, Pt, C, C2H5OH

Đáp án: A

Bài 15: Ở nhiệt độ thường

A. O2 không oxi hóa được Ag, O3 oxi hóa được Ag.

B. O2 oxi hóa được Ag, O3 không oxi hóa được Ag.

C. Cả O2 và O3 đều không oxi hóa được Ag.

D. Cả O2 và O3 đều oxi hóa được Ag.

Đáp án: A

Bài 16: Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A. KMnO4 to → K + Mn + 2O2

B. 2KClO3 to → 2KCl + 3O2

C. 2Ag + O3 → Ag2O + O2

D. C2H5OH + 3O2 to → 2CO2 + 3H2O

Đáp án: A

Tên bài học : Trắc nghiệm Oxi – Ozon có đáp án – Hóa học 10

Hóa Học có lượng kiến thức khổng lồ về cả lý thuyết lẫn bài tập. Đối với môn Hóa 10, các em sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không biết cách học phù hợp bởi chương trình ở THPT rất khác so với THCS không chỉ riêng môn Hóa. Sau đây Kiến Thức Edu  đã tìm hiểu và đúc kết ra các cách học giỏi môn Hóa lớp 10 dễ nhất qua các gợi ý liệt kê dưới đây!

Trên đây là những bước hướng dẫn để cho các em học tốt Hóa lớp 10 có câu có công mài sắc có ngày nên kim, nên các em cố gắng học sẽ gặt hái được thành công và các em sẽ đạt được những kết quả xứng đáng.

Video liên quan

Chủ Đề